10.1.20

Khảo sát PISA: Những biến đổi kì lạ của điểm số của Trung Quốc


KHẢO SÁT PISA: NHỮNG BIẾN ĐỔI KÌ LẠ CỦA ĐIỂM SỐ CỦA TRUNG QUỐC

Giải thích thế nào về vị trí đứng đầu của Trung Quốc trong bảng xếp hạng PISA của OCDE (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) về trình độ của các học sinh trung học cơ sở?
Cuối tháng 11 vừa rồi, OCDE đã cho công bố kết quả của kỳ khảo sát PISA (Programme for International Student Assesment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) được tổ chức năm 2018 trong các nước thành viên, chương trình đã thực hiện từ năm 2000. Hơn 600.000 người trẻ 15 tuổi đã tham gia các khảo sát về khả năng đọc, toán và khoa học. Các khảo sát này không hướng quá nhiều đến việc đo lường kiến thức lý thuyết của học sinh, mà hướng đến việc đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức này để giải quyết các vấn đề của cuộc sống thường nhật.
Các nước trong tổ chức OCDE đạt được tiến bộ chút ít trong bảng xếp hạng này. Mỹ được xếp thứ 13, Đức thứ 20 và Pháp là 23. Các nước Á châu là các quốc gia thống trị: Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan, các tỉnh của Trung Quốc vừa mới tham gia và vượt lên dẫn đầu.
10 NƯỚC ĐỨNG ĐẦU TRONG BẢNG XẾP HẠNG PISA (2009 – 2018)
Điểm trung bình (đọc, toán và khoa học)

2009
2012
2015
2018
Trung Quốc (Thượng hải)

588


Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Quảng Đông)


514

Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang



579
Singapore
543
556
552
556
Ma Cao
508
523
527
542
Hồng Kong
546
554
533
531
Estonie
514
526
524
526
Nhật
529
540
529
520
Hàn Quốc
541
542
519
520
Canada
527
522
523
517
Đài Loan
520
535
524
516
Phần Lan
543
529
523
516
Irlande
497
516
509
505
Với mỗi môn, điểm 500 tương ứng với mức trung bình các câu trả lời của các nước OCDE năm 2000
Nguồn: PISA OCDE
Nhóm 10 quốc gia dẫn đầu trong bảng xếp hạng PISA (2009 – 2018). (Nguồn: PISA OCDE)
Khi một nước được phép tham gia cuộc khảo sát PISA, các trường sẽ được chọn như những mẫu đại diện của dân số là người trẻ 15 tuổi. Argentina và Trung Quốc được phép sử dụng mẫu đến từ các tỉnh phát triển nhất. 12 tỉnh của Trung Quốc trong đó có các vùng nông thôn đã tổ chức khảo sát, trong khi sự tham gia của Trung Quốc chỉ giới hạn tại Thượng Hải.
Ngay khi kết quả được công bố, tính đại diện trở thành đề tài tranh luận bởi OCDE đã không tính đến vấn đề phân biệt con em của những người lao động nhập cư, không có hộ khẩu (hukou) ở thành phố, những người nhập cư không có quyền tiếp cận với các dịch vụ công (sức khỏe, giáo dục) cho gia đình của họ. Tại Thượng Hải, nếu những trẻ em này được phép học tiểu học và trung học cơ sở, thì việc vào trung học phổ thông của các em tùy thuộc vào sự thành công của kỳ thi zhongkao, là một ngoại lệ.
Từ thực tế đó, dân số được kỳ khảo sát trong khuôn khổ PISA chỉ đại diện cho 0,3% số lượng người trẻ Trung Quốc 15 tuổi, trong khi tỷ lệ phần trăm này tại các nước tham gia chương trình cao từ 3 đến 4 lần, trừ ngoại lệ Tiểu Vương quốc Á Rập. Tuy nhiên, khảo sát không chỉ được triển khai trong các trường trung học phổ thông và gần một nửa các cơ sở là các các trường trung học cơ sở mà con em những người lao động nhập cư được phép học.
Ấn tượng lớn
Đặc điểm các tỉnh đại diện của Trung Quốc.

