17.7.19

Pierre Bourdieu (1930-2002)

Pierre Bourdieu (1930-2002)

PIERRE BOURDIEU (1930-2002)

Nathalie Bulle-Schmidt
Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS), Paris
Sinh tại Denguin (Pyrénées-Atlantiques), cựu sinh viên Trường đại học sư phạm (ENS), thạc sĩ triết, Bourdieu từng dạy trung học tại các đại học Alger, Paris và Lille. Ông từng là giám đốc nghiên cứu tại Trường cao học các khoa học xã hội (EHESS) và giáo sư xã hội học tại Collège de France (1981).
Xã hội học của Bourdieu có những điểm neo ở Marx, Max Weber và Durkheim. Đây là một dạng văn hoá luận (culturaliste) của tư tưởng marxist. Những đối tượng của thế giới xã hội được giả định là do những cấu trúc quan hệ được các tác nhân xã hội nội hiện hoá xác định. Các tác nhân này kết hợp các đối tượng trên trong các cấu trúc tâm trí của mình thông qua văn hoá, nghĩa là qua trung gian của tất cả các hệ thống biểu tượng: ngôn ngữ, kiểu cách, hình dạng, phong thái và tất cả những dấu hiệu thể hiện các sở thích, ý tưởng và tình cảm. Do đó họ có thiên hướng cảm nhận thực tại xã hội là tự nhiên. Thế mà khuynh hướng tâm trí của họ gắn với những vị thế nhất định và với những lợi ích đặc biệt trong không gian xã hội. Cũng như đối với Freud, cá thể “không phải là trung tâm của bản thân”. Xã hội học phải bộc lộ ý nghĩa thật sự của hành động cá nhân vốn do các cấu trúc xã hội bên ngoài xác định. Trên điểm này, động cơ của hành động xã hội là các cuộc đấu tranh, không ý thức về đối tượng thật sự của chúng, về quyền lực và sự thống trị về những khác biệt và xếp hạng cấu thành các hệ thống biểu tượng.


Trong số những tác phẩm của nhà xã hội học, La reproduction (1970) tiên đề hoá hoạt động được cho là của hệ thống giáo dục, theo đó sự thể hiện những bất bình đẳng về di sản văn hoá thành những bất bình đẳng về tài năng đảm bảo cho việc chính đáng hoá những tương quan lực lượng xã hội và việc duy trì những khác biệt xã hội có trước đó; La distinction (1979) phát triển ý cho rằng thị hiếu và các cách thực hành văn hoá không thể hiện những phẩm chất tự nhiên hay khách quan mà thể hiện những đặc tính về mặt quan hệ của những điều kiện và vị thế xã hội sản sinh ra chúng; Homo academicus (1984) đề xuất một phân tích phê phán những quan hệ giữa hệ thống đại học và các cơ năng quyền lực ở Pháp.

Max Weber (1864-1920)
Lí thuyết của Bourdieu dựa trên một số khái niệm then chốt. “Không gian xã hội” gồm nhiều “trường” khác nhau hay “cấu hình những quan hệ khách quan giữa những vị trí” như hệ thống giáo dục, trường nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế, v.v.. Là những mảng không gian riêng của những hình thái lợi ích đặc biệt, các trường xã hội vận động theo những quy luật đặc thù và không thể rút gọn. Một “vốn” (kinh tế, văn hoá, xã hội, biểu tượng) tượng trưng cho “điều có hiệu quả trong một trường vừa là như vũ khí vừa là sự được mất của cuộc đấu tranh”. Khái niệm trung tâm “habitus”, hệ thống những thiên hướng hoạt động như “một khuôn mẫu những cảm nhận, đánh giá và hành động” tượng trưng cho cơ quan các cấu trúc bên trong của tính chủ quan với những cấu trúc xã hội bên ngoài. Thuộc tính “biểu tượng”, mượn của nhân học, dẫn đến phạm trù tổng quát hơn những biểu trưng. “Bạo lực biểu tượng” chỉ hiệu ứng kiểm duyệt cố hữu cho mọi hành động có xu hướng áp đặt những ý nghĩa.


