8.3.15

Sở thích


Sở thích

Preferences
® Giải Nobel: ARROW, 1972 BECKER, 1992 DEBREU, 1983 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998

Những mô hình kinh tế, đặc biệt là những mô hình bắt nguồn từ truyền thống tân cổ điển, thường đặt cơ sở trên những sở thích cá thể của các tác nhân có liên can, hiếm khi trên những sở thích xã hội (của đất nước, gia đình, ) mà ta biết là khó giải quyết được bằng những sở thích cá thể (những định lí bất khả tổng gộp những sở thích cá thể). Giả thiết tối đa hoá do đó được áp dụng vào những sở thích cá thể và cho phép giải mô hình và làm rõ những kết luận của nó. 
Có thể định nghĩa những sở thích như những quan hệ thứ tự giữa những đối tượng được đề xuất cho người ra quyết định lựa chọn. Do đó trước khi định nghĩa những quan hệ này phải làm rõ những tập lựa chọn trên đó những sở thích sẽ được thực hiện. Thật vậy, việc mở rộng những tập này, cấu trúc đại số và tôpô của chúng ảnh hưởng mạnh đến tính chất của những sở thích được xác định trên các tập này. Ví dụ, J. K. Arrow (1960) đã chứng minh trong khuôn khổ của lí thuyết những sở thích bộc lộ rằng những sở thích phản đối xứng (chính xác hơn là thoả mãn tiên đề yếu của Samuelson) tất yếu có tính bắc cầu một khi tập những lựa chọn chứa đựng những cặp đôi và cặp ba phần tử, do đó một khi các nhà ra quyết định có thể thể hiện lựa chọn của mình giữa hai phần tử bất kì của tập. Do đó cần phải làm rõ ngay từ đầu rằng tập lựa chọn là rời rạc hay liên tục (vấn đề chia nhỏ các sản phẩm), mọi tập con của tập đầy đủ có thuộc những lựa chọn đề xuất cho cá thể không, đâu là những quan hệ nhân quả hay quan hệ láng giềng giữa những đối tượng lựa chọn

ARROW J. K., Préférences individuelles et choix collectif (1951), bản dịch tiếng Pháp, Paris, Dunod, 1970. BARTEN A. P. & BOHM V., Consumer Theory, trong Handbook of Mathematical Economics, Amsterdam, North-Holland, 1982. DIAYE M., Analyses théoriques et empiriques de la théorie des choix daxiomatiques de la théorie des choix individuels, luận án tiến sĩ đại học Paris 1, 1998. GARDES F., Contribution à lanalyse de la préférence révélée, luận án phó tiến sĩ đại học Paris IX-Dauphine, 1978. KREPS D. M., Notes on the Theory of Choice, Boulder/London, Westview Press, 1988.
 FranVois Gardes
Giáo sư đại học Panthéon-Sorbonne (Paris 1)
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Định lí bất khả; Gộp các sở thích; Lí thuyết ra quyết định; Lợi ích; Người tiêu dùng; Phúc lợi và lựa chọn xã hội; Tính duy lí hạn chế; Vị tha (học thuyết).

Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001

 
Print Friendly and PDF