25.11.16

Bước tiến trên thế giới hướng đến một chế độ thu nhập cơ bản: cảm ơn đất nước Thụy Sĩ!



Philippe Van Parijs (1951-)

Bước tiến trên thế giới hướng đến một chế độ thu nhập cơ bản: cảm ơn đất nước Thụy Sĩ!

Philippe Van Parijs
Ngày 05 tháng 6 năm 2016 sẽ được nhớ đến như là một cột mốc quan trọng trong bước tiến trên toàn thế giới hướng đến việc triển khai chế độ thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI, Unconditional Basic Income). Vào ngày hôm đó, mọi công dân Thụy Sĩ đều được hỏi ý kiến về việc chấp thuận hay phản đối kiến nghị sau đây:
1.   Liên bang đưa một thu nhập cơ bản vô điều kiện thành luật.
2.   Thu nhập cơ bản phải tạo điều kiện cho toàn dân có được một cuộc sống xứng đáng và tham gia vào đời sống công cộng.
3.   Pháp luật sẽ xác định kinh phí và mức thu nhập cơ bản.
Kiến nghị này đã bị bác bỏ, với 76,9% số cử tri chống lại, 23,1% ủng hộ. Vì sao sự bác bỏ này có thể dự đoán được? Và vì sao đó là một bước quan trọng tiến lên phía trước?
Từ 0 đến 23%
Để trả lời những câu hỏi trên, phải có một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về lịch sử. Năm 2008, nhà làm phim người Đức Enno Schmidt và doanh nhân người Thụy Sĩ Daniel Hani, cả hai đều có trụ sở tại Basle, sản xuất bộ phim Grundeinkommen: ein Kulturimpuls (Thu nhập cơ bản: một sự thôi thúc văn hóa), một "bộ phim thử nghiệm" vẽ ra một hình ảnh đơn giản và hấp dẫn về thu nhập cơ bản. Việc phổ biến bộ phim này qua mạng Internet đã giúp chuẩn bị cơ sở cho việc ủng hộ một sáng kiến nhân dân sẽ được phát động vào tháng 4 năm 2012. Một sáng kiến nhân dân khác đề xuất một chế độ UBI được tài trợ cụ thể bởi một thuế suất đánh vào năng lượng không tái tạo được, đã được đưa ra vào tháng 5 năm 2010, nhưng đã thất bại vì không thu được đủ số lượng chữ ký cần thiết.
Daniel Hani (1966-)
Enno Schmidt (1958-)
Những người khởi xướng sáng kiến năm 2012 trước hết nghĩ rằng thu nhập cơ bản nên được tài trợ thông qua thuế giá trị gia tăng (VAT, Value Added Tax), như đã được gợi ý trong bộ phim, nhưng họ đã từ bỏ ý định vì lo sợ mất đi sự ủng hộ cho đề xuất này. Họ cũng chọn không quy định một khoản tiền chính xác trong chính văn bản kiến nghị. Nhưng trang web của họ đã đề cập đến một số tiền trợ cấp hàng tháng bằng 2500 Sfr cho mỗi người lớn và 625 Sfr cho mỗi trẻ em, như là một diễn giải tốt nhất của điều được đòi hỏi, ở Thụy Sĩ, là "có được một cuộc sống xứng đáng và tham gia vào đời sống công cộng". Nếu sáng kiến ​​thu được hơn 100.000 ch ký hp l trong vòng 18 tháng, thì Hi đồng Liên bang, chính ph quc gia ca Thy Sĩ, có nghĩa v t chc mt cuc trưng cu ý dân trên toàn quốc trong vòng ba năm, hoặc trên cơ sở văn bản chính xác của sáng kiến ​​hoc trên cơ s mt phn đề ngh được đàm phán vi nhng người khi xướng.
Ngày 04 tháng 10 năm 2013, những người khởi xướng đệ trình hơn 125.000 chữ ký hợp lệ cho Thủ tướng liên bang. Ngày 27 tháng 8 năm 2014, sau khi thẩm định các chữ ký và xem xét các lập luận, Hội đồng Liên bang bác bỏ sáng kiến ​​mà không đưa ra mt phn đề ngh. Theo quan đim ca h, "một chế độ thu nhập cơ bản vô điều kiện sẽ có hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế, hệ thống an sinh xã hội và sự ổn định xã hội của Thụy Sĩ. Đặc biệt, nguồn kinh phí cho một chế độ thu nhập như vậy sẽ dẫn đến một sự gia tăng đáng kể gánh nặng tài chính". Sau đó, bản kiến nghị này được gửi đến lưỡng viện của Nghị viện Thụy Sĩ. Ngày 29 tháng 5 năm 2015, Ủy ban về các vấn đề xã hội thuộc Hội đồng Quốc gia (Viện Dân biểu Liên bang của Thụy Sĩ, hay tương đương với Hạ viện – ND), với 19 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 5 phiếu trắng, đã khuyến nghị bác bỏ bản kiến nghị về chế độ UBI. Sau khi thảo luận kỹ lưỡng tại một phiên họp toàn thể vào ngày 23 tháng 9 năm 2015, Hội đồng Quốc gia đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu sơ bộ và thông qua khuyến nghị bác bỏ bản kiến nghị nói trên, với 146 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 12 phiếu trắng.