Các công trình của Bourdieu từng tượng trưng cho một trong những hình thái có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa tân marxist trong nội bộ các khoa học xã hội vào cuối những năm 1960 và trong suốt những năm 1970.
· Les héritiers, les étudiants et la culture, Paris, Mouton, 1964 (cùng với J. C. Passeron); Le métier de sociologue, Paris, Mouton-Bordas, 1968 (cùng với J. C. Chamboredon và J. C. Passeron); La reproduction. Éléments pour une théorie du système d’enseignement, Paris, Minuit, 1970 (cùng với J. C. Passeron); La distinction. Critique sociale du jugement, Paris, Minuit, 1979; Le sens pratique, Paris, Minuit, 1980; Homo acamedicus, Paris, Minuit, 1984; Les règles de l’art. Genèse et structures du champ littéraire, Paris, Le Seuil, 1992; Raisons pratiques. Sur la théorie de l’action, Paris, Le Seuil, 1997.
Alexander J. C., La réduction: critiques de Bourdieu, Paris, Le Cerf, 2000 – Bourdieu P., Wacquant I. J. D., Réponses. Pour une anthropologie réflexive, Paris, Le Seuil, 1992 Pinto I. Pierre Bourdieu et la theorie du monde social, Paris, Albin Michel, 1998.  
® Nhân học và xã hội học; Giai cấp xã hội; Giáo dục; Phân tầng xã hội.
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: Dictionnaire de la pensée sociologique, Massimo Borlandi, Raymond Boudon, Mohamed Cherkaoui và Bernard Valade (chủ biên), 2005, Paris, PUF.
* * *

Pierre Bourdieu (1930-2002)

Dominique Merlié
Giáo sư Đại học Paris 8, Centre de sociologie européenne
Đối với thế hệ ông, chắc chắn rằng Pierre Bourdieu là nhà xã hội học Pháp được biết đến nhiều nhất ở nước ngoài. Tiểu sử ông là một trường hợp của tính cơ động xã hội bằng con đường học vấn: ông xuất thân từ một gia đình nông dân ở tỉnh Béarn tây nam nước Pháp, thi đỗ vào Trường đại học sư phạm (ENS) và kì thi tuyển thạc sĩ triết, với một sự nghiệp diễn ra ở các đại học Alger, Lille, Trường cao học các khoa học xã hội (EHESS) rồi Collège de France. Được đào tạo trong bối cảnh trí thức mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng học, chủ nghĩa Marx, phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc và truyền thống Pháp về lịch sử các khoa học và trong bối cảnh chính trị của cuộc chiến tranh Algérie.
Jean Claude Passeron (1930-)
Émile Durkheim (1858-1917)
Sự nghiệp khoa học của ông thuộc về những chuyên ngành đa dạng – trong đó có xã hội học về những cách thực hành kinh tế, xã hội học gia đình, xã hội học văn hoá, xã hội học về các nhà trí thức và thường mang tính tập thể (trong số những đồng tác giả của những tác phẩm đầu tiên của ông, ít nhất có thể kể Jean Claude Passeron) – có thể gây ấn tượng bởi khả năng bộc lộ những hình thức của vô thức tập thể cấu trúc hoá các quan hệ giai cấp (như phân tích “hệ tư tưởng quà tặng” trong hoạt động bình thường của định chế học đường). Phân tán trên nhiều vectơ khác nhau, thường được liên tiếp tái thiết kế mỗi khi trình bày lại, các công trình của ông dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm chính xác, kết hợp những công cụ khác nhau, từ quan sát nhân học đến điều tra bằng bảng câu hỏi, luôn bao gồm sự phản tư về vị trí của người quan sát.
Ảnh hưởng của ông còn do hoạt động hướng dẫn nghiên cứu (đặc biệt ở Trung tâm xã hội học châu Âu) và đào tạo, trực tiếp hoặc gián tiếp, các nhà nghiên cứu. Sự đào tạo này gắn với uy tín của ông đã khơi dậy những thiên hướng (đôi lúc bị thất vọng) vào một thời buổi mà bộ môn đang phát triển mạnh, đi cùng với việc sáng lập những tủ sách (đặc biệt bằng việc giới thiệu Goffman tại Pháp và việc phổ biến các tác phẩm của Durkheim và Mauss) và tạp chí (Actes de la recherche en sciences sociales, 1975 và Liber, 1989) cũng như sự quan tâm, thấy trực tiếp được trong những năm cuối đời, kết nối phân tích với một hoạt động tích cực nhằm biến đổi các quan hệ xã hội. Trên điểm này có thể đặt ông gần với khuôn mẫu mà cuộc đời Durkheim cung cấp: một nỗ lực để định chế hoá nghiên cứu xã hội học tập thể, có bản chất khoa học và vô vị lợi về mặt phương pháp, cho dù động cơ là những âu lo xã hội.
Chúng tôi khuyên các bạn mới tiếp cận ông bắt đầu bằng những tuyển tập, tham luận và phát biểu của ông, ít bị mã hoá bằng một ngôn ngữ bác học, hơn là những tác phẩm, thậm chí bằng những bức ảnh ông chụp ở Algérie, và đừng nhốt ông trước trong những tranh cãi siêu xã hội học vô bổ (phương pháp luận tổng thể/phương pháp luận cá thể) và trong vài ý niệm thường được các nhà bình luận nêu bật (tái sản xuất, sự phân biệt, vốn biểu tượng, habitus, trường, v.v.) mà tầm quan trọng chỉ nổi bật qua những cách vận dụng chúng trong các phân tích như là những thao tác kết nối chứ không phải là những thao tác có tính xác định hay quyết định.


