4.1.19

Phá hủy mang tính sáng tạo hay sáng tạo có tính phá hủy?


PHÁ HỦY MANG TÍNH SÁNG TẠO HAY SÁNG TẠO CÓ TÍNH PHÁ HỦY?

Vijay Raju

Xe cộ di chuyển dọc theo Trung tâm thương mại Connaught Place ở New Delhi vào buổi tối.
Hình ảnh: REUTERS / Anindito Mukherjee
Joseph Schumpeter đặt ra cụm từ “Phá hủy mang tính Sáng tạo” (Creative Destruction), đây là tiền đề mà qua đó những cách tân mới phá hủy các doanh nghiệp đã thành lập và tạo ra các thị trường mới. Clayton Christensen, đặt ra thuật ngữ “Cách tân mang tính Triệt phá” (Disruptive Innovation), ở đây ông sử dụng cách tiếp cận do dữ liệu định hướng để chứng minh bằng cách nào mà các công ty đã thành lập đang hoạt động bị những công ty mới gia nhập [thị trường] phá vỡ, những công ty này tạo ra các bất cân xứng về kĩ năng và động lực để ngăn chặn những công ty đang hoạt động phản ứng với các mối đe dọa của chúng.
Bây giờ, chúng ta đang nói về các cách tân và những phá hủy mang tính sáng tạo, những thứ từ bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới để duy trì động cơ tăng trưởng. Đó là một câu chuyện tích cực.
Nhưng có một khía cạnh khác trong câu chuyện cách tân này. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy 50-80% nỗ lực phát triển sản phẩm mới thất bại, và không phải tất cả các cách tân ​​đều có tác động tích cc lên người tiêu dùng cui cùng.
AcuPoll – một cơ quan nghiên cứu ở Cincinnati [Hoa Kì] – đi xa hơn, nói rằng 95% sản phẩm mới được giới thiệu mỗi năm không thành công. Ngoài ra, không phải tất cả các sản phẩm thành công trên thị trường đều tạo ra tác động tích cực.
Một cách tân thành công có thể giúp một nhóm khách hàng mục tiêu nhưng chúng không nhất thiết có tác động lớn nhất khi ta đánh giá các tác động của chúng đối với môi trường và hệ sinh thái lớn hơn.
Liệu chúng ta đã chuyển sang kỉ nguyên của những sáng tạo có tính phá hủy từ kỉ nguyên phá hủy mang tính sáng tạo hay chưa?
Dưới danh nghĩa của sự thuận tiện, chúng ta tạo ra rất nhiều công cụ và lợi ích có thể giải quyết vấn đề cho một số người nhưng cuối cùng lại làm tổn hại hệ sinh thái bằng cách tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Những vấn đề này tồn tại cả trong thế giới [các quốc gia] phát triển lẫn trong thế giới [các quốc gia] đang phát triển nhưng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau.
Tôi đã ở Ấn Độ vào năm ngoái [năm 2015]. Với quá trình phát triển công nghiệp nhanh chóng, bộ mặt của Ấn Độ đang thay đổi đáng kể. Các trung tâm thương mại khổng lồ và những con đường được xây dựng tốt là một cảnh tượng phổ biến ở mọi địa điểm mà bạn đi qua.
Có quá nhiều xe hơi, quá nhiều xe máy và quá nhiều ô nhiễm, tất cả chúng đang khiến các điều kiện [sống] vô cùng khó khăn.
Một cảnh tượng phổ biến là phụ nữ che mặt bằng một miếng vải quấn quanh mặt để bảo vệ mình khỏi sự ô nhiễm nặng nề ở các thành phố. Các nhà sản xuất ô tô và xe máy sản xuất rất nhiều sản phẩm mới có tính cách tân mà không có một sản phẩm riêng lẻ nào giải quyết các hậu quả phát sinh của những cách tân của họ.
Mặc dù tôi rất hạnh phúc khi thấy sự phát triển về cơ sở hạ tầng, nhưng tôi rất lo ngại rằng việc GDP và thu nhập [người dân] ngày càng gia tăng không thể đảm bảo bầu không khí trong lành để thở, đó là nhu cầu cơ bản nhất mà tôi phải cung cấp cho bản thân mình.
Tôi trở về Thụy Sĩ và đang đứng đợi chuyến tàu của mình ở sân bay Genève. Mùi đầu tiên chào đón bạn trên sân ga của các nhà ga tàu hỏa ở Thụy Sĩ là mùi thuốc lá. Một bãi đầu lọc thuốc lá nằm vương vãi trên đường ray trong nhà ga.
Các nhà sản xuất thuốc lá tuy tạo ra rất nhiều cách tân ​​tuyt vi khác nhau, t các cách tân về bao bì cho đến các sn phm mi nhưng không có mt sn phm riêng lẻ nào giải quyết đầu lọc thuốc lá được sn xut.
Mọi người không thích mang gạt tàn thuốc lá hoặc gạt tàn thuốc lá dùng một lần bởi vì túi xách hay quần của họ sẽ bốc mùi nặng nề. Có quá nhiều đầu lọc thuốc lá nằm trong môi trường và chúng gây ra những vấn đề to lớn.
Không phải chúng là những sáng tạo có tính phá hủy (destructive creation) hay sao? Nó không chỉ ảnh hưởng đến người sử dụng nó mà còn đến cả những người khác, và quan trọng nhất là lên cả toàn bộ môi trường.
Quá trình nhận thức mới của tôi là “cách tân” không kết thúc ở cấp độ sản phẩm hay cấp độ dịch vụ, hoặc thậm chí ở cấp độ mô hình kinh doanh. Nó cần phải đảm bảo rằng nó giải quyết sản phẩm và các hậu quả phát sinh từ việc tiêu dùng sản phẩm.
Các thước đo đo lường tác động của cách tân cần phải xem xét không chỉ tác động xoay quanh việc giải quyết điểm nhức nhối (pain point) cho người tiêu dùng, mà còn cả việc tác động được duy trì tốt như thế nào trong suốt toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Mặt khác, tác động được tạo ra từ giải pháp giải quyết điểm nhức nhối cho nhóm khách hàng mục tiêu – trong trường hợp xe giá rẻ, cung cấp dịch vụ lái xe an toàn và đảm bảo an ninh cho các gia đình trung lưu người Ấn Độ – sẽ tạo ra các điểm nhức nhối mới như thiếu chỗ đậu xe, có quá nhiều phương tiện giao thông trên đường, vắng bóng cây xanh và quan trọng nhất là thiếu không khí trong lành để thở.
Chiến lược là một lựa chọn xoay quanh việc phân bổ nguồn lực và các lựa chọn này phải được thực hiện theo cách mà tất cả các bên liên quan trong xã hội đều được hưởng lợi từ những cách tân này, chứ không chỉ một vài tầng lớp của xã hội.
Những cách tân cần tạo ra tác động, nhưng tác động cần phải bao trùm toàn diện lên toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
Phá hủy mang tính sáng tạo là điều tốt đẹp nhưng những sáng tạo có tính phá hủy thì không. Cân bằng và bình thản là những điều quan trọng trong quá trình phân bổ nguồn lực của chúng ta.
Vijay Raju, Trưởng ban Chiến lược, Thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của bản thân tác giả chứ không phải là của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Nguyễn Việt Anh dịch
Nguồn: Creative destruction or destructive creation?, World Economic Forum, May 05, 2016.
Print Friendly and PDF