Ngày 18 tháng 12 năm 2015, Hội đồng Nhà nước (Thượng viện Thụy Sĩ, bao gồm đại biểu của các bang) xem xét sáng kiến và bác bỏ nó với 40 phiếu, 1 phiếu thuận và 3 phiếu trắng. Cùng ngày, bản kiến nghị được tiến hành bỏ phiếu vòng hai và vòng cuối tại Hội đồng Quốc gia với kết quả: 157 phiếu chống, 19 phiếu thuận và 16 phiếu trắng. Trong mọi trường hợp, tất cả các đại biểu từ các đảng cực hữu, trung hữu và trung dung đều bỏ phiếu chống lại bản kiến nghị. Tất cả các phiếu ủng hộ và phiếu trắng đều thuộc các đảng xã hội chủ nghĩa và đảng xanh, cả hai đảng này đều bị chia rẽ sâu sắc. Tại cuộc bỏ phiếu vòng cuối tại Hội đồng Quốc gia, 15 đại biểu thuộc đảng xã hội chủ nghĩa bỏ phiếu ủng hộ, 13 phiếu chống và 13 phiếu trắng, trong khi bên đảng xanh có 4 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống và 3 phiếu trắng. Như vậy, mức độ ủng hộ dao động từ 0% tại Hội đồng Liên bang, 2% tại Hội đồng Nhà nước và 4, 8 và 10% tại Hội đồng Quốc gia (bỏ phiếu ở cấp ủy ban, bỏ phiếu sơ bộ và bỏ phiếu vòng cuối).
Đối với cuộc phổ thông đầu phiếu vào ngày 05 tháng 6 năm 2016, các ban lãnh đạo quốc gia của gần như tất cả các đảng phái, kể cả đảng xã hội chủ nghĩa, đều khuyến nghị nói không. Một số ngoại lệ duy nhất chủ trương nói có là đảng xanh và đảng Pirate (không đáng kể về mặt chính trị), cùng một số đảng bộ của đảng xã hội chủ nghĩa từ cả ba vùng ngôn ngữ. Trước bối cảnh này, việc nói không với UBI là điều hoàn toàn có thể dự đoán được, và tỷ lệ gần một phiếu bầu ủng hộ UBI chống lại bốn phiếu bầu bác bỏ – với đỉnh điểm là 35% tại bang Geneva, 36% tại bang Basel-Stadt, 40% tại thành phố Bern và 54% tại các quận trung tâm của Zürich – là những con số khá cao so với những gì người ta chờ đợi. Và hơn nữa, chúng ta phải nhớ rằng Thụy Sĩ có lẽ là nước ở châu Âu, mà sự ủng hộ chế độ UBI được coi là có khả năng thấp nhất, không chỉ vì sự thấm nhuần sâu sắc hơn, tại quê hương của Calvin, của một đạo đức lao động theo phái Calvin, mà trên hết là vì tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói hiện nay tương đối thấp.
Ở Thụy Sĩ và xa hơn nữa: rộng hơn và chín chắn hơn
Tuy nhiên, ngay cả khi sáng kiến không thu được hơn 2,5% chữ ký của người dân Thụy Sĩ ở giai đoạn ban đầu, mọi người giờ đây đều nhận rằng đó cũng là một thành công tuyệt vời, nhờ vào khả năng chịu đựng của những người khởi xướng và khả năng truyền thông ấn tượng của họ. Giờ đây, chưa có dân số nào trên thế giới hoặc trong lịch sử đã có suy nghĩ nhiều hơn về những ưu điểm và nhược điểm của bản kiến nghị, như người Thụy Sĩ đã làm trong bốn năm qua.
Và hiệu ứng không chỉ giới hạn tại Thụy Sĩ. Trong vài ngày cuối trước cuộc bầu cử phổ thông, các tờ Economist, Wall Street Journal, Financial Times, New York Times, Guardian, và vô số các tờ báo khác trên toàn thế giới thấy buộc phải đăng các bài viết chuyên đề để giải thích đầy đủ chi tiết – đôi khi khá tốt, đôi khi chưa tốt lắm – chế độ thu nhập cơ bản là gì và nó liên quan đến những gì. Suốt một tuần trong lịch sử của thế giới, chưa từng có trường hợp nào các phương tiện truyền thông đã dành rất nhiều thời gian và không gian như vậy cho một cuộc thảo luận về chế độ UBI.