· Sociologie de l’Algérie, Paris, PUF, 2001; (chủ biên), Travail et travailleurs en Algérie, Paris, Mouton, 1963 – Bourdieu P. & Saiyard A., Le déracinement. La crise de l’agriculture traditionnelle en Algérie, Paris, Mouton, 1977 – Bourdieu P. & Passeron J. C., Les héritiers, les étudiants et la culture, Paris, Mouton, 1964 – Bourdieu P. & Passeron J. C.,  Les étudiants et leur études, Paris, Mouton, 1964 – Bourdieu P. & Boltanski, Un art moyen. Essai sur les usages de la photographie, (1965), Paris, Minuit, 1974 – Bourdieu P., Darbel A. & Schnaffer D., L’amour de l’art. Les musées d’art et leur public, (1966), Paris, Minuit, 1974 – Bourdieu P., J. C. Chamboredon & Passeron J. C., Le métier de sociologue, EHESS, 2005 – Bourdieu P., Esquisse d’une théorie de la pratique, precédée de trois études d’ethnologie kabyle, (1972), Paris, Seuil, 2000 – Algérie. Structures économiques et structures temporelles, Paris, Minuit, 1977 – La distinction. Critique sociale du jugement, Paris, Minuit, 1979  Le sens pratique (1980), Paris, Minuit, 1989 – Questions de sociologie, (1980), Paris, Minuit, 2002 – LeVon sur la leVon, Paris, Minuit, 1982 – Ce que parler veut dire, (1982), Paris, Fayard, 1992 Homo acamedicus, Paris, Minuit, 1984 – Choses dites, Paris, Minuit, 1987 L’ontologie politique de Martin Heidegger, Paris, Minuit, 1988 –  La noblesse d’État. Grandes écoles et esprit de corps, Paris, Minuit, 1989 – Réponses. Pour une anthropologie réflexive, Paris, Seuil, 1992 Les règles de l’art. Genèse et structures du champ littéraire, Paris, Le Seuil, 1992 – (chủ biên), La misère du monde, Paris, Seuil, 1993 Bourdieu P. & Haacke H., Libre échange, trad. X.Douroux, Paris, Le Seuil, 1994 – Bourdieu P., Raisons pratiques. Sur la théorie de l’action, Paris, Le Seuil, 1997 – Sur la télévision, Paris, Raisons d’agir, 1996 – Méditations pascaliennes, (1997), Paris, Le Seuil, 2003 – Contre-feux, Paris, Raisons d’agir, 1998 – La domination masculine, Paris, Le Seuil, 1998 – Propos sur le champ politique, Lyon, Presses universitaires de Lyon, 2000 – Les structures sociales de l’économie, Paris, Le Seuil, 2000 – Contre-feux 2. Pour un mouvement social européen, Paris, Raisons d’agir, 2001 – Le bal des célibataires. Crise de la société en Béarn, Paris, Le Seuil, 2002 – Interventions (1981-2001). Sciences sociales et action politique, Marseille, Agone, 2002 Images d’Algérie, Arles, Actes Sud, 2003 –  Esquisse pour une auto-analyse, Paris, Raisons d’agir, 2004.
Delsault Y. & Rivière M-C., Bibliographie des travaux de Pierre Bourdieu, Le temps des cerises, 2002.
® Giai cấp xã hội; Giáo dục (Xã hội học); Habitus; Phương pháp luận cá thể và phương pháp luận tổng thể; Vốn xã hội.
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: Dictionnaire des sciences humaines, Sylvie Mesure và Patrick Sevidan (chủ biên), 2005, Paris, PUF.
----
Xem những bài có liên quan trên PTKT ở đây.
Print Friendly and PDF