29.3.16

COP 21: Nếu so sánh với điều có thể xảy ra, thì thỏa thuận là một phép lạ. Nếu so sánh với điều cần phải xảy ra, thì đó là một thảm họa



COP 21: Nếu so sánh với điều có thể xảy ra, thì thỏa thuận là một phép lạ. Nếu so sánh với điều cần phải xảy ra, thì đó là một thảm họa

Jean Gadrey
Sáng nay tôi đã đọc tất cả những gì tôi có thể tìm thấy về thỏa thuận được ký kết vào ngày hôm qua, kể cả hai thông cáo mâu thuẫn của AFP. Tiêu đề của bài viết của tôi được lấy từ tờ Guardian. Thông cáo được Greenpeace công bố, đối với tôi, có vẻ là bản tóm tắt tốt nhất về những gì mà xã hội dân sự có thể nghĩ về kết quả đạt được, và phân tích chi tiết hơn của Attac, hiện tại, là phân tích sốt dẻo, chính xác nhất. Tôi đăng lại những trích đoạn hay liên kết dưới đây.
Tôi viết chữ hoa những bài học chính về các hoạt động cần tiến hành trong tương lai, không phải trong những năm tới, mà là trong những tuần tới và tháng tới, trong năm 2016. Nếu không thể gia tăng áp lực lên những "người ra quyết định" để đi xa hơn những cam kết không ràng buộc của các Nhà nước, và hỗ trợ và nhân rộng những sáng kiến ​​mang tính tiên phong và phân cấp, thì kịch bản tồi tệ nhất là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo những gì chúng ta nghĩ một cách tương đối hay tuyệt đối, thì có thể nêu ra hai cách đọc khác nhau của thỏa thuận.
Nếu nghĩ theo hướng tương đối, thì chúng ta ghi nhận có được những "tiến bộ". Thứ nhất, không giống như ở Copenhagen, một thỏa thuận mang tính phổ quát và ràng buộc [tính từ không chính xác, xem dưới đây JG] đã được thông qua, thừa nhận sự cần thiết phải hành động chống lại sự tăng lên của nhiệt độ. Thật bất ngờ, văn kiện thậm chí đề cập đến một ngưỡng 1,5 °C cần phải nỗ lực không vượt qua như một mục tiêu. Vấn đề khí hậu nổi lên một cách bền lâu trong cảnh quan ngoại giao: hình thành nên một thứ động lực chính trị, ít nhất đối với các tầng lớp tinh hoa.
Theo cách nhìn này, văn kiện dự kiến tất cả các bên, kể từ năm 2020, sẽ phải họp lại năm năm một lần với nghĩa vụ tăng cường tham vọng của các bên về vấn đề giảm thiểu phát thải khí nhà kính – những đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (hay INDC, Intended Nationally Determined Contribution). Đó là bấy nhiêu cơ hội cho xã hội dân sự được lên tiếng và cho các Nhà nước thích nghi với sự tiến hóa đang diễn ra của xã hội và của công nghệ. Và đặc biệt, để phối hợp chúng với nhau. THỰC VẬY, VIỆC THIẾT LẬP NGHỊ TRÌNH NÀY SẼ CHO PHÉP TẠO MỘT ÁP LỰC NGOẠI GIAO – VÀ CÔNG KHAI – ĐỐI VỚI NHỮNG NƯỚC KHÔNG THỰC HIỆN NHỮNG NỖ LỰC ĐƯỢC YÊU CẦU.
Nếu nghĩ theo hướng tuyệt đối, thì thỏa thuận chưa xứng tầm. Đầu tiên, bởi vì từ nay đến năm 2020, chúng ta vẫn duy trì các báo cáo INDC cũ, đặt chúng ta vào một quỹ đạo ở mức thêm khoảng 3 °C từ nay đến cuối thế kỷ, làm cho chúng ta mất một khoảng thời gian quý báu và có lẽ không thể đuổi kịp. Tệ hơn nữa, do áp lực từ phía Hoa Kỳ, CÁC BÁO CÁO INDC NÀY VẪN KHÔNG ĐƯỢC TRÌNH BÀY THEO MỘT NGÔN NGỮ MANG TÍNH RÀNG BUỘC VỀ MẶT PHÁP LUẬT: mỗi Nhà nước đều được quyền tự do kiến nghị những gì họ muốn và thực thi những gì họ muốn.
Ngoài ra, việc diễn giải Điều 4, có lẻ là một trong những điều khoản cơ bản của văn kiện, để lại nhiều điều lúng túng. Thực vậy, điều khoản này thiết lập mục tiêu dài hạn... "[Các Nhà nước] nên nhanh chóng làm giảm lượng khí thải để đạt được một sự cân bằng giữa các phát thải có nguồn gốc từ con người và kho chứa các chất thải này trong giai đoạn nửa sau của thế kỷ". Một mặt, điều khoản không đề cập chính xác đến điểm cân bằng cần đạt là ở mức nào, mặt khác, nó không đề cập đến ngày tháng cụ thể.
