27.1.15

Phúc lợi và lựa chọn xã hội



Phúc lợi và lựa chọn xã hội

Welfare and social choice theory
® Giải Nobel: ARROW, 1972 BUCHANAN, 1986 DEBREU, 1983 HARSANYI, 1994 SAMUELSON, 1970 SEN, 1998 TINBERGEN 1969

Trong một thời gian dài, khoa học kinh tế đã được xem như một khoa học đạo đức. Adam Smith là giáo sư triết học đạo đức tại đại học Glasgow, ngày nay có lẽ John Stuart Mill được biết đến nhiều như là một triết gia hơn là như tác giả của một quyển sách kinh tế chính trị học và Henri Sidwick, mà ngày nay ở Pháp người ta mới khám phá The Methods of Ethics, cũng là một nhà kinh tế. Nhưng bao giờ cũng có những tác giả ưu tiên cho khiá cạnh thực chứng của khoa học kinh tế ví dụ các nhà trọng nông và David Ricardo. Hầu như lúc nào khiá cạnh này cũng gắn với một chủ nghĩa hình thức nhất định một bên là các nhà khoa học và một bên là các triết gia”. Cùng với Alfred Marshall và những người kế tục ông, ta đi đến những pha giữ thăng bằng trí tuệ cực kì ngoạn mục để xử lí phúc lợi kinh tế mà, theo những tác giả này, nằm ngoài mọi khiá cạnh chuẩn tắc. Những chương mở đầu của tác phẩm lớn của Pigou, The Economics of Welfare, là một minh hoạ đầy ấn tượng. Kết luận logic của những khó khăn này trong số các nhà kinh tế Anh là việc xuất bản quyển sách của Lionel Robbins, An Essay on the Nature and Significance of Economic Science, trong đó tác giả khẳng định là dường như, về mặt logic, không thể kết hợp khoa học kinh tế và đạo đức học mà chỉ có thể đặt chồng hai bộ môn này lên nhau. Tiêu chí chuẩn tắc duy nhất được Robbins thừa nhận một ý tưởng được hầu hết các nhà kinh tế sau này lấy lại là tiêu chí Pareto, một tiêu chí không đòi hỏi ta làm những so sánh liên cá thể (giữa những cá thể với nhau) về cường độ của những sở thích hay của những lợi ích. Một cách đại khái, tiêu chí này khẳng định rằng một tình thế là tối ưu nếu không có một tình thế khác được tất cả các cá thể ưa thích hơn. Nếu người ta tự bằng lòng với định nghĩa này về tính tối ưu thì ta có thể thu được một kết quả từng được Adam Smith phát biểu, tức là bằng cách tìm kiếm lợi ích của bản thân các cá thể góp phần vào lợi ích chung. Chính ý tưởng này đã được những định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi hình thức hoá nối liền những khái niệm cân bằng cạnh tranh và tối ưu Pareto.

ARROW K. J., Social Choice and Individual Values, 2nd ed., New York, Wiley, 1963. ARROW K. J. & HAHN F. H., General Competitive Analysis, San Francisco, Holden-Day, 1971. ARROW K. J. & SUZUMURA K, chủ biên, Social Choice Re-Examined, vol I and vol. II, London, Macmillan, 1997. BARRY B., Theories of Justice, Berkeley, University of California Press, 1989; Justice as Impartiality, Oxford, Clarendon Press, 1995. BINMORE K., Game Theory and the Social Contract, vol I.,: Playing Fair, Cambridge (Mass.), MIT Press, 1994; vol II: Just Playing, ibid., 1998. BOADWAY R. W. & BRUCE  N., Welfarre Economics, Oxford, Blackwell, 1984. BROCHIER H., FRYDMAN R., GAZIER B. & LALLEMENT J., chủ biên, Léconomie normative, Paris, Économica, 1997. BROOME J., Weighting Goods,  Oxford, Blackwell, 1991. DEBREU G., Theory of Value, New York, Wiley, 1959.  DUTTA B., chủ biên, Welfare Economics, Dehli, Oxford University Press, 1994. ELSTER J. & ROENER J. F., chủ biên, Interpersonnal Comparisons of Well-Being, Cambridge, Cambridge University Press, 1991. FLEURBAEY M., Théories économiques de la justice, Paris, Économica, 1996. HARSANYI J. C., Essays on Ethics, Social Behavior and Scientìic Explanation, Dordrecht, Reidel, 1976; Rational Behavior and Bargaining Equilibrium in Games and Social Situations, Cambridge, Cambridge University Press, 1977. HAUSMAN D. M. & MCPHERSON M. S., Economic Analysis and Moral Philosophy, Cambridge, Cambridge University Press, 1996. KOLM S. C., Justice et équité, Paris, Éditions du Centre national de la recherche scientifique, 1972; Modern Theories of Justice; Cambridge (Mass.), MIT Press, 1996. LASLIER J.-F., FLEURBAEY M., GRAVEL N. & TRANNOY A., chủ biên, Freedom in Economics,: New Perspectives in Normative Analysis, London, Routledge, 1998. MASS-COLELL A., WHINSTON M. D. & GREEN J. R., Microeconomic Theory, New York, Oxford University Press, 1995. MOULIN H., Cooperative Microeconomics: A Game Theoretic Introduction, Hemel Hempstead, Prentice Hall, 1995. PIICAVET F., Choix rationel et vie publique, Paris, PUF, 1996. RAWLS J., A Theory of Justice, Oxford, Clarendon Press, 1971. ROEMER J. F., Theories of Distributive Justice, Cambridge (Mass.), Harvard University Press, 1984. SALLES M. & WEYMARK J. A., chủ biên, Justice, Political Liberalism and Utilirianism: Themes from Harsanyi and Rawls, Cambridge, Cambridge University Press, 1999. SEN A. K., Collective Choice and Social Welfare, San Francisco, Holden Day, 1970; On Ethics and Economics, Oxford, Blackwell, 1987; Inequality Reconsidered; 2nd ed., Oxford, Clarendon Press, 1997. THOMSON W. & LENSBERG T., Axiomatic Theory of Bargaining with a Variable Number of Agents, Cambridge, Cambridge University Press, 1999. VARIAN H. R., Microeconomic Analysis, 3rd ed., New York, Norton, 1992.
Maurice SALLES
Giáo sư đại học Caen
Nguyễn Đôn Phước dịch

® Bất bình đẳng; Công bằng; Định lí bất khả; Gộp những sở thích; Hiệu quả đối lại công bằng; Lợi ích; Pareto.


Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001.
Print Friendly and PDF