24.3.15

Lợi ích



Lợi ích

Utility
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 ARROW, 1972 DEBREU, 1983 HARSANYI, 1994 HICKS, 1972 VICKREY, 1996
Khái niệm lợi ích xuất hin trong những năm 1870 và gắn liền với tên của ba nhà kinh tế được biết đến nhờ những công trình của họ về học thuyết cận biên: người Anh W. S. Jevons (1835-1882), người Áo C. Menger (1840-1921) và người Pháp L. Walras (1834-1910). Khái niệm này, tương ứng với việc biểu trưng mức độ thoả mãn một tác nhân kinh tế thu được từ việc có được một lượng nhất định của một sản phẩm, được gọi là lợi ích bản số. Cách tiếp cận tâm lí này về lợi ích nhằm đo cường độ của một thực thể định tính, sự thoả mãn, bị V. Pareto (1848-1923) phản bác và tỏ ra nghi ngờ nghiêm trọng đối với tính đo được cường độ này. Như thế xuất hiện một khái niệm thứ hai về lợi ích: khái niệm lợi ích thứ tự mà đối tượng chỉ là biểu trưng thứ tự của những sở thích trên một tập những phần tử được đề nghị cho một tác nhân kinh tế lựa chọn. Phải đợi đến giữa thế kỉ XX mới xuất hiện một khái niệm thứ ba về lợi ích. Được J.-von Neumann (1903-1957) và O. Morgenstern (1902-1977) đề nghị, khái niệm này dựa trên một hệ thống tiên đề toán học cho phép gán cho khái niệm cương vị của một độ đo. Lợi ích neumannian cho phép đo cường độ thoả mãn phân cách những chênh lệch lợi ích. Lợi ích này cũng là cơ sở của lí thuyết những lựa chọn trong tình thế bất trắc.

DEBREU G., Continuity Properties of Paretian Utility, International Economic Review, 1964, 5, p. 285-296. KEENY R. L. & RAIFFA H, Decisions with Multiple Objectives, Preferences and Value Tradeoffs, Cambridge University Press, 1993. NEUMANN J. VON, MORGENTERN O., Theory of Games and Economic Behavior, Princeton University Press, in lần thứ ba, 1953
Gérard DURU
Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS)
Nguyễn Đôn Phước dịch

® Bayes (lí thuyết); Duy lí tân cổ điển (tính); Duy lí hạn chế (tính); Giá trị; Kì vọng toán học; Kinh tế học thực nghiệm; Kinh tế toán học; Lí thuyết mặc cả; Lí thuyết ra quyết định; Lí thuyết trò chơi; Pareto; Rủi ro; Sở thích; Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù; Tôpô và kinh tế học; Tôpô vi phân; Xác suất; Walras.

Print Friendly and PDF