DỊCH TỰ ĐỘNG LÀ TÊN GỌI CỦA ĐIỀU GÌ?
Tác giả: Caroline Rossi
Từ khi các hệ thống dịch tự động gọi là “neuronale” (dựa trên mạng nơ-ron) xuất hiện vào mùa thu năm 2016, dựa trên các kỹ thuật có nguồn gốc từ việc nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, viễn cảnh đưa máy tự động phục vụ người dịch đặt ra nhiều thắc mắc. Nhưng “trí tuệ này”, ta đã hình thành nó như thế nào?
“Tôi nghĩ chỉ riêng Sarkozy thôi thì không thể làm bạn chán nản. Vậy, điều làm bạn chán nản là thứ mà cái tên Sarkozy đại diện. Đó mới là điều khiến chúng ta ghi nhớ: sự xuất hiện của cái mang tên Sarkozy, bạn cảm nhận sự xuất hiện ấy như một cú đánh từ thứ đó, cái thứ có lẽ là bẩn thỉu mà cậu bé Sarkozy chỉ là kẻ phục vụ của nó.” Alain Badiou, De quoi Sarkozy est-il le nom? - Sarkozy là tên gọi của điều gì? - Lignes, 2007
Điều gì làm cho những người dịch chán nản? Để trả lời câu hỏi than ôi rất thời sự này, chuyên mục ngôn ngữ “Johnson” (la chronique linguistique “Johnson”) công bố ngày 27 tháng năm vừa qua (2017) trên tuần báo Anh The Economist nhận diện hai loại áp lực: một áp lực vật chất liên quan đến cạnh tranh quốc tế kéo theo một sự hạ thấp quan trọng các giá biểu, và một áp lực bổ sung xuất phát từ việc sử dụng từ nay được phổ quát hoá các công cụ dịch tự động ngày càng hoàn thiện, có khả năng thu hẹp công việc của người dịch vào việc trau chuốt nhanh chóng những văn bản mà người dịch này không viết ra. Nhưng có phải dịch tự động thực sự tạo nên một sự tìm kiếm về công nghệ mà không có mối liên quan với loại áp lực thứ nhất không?
Khi các nhà nghiên cứu hỏi những người dịch, những người này sẵn sàng nêu ra những “va chạm về nhận thức” liên quan đến sự phân đoạn thái quá các văn bản do công việc gây ra trong một môi trường dịch thuật có sự trợ giúp của máy tính (TAO). Để hiểu rõ hơn điều ấy có nghĩa gì, hiện nay có hai loại tiếp cận được ưu tiên. Một mặt, các cách tiếp cận nhận thức và tiện dụng vốn xem người dịch là trung tâm của các mối quan tâm. Những cách tiếp cận này tìm cách hiểu được những hậu quả của những cách thực hành mới ảnh hưởng đến việc dịch gọi là thực dụng (không mang tính văn chương) và tìm cách phân tích tất cả các nhân tố có ảnh hưởng đến công việc, đến sự thoải mái và bản sắc của những người dịch. Mặt khác, những cách tiếp cận dân tộc học chú tâm mô tả nhận thức và trải nghiệm chủ quan của những người dịch.
Tóm lại, những nhà nghiên cứu quan tâm đến những vấn đề này cho chúng ta biết rằng nếu từ nay việc sử dụng phổ biến những bộ nhớ về dịch thuật (cơ sở dữ liệu giúp lưu giữ trong trí nhớ những nội dung dịch thuật đã được thực hiện và nêu chúng trở lại khi ta gặp những đoạn văn tương tự) và sự tích hợp thông dụng của dịch tự động vào thiết bị làm việc của người dịch cho phép họ làm việc nhanh hơn và bảo đảm sự nhất quán về thuật ngữ và hành văn của văn bản dịch, những người dịch coi những yếu tố này như những nguồn gây thất vọng, vì việc sử dụng chúng hầu như luôn luôn gắn với những đòi hỏi về năng suất ngày càng tăng.
Có nên ngạc nhiên về những kết quả mâu thuẫn này không? Làm thế nào để giải thích trong một bối cảnh mà những tiến bộ công nghệ vô cùng nhanh, viễn cảnh đặt máy tự động phục vụ người dịch dường như vẫn còn xa vời? Câu hỏi được đặt ra một cách đặc biệt cấp thiết từ mùa thu năm 2016 với sự xuất hiện của những hệ thống dịch tự động mới gọi là “dựa trên mạng nơ-ron”, dựa trên những kỹ thuật có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Sơ đồ của công việc dịch với sự trợ giúp của máy tính