Ngoài việc thúc đẩy mạnh mẽ cho việc truyền bá ý tưởng, sáng kiến ​​ca Thy Sĩ còn góp phn làm các cuc tranh lun xung quanh nó chín muồi. Một bài học rút ra từ kinh nghiệm nói trên là một bản kiến nghị – quy định một số tiền trợ cấp cao nhưng không quy định chính xác cách thức tài trợ nó – có thể dễ dàng thu đủ số lượng chữ ký theo yêu cầu, nhưng là một chặng đường dài để thuyết phục phần đông những cử tri còn ái ngại lật ngược lại ý kiến vào ngày bầu cử (khoảng 46% số cử tri trong trường hợp này). Đối với người đi trước thì chỉ cần một ngôi sao sáng để chỉ phương hướng là đủ, nhưng đối với người đi sau thì cần có những biển chỉ đường cụ thể trên mặt đất để đánh dấu một đoạn đường an toàn.
Bất cứ khi nào tôi được mời tham gia tranh luận về sáng kiến của Thụy Sĩ, tôi lập luận rằng việc giới thiệu một mức thu nhập cơ bản cá nhân bằng 2.500 Sfr (chiếm 38% GDP bình quân đầu người của Thụy Sĩ) sẽ là điều vô trách nhiệm về mặt chính trị. Thật vậy, không ai có thể chứng minh được rằng một mức UBI như vậy là không bền vững về mặt kinh tế. Nhưng cũng không ai có thể chứng minh được điều ngược lại. Cũng như không có bất kỳ thí nghiệm địa phương nào được triển khai hoặc được hoạch định ​​ Thy Sĩ hay nơi nào khác chng minh được điu y. Hơn na, đó không phi là điu không hp lý để gi định rằng tính bền vững về mặt kinh tế của chế độ UBI ở mức đó sẽ đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết chưa đáp ứng được cho đến nay, trong đó có việc đưa ra các hình thức thuế suất mới – ví dụ như thuế vi mô đánh trên các khoản thanh toán điện tử, đóng một vai trò thú vị trong cuộc tranh luận về sáng kiến của Thụy Sĩ – và sự hợp tác quốc tế có hiệu quả chống lại việc trốn thuế – những thứ không hẳn là điểm mạnh nhất của Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, điều rõ ràng giờ đây là cần và phải tiến hành và tranh luận những bước tiến khiêm tốn hơn nhưng có ý nghĩa hơn. Họ phải đưa vào thương lượng một chế độ UBI cá nhân ở mức thấp hơn (ví dụ, 15 hay 20% GDP bình quân đầu người), mức cần thiết qua thử nghiệm về lợi ích hỗ trợ xã hội hoặc trợ cấp nhà ở, chắc chắn cần thiết đối với các hộ gia đình chỉ có một người ở đô thị. Điều này không phải bởi vì, trong nhiều trường hợp, UBI sẽ không đủ lực, dựa trên bản thân nó, để "tạo điều kiện cho toàn dân có được một cuộc sống xứng đáng", mà là vì không tạo được một sự khác biệt lớn về vấn đề an ninh, khả năng mặc cả và tự do lựa chọn của rất nhiều người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Ngay cả trong ngắn hạn, việc đưa ra một chế độ UBI như vậy chắc chắn là điều mang tính bền vững về mặt kinh tế. Việc làm cho nó phù hợp về mặt chính trị phụ thuộc vào chúng ta.
Sáng kiến chưa từng có ​​này ca Thy Sĩ đã không ch làm cho nhiu người, Thy Sĩ và xa hơn na, nhn thc rõ hơn v bản chất và quy mô những thách thức phải đối mặt trong thế kỷ 21, mà còn về cách thức mà chế độ UBI có thể giúp chúng ta giải quyết được những thách thức ấy. Bằng cách kích hoạt vô số sự phản đối, một số mang tính ngây ngô và một số mang tính tức thì, nó còn giúp những người ủng hộ UBI làm sắc nét lập luận của họ và thừa nhận sự cần thiết phải có những bước đi tiếp theo mang tính thực tế. Vì những lý do nói trên, người dân Thụy Sĩ, những người đã dành rất nhiều thời gian, nghị lực và trí tưởng tượng để ủng hộ chiến dịch, xứng đáng với lòng biết ơn không chỉ của phong trào ủng hộ thu nhập cơ bản trên toàn thế giới, mà còn của tất cả những người đấu tranh vì một xã hội tự do và một nền kinh tế lành mạnh.
Về Philippe van Parijs
Philippe van Parijs là giáo sư tại Khoa các Khoa học Kinh tế, Xã hội và Chính trị thuộc Đại học Louvain (UCL), nơi ông đã lãnh đạo Hoover Chair of Economic and Social Ethics (Hội Hoover về đạo đức kinh tế và xã hội) từ khi được thành lập vào năm 1991.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF