25.10.21

Đây là cách AI có thể mở khóa tài năng tiềm ẩn trong môi trường làm việc

 

ĐÂY LÀ CÁCH AI CÓ THỂ MỞ KHÓA TÀI NĂNG TIỀM ẨN TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Kate Whiting

Việc đánh giá thấp kỹ năng của chúng ta là một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên từ một nghiên cứu thí điểm mới. Hình ảnh: Unsplash / Firmbee.com

AUDIO: LISTEN TO THE ARTICLE

Bài viết này là một bài tham luận tại Hội nghị thượng đỉnh về tái thiết lập công việc (Jobs Reset Summit)

  • Lực lượng lao động của các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng đang phải đối mặt với ‘sự gián đoạn kép’ do tự động hóa và tác động kinh tế của COVID-19.
  • Nhóm ngành hàng tiêu dùng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã hợp tác với Unilever, Walmart, Accenture và SkyHive trong một nghiên cứu thí điểm sử dụng AI (Trí tuệ Nhân tạo) để lập bản đồ các kỹ năng của người lao động và nối khớp chúng với các vai trò công việc mới nổi.
  • Cuộc nghiên cứu thí điểm phát hiện ra rằng mọi người có thiên kiến (bias) ​​c hu khiến h đánh giá thp b k năng ca mình.
  • Sẽ chỉ mất sáu tháng để mọi người được đào tạo lại kỹ năng cho các vai trò mới trong các phòng ban chức năng hoàn toàn khác.
  • Các công ty có trách nhiệm nâng cao kỹ năng cho người lao động để giúp họ có thể làm việc trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Nếu phải viết một danh sách các kỹ năng của mình, bạn có lẽ sẽ chỉ nghĩ ra khoảng 11. Nhưng nếu trí tuệ nhân tạo đánh giá chúng, con số đó sẽ tăng hơn gấp ba lần, đến 34 [kỹ năng] - và điều đó có thể mở ra những con đường sự nghiệp mới mà bạn chưa từng tính đến.

Việc đánh giá thấp bộ kỹ năng của chúng ta do thiên kiến cố hữu là một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên từ một nghiên cứu thí điểm mới do nhóm Ngành Hàng tiêu dùng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Unilever, Walmart, Accenture và SkyHive (một công ty khởi nghiệp sử dụng AI để xác định kỹ năng và nối khớp người lao động với các cơ hội). Nghiên cứu thí điểm nhằm thu hẹp khoảng cách về kỹ năng bằng cách đưa ra một bức tranh chân thực hơn về mức độ tài năng của người lao động và cách họ có thể chuyển sang các vai trò công việc mới nổi.

Thông qua việc khởi xướng nhóm đặc nhiệm Tương lai Công việc Ngành Hàng tiêu dùng của Diễn đàn [Kinh tế Thế giới] (Consumer Industries Future of Work) được ra mắt vào đầu năm 2018, Unilever (đã cam kết nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động toàn cầu cho tới năm 2025) và Walmart (tập trung vào nâng cao kỹ năng bắt đầu từ năm 2014) đã tham gia vào đội cùng với SkyHive và Accenture cho cuộc thí điểm Các Kỹ năng Tương lai (Future Skills), để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng và chuyển đổi người lao động từ các công việc có tốc độ tăng trưởng thấp sang tăng trưởng cao.

Tại sao nâng cao kỹ năng là rất quan trọng cho tương lai của công việc

Một phần năm số người lao động được các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng tuyển dụng để sản xuất, bán và phân phối hàng hóa và dịch vụ cho hàng tỷ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, lực lượng lao động này đang phải đối mặt với ‘sự thay đổi triệt để kép’ |double disruption| do tự động hóa và tác động kinh tế của COVID-19, cả hai sự thay đổi triệt để là chất xúc tác cho quá trình thí điểm.

Cho đến năm 2025, 85 triệu việc làm có thể bị thay thế bởi máy móc, theo Báo cáo Tương lai việc làm 2020 của Diễn đàn, nhưng có thể xuất hiện 97 triệu vai trò mới phù hợp hơn với sự phân công lao động mới giữa con người, máy móc và thuật toán.

Đối với những người lao động buộc phải ở lại với vai trò hiện tại, tỷ lệ các kỹ năng lõi sẽ thay đổi trong 5 năm tới là 40% và 50% tổng số nhân viên sẽ cần đào tạo lại.

“Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, các công ty bắt buộc phải nâng cao kỹ năng cho người lao động. Zara Ingilizian, Trưởng bộ phận Ngành Hàng tiêu dùng và Tương lai của Nền tảng Tiêu dùng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho biết: Với 1/5 số người lao động đang làm việc trong ngành Hàng tiêu dùng, các tổ chức này được đặt ở vị trí đặc biệt để định hình một tương lai thịnh vượng cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Hình ảnh: WEF / Accenture

AI có thể mở ra những cơ hội việc làm ngoài mong đợi.

Đánh giá kỹ năng dựa trên AI

Chương trình thí điểm Kỹ năng tương lai được đưa ra nhằm trả lời ba câu hỏi chính:

1. Liệu có thể xác định và mở khóa các kỹ năng ẩn?

2. Liệu có nhiều cách sáng tạo hơn để chuẩn bị con người cho tương lai của công việc?

3. Có tồn tại những lộ trình khả thi để mọi người luân chuyển giữa các tổ chức không?

Unilever và Walmart đã xác định các vai trò [công việc] tại 11 thành phố tiêu biểu ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, sau đó được Accenture và SkyHive chia nhỏ thành một tập hợp các kỹ năng được xác định rõ ràng.

SkyHive không chỉ nhận thấy mọi người đang đánh giá thấp kỹ năng của chính họ mà hơn thế nữa trong một số trường hợp, một người chỉ cần học thêm một vài kỹ năng để chuyển đổi nghề nghiệp hoàn toàn.

Cuộc thí điểm cũng cho thấy rằng chỉ mất 6 tháng để mọi người được đào tạo lại cho các vai trò mới trong các phòng ban chức năng hoàn toàn khác. Ví dụ: một người quản lý công nghệ thông tin tại Walmart, đã phù hợp trên 50% so với bộ kỹ năng cần thiết để trở thành nhà quản lý sản phẩm |product manager|.

Không chỉ có thể huấn luyện lại cho các vai trò khác, những loại chuyển đổi sang các vai trò mới nổi này là những thứ mà người lao động có thể không xác định được cho mình, điều này cho thấy nâng cao kỹ năng cũng giống như việc huấn luyện trong việc giúp mọi người phát hiện các cơ hội.

Mayuri Ghosh, bộ phận Chiến lược & Đối tác Công-Tư, Tương lai của Nền tảng Tiêu dùng Tương lai tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho biết: “Dựa trên mối quan tâm và sở thích học tập của mọi người, bạn có thể giúp thu hẹp khoảng cách kỹ năng theo cách có mức độ tùy chỉnh rất cao.

“Không chỉ là về bằng cấp hay chứng chỉ của bạn, mà đó là sự thay đổi về văn hóa và nếp nghĩ”.

Hình ảnh: WEF / Accenture

Lộ trình học tập từ Quản lý Công nghệ thông tin đến Quản lý Sản phẩm.

Leena Nair, Giám đốc Nhân sự tại Unilever cho biết: “Cần phải có trò chuyện với mọi cá nhân”.

“Điều đó mở ra nhiều khả năng cho mọi người. Họ có nhiều cơ hội nhìn thấy điều gì đó phù hợp với niềm đam mê của họ hơn chỉ là, ‘Bạn đang trong lĩnh vực sản xuất, vì vậy đây là nhóm các vai trò [công việc] bạn có thể làm’. Chúng tôi đã làm việc trong một số năm để tìm cách chuyển đổi mọi người sang công việc khác, nhưng với những cuộc thí điểm như thế này, chúng tôi đang học cách có thể làm điều đó tốt hơn nữa”.

Năm bài học cho tương lai của công việc

Trong khi cuộc thí điểm trả lời tất cả ba câu hỏi của nó, có năm bài học chính xuất hiện.