Dân số
GDP/người
(PPP)
Dân số
(%)
GDP/đầu người (%)/trung bình TQ
Bắc Kinh
21
40,1
2%
218%
Thượng Hải
24
38,4
2%
209%
Giang Tô
80
32,7
6%
178%
Quảng Đông
111
24,4
8%
133%
Chiết Giang
46
27,9
3%
152%
Trung Quốc
1390
18,4
100%
100%
(Nguồn: Cục thống kê Trung Quốc)
Đặc điểm của các tỉnh đại diện của Trung Quốc. (Cục Thống kế Quốc gia Trung Quốc)
Năm 2015, ba địa bàn được thêm vào cùng với Thượng Hải: Bắc Kinh (21 triệu dân), Giang Tô (80 triệu) và Quảng Đông (111 triệu). Sự mở rộng việc tham gia kỳ khảo sát cho các tỉnh phát triển kém hơn giải thích việc giảm điểm trung bình từ 588 điểm xuống 114. Với sự hiện diện của 3 tỉnh này, Trung Quốc đã xếp thứ hai sau Singapore năm 2015. Từ đó Quảng Đông đã được thay thế bởi Chiết Giang (46 triệu dân) có mức sống (tiếp cận thông qua thu nhập bình quân quân đầu người tính theo ngang bằng sức mua) cao hơn.
Tom Loveless
Điều gây tò mò, sự thay thế này đã đi kèm cùng chuyện điểm số của Trung Quốc tăng cao một cách ấn tượng: Năm 2018, quốc gia này đã được xếp đầu bảng về khả năng đọc, tăng lên 61 điểm, toán tăng 60 điểm và khoa học tăng 72 điểm. Thế nhưng, từ năm 2009 đến 2018, điểm trung bình của Singapore chỉ tăng được 13 điểm. Sau khi phân tích về sự tăng điểm của 77 quốc gia tham gia PISA, Tom Loveless của tổ chức Brookings đã chỉ ra rằng sự tăng điểm này là cao hơn 7 lần so với sự tăng điểm trung bình được phân tích kể từ khi chương trình được bắt đầu. Sự nhảy vọt này phải chăng chỉ là thành quả của việc thay thế tỉnh Quảng Đông bằng tỉnh Chiết Giang?
Sự xuất sắc của các học sinh Trung Quốc

Những phê bình liên quan đến tính hợp lệ trong cách làm của PISA tại Trung Quốc không làm quên điều chính yếu đó là sự xuất sắc của học sinh Trung Quốc, một nét chung của các xã hội Đông Á. Thời gian học tập dài không đủ để giải thích thành tích của các em. Trong những năm 1990, ngay khi Estonia giành được độc lập, bộ trưởng giáo dục mới đã tìm kiếm các mô hình nhằm cải cách hệ thống giáo dục vốn kế thừa từ thời Xô Viết và cuối cùng, ông đã lấy cảm hứng từ những gì người láng giềng Phần Lan đang thực hiện. Học trò đã qua mặt thầy, Estonia đã làm tốt hơn Phần Lan và đã vượt qua Hàn Quốc trong các kỳ khảo sát PISA. Học sinh Estonia và Phần Lan có thời gian ở trường ít hơn so với học sinh Trung Quốc và Hàn Quốc. Các em không đi đến các “điểm luyện tú tài” và học ở nhà rất ít. Điểm chung giữa các hệ thống giáo dục các nước Đông Á và các nước châu Âu là gì? Chất lượng của các giáo viên trong việc hợp tác với nhau trong các nhóm sư phạm.
Jean-Raphaël Chaponnière
Isabelle Attané
Tuy nhiên, những thành tích của Bắc Kinh hay Thượng Hải không che được tình trạng tồi tệ trong giáo dục tại nông thôn. Trong cuốn sách La Chine à bout de souffle (Fayard 2016), Isabelle Attané đã chỉ ra rằng “Trung Quốc nằm trong nhóm nhỏ gồm 30 nước trên thế giới luôn không có khả năng mang đến cho con em của họ sự giáo dục miễn phí và bắt buộc”. Tỷ lệ đến trường chung đạt 95 %, nhưng tỷ lệ học lên trung học cơ sở không đạt được cao. Báo cáo Trung Quốc 2030, được thực hiện bởi Ngân hàng Thế Giới năm 2013 và Ủy ban Quốc gia Trung quốc về phát triển và Đổi mới (NDRC) đã đưa ra mục tiêu đến năm 2020 là tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở lên 90%, như mục tiêu mà Hàn Quốc đã đưa ra cho năm 2000. Kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) lần thứ 13 đã được ban hành về công nghệ - kết nối internet các trường học, tiếp cận các bài học trực tuyến – nhằm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, một trong những điểm yếu có tính hệ thống của nền kinh tế Trung Quốc.
Nguyễn Khánh Trung dịch
Print Friendly and PDF