Cuối cùng, điều khoản này ngầm dẫn đến một xu hướng "phát thải ròng bằng không" về khí hiệu ứng nhà kính, mở rộng cửa cho những giải pháp tốt hơn – những năng lượng tái tạo lại – lẫn những giải pháp tồi tệ hơn: việc lưu trữ carbon, khoa học về địa kỹ thuật, những cơ chế bù trừ khác nhau. Vì vậy, nó không giả định nhất thiết phải thay đổi hệ thống năng lượng hay mô hình của xã hội. Mọi thứ đều phụ thuộc vào ý nghĩa mà người ta muốn gán cho nó – cho phép những người gây ô nhiễm và những người bảo vệ quyền lợi của họ, được tự do hiểu theo ý họ muốn. Điều dễ làm.
Ngoài ra, KHÔNG HỀ ĐỀ CẬP ĐẾN CÁC NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH MỘT CÁCH RÕ RÀNG, cũng như không đề cập đến một quá trình chuyển đổi quy mô lớn hướng đến các năng lượng tái tạo lại. Nếu việc cung cấp tài chánh để các nước dễ bị tổn thương thích nghi với sự biến đổi khí hậu được đảm bảo đến năm 2025, thì mục tiêu huy động 100 tỷ đô-la mỗi năm đã bị kéo dài, mọi thứ vẫn còn rất mơ hồ về cơ chế huy động thực sự. Và khoản tiền huy động cũng không ngang tầm. Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam, những nước đang phát triển sẽ thực sự cần đến khoảng 800 tỷ đô-la mỗi năm từ nay đến năm 2050 để thích nghi với sự biến đổi khí hậu. NÓ GẦN GIỐNG NHƯ THỂ THỰC TẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HÀNG TRIỆU CON NGƯỜI SỐNG BẤP BÊNH, CUỐI CÙNG ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC XEM XÉT.
Cuối cùng, VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN VỪA MỚI ĐƯỢC PHÁC THẢO trong phần mở đầu, bỏ qua vấn đề về phụ nữ, và không quan tâm đến những lãnh vực gây ô nhiễm quan trọng hàng đầu, như ngành hàng không dân dụng và vận tải đường biển, bởi vì người ta không nói gì đến sự cơ động....
[...]
Về phía chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ tin rằng Thỏa thuận Paris mang tính quyết định. Thay vào đó, đó là một trò chơi ngoại giao, có thể giúp mở khóa một số cửa nào đó. Đó cũng là CƠ HỘI ĐỂ GỬI ĐI THÔNG ĐIỆP, ĐỂ TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ ĐỂ LÊN TIẾNG.
Chiều hôm qua, trong khi các quan chức thảo luận về các chi tiết tại Bourget, thì hàng ngàn người đã tuần hành qua Paris, tự định vị địa lý để tạo thành một thông điệp cho công lý về khí hậu, hay hình thành những ln ranh đỏ không được vượt qua để xây dựng một thế giới mà mọi người có thể sống được. Những lằn ranh này chưa được đưa vào các văn kiện chính thức. Nhưng chúng tồn tại trong nhận thức của một lượng người dân thường ngày càng đông, mà sự tụ họp ngày hôm nay dệt nên phong trào toàn cầu về khí hậu của ngày mai.
TRÊN THỰC ĐỊA, SỰ VẬT ĐÃ ĐỔI THAY. SỰ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC TIẾN HÀNH. MỌI NGƯỜI ĐÃ BẮT ĐẦU THAY ĐỔI THÓI QUEN CỦA MÌNH. CÁC TÁC NHÂN KINH TẾ LỚN ĐÃ THỰC HIỆN NHỮNG TIẾN BỘ NGOÀI MONG ĐỢI. NHỮNG CHIẾN DỊCH CHỐNG LẠI VIỆC CHẶT PHÁ RỪNG, THOÁI VỐN KHỎI NHỮNG NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH, BẢO HỘ ĐẠI DƯƠNG ĐÃ GIA TĂNG VỀ QUY MÔ.
HỐI KẾT CỦA HAI TUẦN HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC ĐÃ RÕ RÀNG: NHỮNG NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH KHÔNG TẠO RA SỰ THAY ĐỔI, HỌ LÀM THEO NHỮNG THAY ĐỔI DO XÃ HỘI GÂY RA. VÌ VẬY, TẤT CẢ CHÚNG TA HÃY NẮM LẤY VẬN MỆNH NÀY. CHẮC CHẮN ĐÂY LÀ MỘT NHIỆM VỤ NẶNG NỀ. NHƯNG CŨNG LÀ MỘT CON ĐƯỜNG TUYỆT VỜI ĐỂ TỰ GIẢI PHÓNG.