1. Việc đào tạo kĩ năng chỉ đơn giản là kinh doanh thông minh

Đào tạo kỹ năng cho mọi người cho các vai trò mới, ngay cả cho bên ngoài [tổ chức], là một trong những điều thông minh nhất mà một doanh nghiệp có thể làm, vì tác động của tổ chức đối với cộng đồng. Patrick Hull, Phó Chủ tịch Future of Work |Tương lai Công việc|, Unilever cho biết: “Chúng ta sẽ không còn coi ai đó trong lĩnh vực sản xuất chỉ có thể hoàn thành công việc sản xuất. Giờ đây, chúng ta có thể xem xét làm thế nào để nối khớp mục đích, niềm đam mê và kỹ năng của họ với các vai trò trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chăm sóc sức khỏe đến R&D cho tới năng lượng sạch.”

2. Bộ phận nhân sự phải cho phép khả năng luân chuyển những nhân tài cá nhân

Các hiểu biết sâu sắc dựa trên dữ liệu và AI cho phép mọi người đưa ra lựa chọn cá nhân về nghề nghiệp của họ dựa trên thế mạnh, sở thích và các tiêu chí cá nhân khác. Bộ phận nhân sự có thể hỗ trợ quá trình ra quyết định đó bằng cách cung cấp các lựa chọn về lộ trình nghề nghiệp và cơ hội học tập.

3. AI là yếu tố cần thiết để loại bỏ thiên kiến

AI mở ra những khả năng mà mọi người không thể nhìn thấy do những thiên kiến ​​c hữu. Có nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ và người da màu không thể hiện được kỹ năng của họ. Có khả năng là AI có trách nhiệm sẽ giúp mọi người xóa bỏ nhiều thiên kiến ​​hơn, to ra các quy trình công bng hơn và nhiu l trình vic làm hơn.

4. Thay đổi văn hóa là bắt buộc

Cần có sự thay đổi nếp nghĩ giữa các cấp quản lý để thúc đẩy một nền văn hóa thừa nhận mối quan hệ giữa cơ hội nghề nghiệp ngày càng tăng cho mọi người với việc phát triển kinh doanh. Amy Goldfinger, SVP, Global Talent tại Walmart nói: “Bạn phải cấu trúc bản thân như một công ty và một doanh nghiệp để nghĩ về việc nâng cao kỹ năng như một lợi thế cạnh tranh hoặc như một mệnh lệnh kinh doanh, [thay vì] làm điều đó sau khi bạn có thời gian để đạt được nó.”

5. Sự hợp tác xuyên ngành là một công cụ thúc đẩy

Kate Whiting

Chỉ có thể đạt được một số [mục tiêu] giới hạn, nếu các công ty thực hiện một mình, thay vì hợp tác với các tổ chức khác để chuẩn bị cho mọi người trong cộng đồng của họ cho tương lai công việc. Hull nói: “Chỉ có những công việc dư thừa, chứ không phải con người”.

Ingilizian và Ghosh của Diễn đàn hy vọng sẽ mở rộng quy mô thí điểm và đưa các tổ chức khác tham gia.

Ingilizian nói: “Cùng nhau trong những năm qua, chúng tôi đã xác định tầm nhìn của mình là một ngành công nghiệp đặt con người lên hàng đầu và hỗ trợ văn hóa học tập suốt đời và phát triển cá nhân để đảm bảo người lao động duy trì năng suất và có việc làm. “Chúng tôi cần phải làm điều đó thật khẩn cấp và quy mô.”

Ghosh nói: “Bây giờ chúng tôi có một bằng chứng về khái niệm rằng cách tiếp cận của chúng tôi có hiệu quả. “Tham vọng là mở rộng quy mô thí điểm hướng AI trong Ngành Hàng tiêu dùng cũng như trong các ngành khác của nền công nghiệp để tạo ra một hệ sinh thái cho cả việc duy trì và tái triển khai trong các công việc mới nổi lân cận”.

Giới thiệu tác giả

Kate Whiting, Tác gia cao cấp, Formative Content

Các quan điểm được trình bày trong bài viết này là của riêng tác giả và không phải của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Nguyễn Thị Trà Giang dịch

Nguồn: This is how AI can unlock hidden talent in the workplace, Weforum, 02 tháng 06 năm 2021.

Print Friendly and PDF