MỘT SỐ LIÊN KẾT
HAI THÔNG CÁO MÂU THUẪN CỦA AFP
COP21: 187 quốc gia đã đưa ra lời hứa, chưa đủ để đạt mức 2 °C: "Nếu thực hiện tất cả các cam kết này, thì nhiệt độ hành tinh sẽ nóng lên ở mức +3 độ so với mức tiền công nghiệp, đối lại mức +4 đến 5 °C nếu không làm gì cả." (xem bản tổng kết chi tiết đối với các nước hay nhóm nước chính)
Nếu các chính phủ không đi xa hơn những gì họ đã quyết định tại hội nghị COP21, thì chúng ta sẽ đâm thẳng vào tường. Tức là đến nhiệt độ nóng lên ở mức +3 °C, mà hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và không thể đảo ngược.
"Một thỏa thuận đa phương, chắc chắn là điều cần thiết, nhưng chưa đủ. Còn rất nhiều việc phải làm để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và sẽ cần huy động đến xã hội dân sự nhiều hơn bao giờ hết để tố cáo những người có trách nhiệm và triển khai các giải pháp (thật!). Những sáng kiến ​​ cp độ địa phương và người dân cần phải được nhân rộng ra để làm giảm sự lãng phí, giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, tạo điều kiện cho những đối chọn khác, phát triển những năng lượng tái tạo được và sinh thái nông nghiệp. Công dân và cộng đồng sẽ chỉ đường cho các Nhà nước."
Phản ứng của WWF (World Wide Fund For Nature, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) Pháp:
"Khi tích hợp một mục tiêu hạn chế trong dài hạn sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 2 °C – với một tham chiếu đến giới hạn ở mức 1,5 °C – các chính phủ đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ... Đây là một điểm quan trọng, nhưng chúng tôi cũng rất lo lắng trước thực tế là không có một sự bảo đảm nào để hỗ trợ những nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tác động của sự biến đổi khí hậu, đặc biệt là những người dân dễ bị tổn thương nhất".
Phản ứng của Oxfam Pháp:
"Các bài phát biểu đôi khi có nhiều cảm hứng của những người đứng đầu Nhà nước tại buổi lễ khai mạc hội nghị COP21 đã không tồn tại lâu trước những sắp xếp nho nhỏ giữa bạn bè thường tình trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Thỏa thuận Paris bản thân nó không phải là một mục đích tự thân và các Nhà nước sẽ phải tự cung cấp những phương tiện để đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong tương lai. Những cam kết về nguồn cung tài chánh để hỗ trợ những nước dễ bị tổn thương nhất cần phải được làm rõ trong những năm tới, thông qua việc triển khai một thuế suất đánh trên các giao dịch tài chính đầy tham vọng của châu Âu."
Phản ứng của tổ chức Amis de la Terre (Bạn bè của trái đất) Pháp:
"Chính phủ Pháp đang cố cứu vãn thể diện, nhưng không có nghĩa là cố cứu vãn được khí hậu. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu không phải là một tai ương: các dân tộc trên thế giới kiên quyết không để cho các nhà lãnh đạo của họ và các công ty đa quốc gia gây nguy hiểm đến tương lai của họ. Chúng tôi tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu, và tiếp tục công cuộc huy động không mệt mỏi để chuyển đổi hệ thống khai thác và sản xuất vốn ở cội nguồn của sự rối loạn khí hậu thành những xã hội bền vững hơn, công bằng hơn, đoàn kết hơn và an bình hơn".
Phản ứng của tổ chức ATTAC (Association pour la Taxation des Transactions pour l’Aide aux Citoyens, Hội về đánh thuế các giao dịch tài chính nhằm hỗ trợ các công dân)
Các Nhà nước chưa sẵn sàng để khởi động "cuộc cách mạng về khí hậu"
Thỏa thuận Paris vượt qua "ln ranh đỏ" được xã hội dân sự vạch ra!
Jean Gadrey (1943-)
Phản ứng này, nên đọc toàn bộ, giải đáp những câu hỏi sau đây:
• Thỏa thuận Paris có được trang bị đủ nguồn lực không?
• Thỏa thuận Paris có thực thi "sự công bằng khí hậu" không?
• Thỏa thuận Paris có mang tính phổ quát không?
• Thỏa thuận Paris có mang tính năng động không?
• Thỏa thuận Paris có mang tính phân biệt không?
• Thỏa thuận Paris có mang tính cân bằng không?
Trích dẫn từ ATTAC của Pháp và từ các ATTAC khác ở châu Âu và các đối tác.
Jean Gadrey, sinh năm 1943, là giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Lille 1. Ông thường xuyên cộng tác với trang Alternatives économiques.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF