24.8.18

Thất nghiệp

THẤT NGHIỆP
Unemployment
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 – LUCAS, 1995
Tầm quan trọng của thất nghiệp đang hoành hành ở châu Âu kể từ hơn hai thập niên nay đã gợi lên nhiều suy nghĩ về nguồn gốc của hiện tượng này và về những phương tiện chặn đứng nó. Tuy nhiên không phải tất cả các nước đều chịu tác động của thất nghiệp một cách giống nhau. Những thành tựu rất tốt của Hoa Kì vào cuối những năm 1990 cho thấy là thất nghiệp không phải là một hiện tượng không thể né tránh, do tiến bộ kĩ thuật gây nên bằng việc tiêu huỷ triệt để việc làm. Trong thực tế, xem xét diễn tiến của việc làm, dân số hoạt động và thất nghiệp trong những nước khác nhau của OECD từ 1960 đến 1990 cho thấy là duy chỉ châu Âu chịu tác động của một gia tăng liên tục của thất nghiệp trong thời kì này. Hơn nữa việc so sánh này, được trình bày trong phần đầu của bài viết, cho thấy rõ rằng gia tăng của thất nghiệp ở châu Âu là hệ quả của việc thiếu tạo ra việc làm, so với sự thiếu hụt này trong những vùng địa lí khác có được những kết quả tốt hơn về mặt thất nghiệp. Nhận định này giúp hiểu được vì sao những giải thích về thất nghiệp chủ yếu tập trung vào những nhân tố quyết định cầu lao động. Ở cương vị này, hai loại giải thích có tính đến sự thiếu hụt của việc tạo ra việc làm. Loại giải thích thứ nhất nhấn mạnh đến việc thiếu tiêu trường mà các doanh nghiệp gặp phải, trong lúc loại giải thích thứ hai nêu lên những vấn đề khả năng sinh lời mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Phân tích kinh tế nghiên cứu những điều kiện trong đó những vấn đề khác nhau này có thể nổi lên. Trên cơ sở này, phân tích kinh tế cho phép hiểu được tác động của những chính sách kinh tế vĩ mô, của khuôn khổ thể chế và cả tác động của tăng trưởng và tiến bộ kĩ thuật trên thất nghiệp.

AGHION P. & HOWITT P., Endogeneous Growth Theory, Cambridge, MIT Press, 1998. AKERLOF G., Labor Contracts as Partial Gift Exchange, Quarterly Journal of Economics, 1982, 87, p. 543-569. AKERLOF G., & YELLEN J., Efficiency Wage Models of the Labor Market, Cambridge, Cambridge, University Press, 1986. ASHENFELTER O. & CARD D., Handbook of Labor Economics, North Holland, 1999. BLANCHARD O. & P. DIAMOND D., The Flow Approach to Labor Market, American Economic Review, 1992, 82, p. 354-359. BLANCHFLOWER D. & OSWALD A., The Wage Curve, Cambridge, MIT Press, 1995. CAHUC P. & ZYLBERBERG A., Économie du travail, De Boeck Univ., 1996. CALMFORS I. & DRIFFILL J., Centralization of Wage Bargaining and Macroeconomic Performances, Economic Policy, 1988, vol. 6, p. 13-61. LAYARD R., NICKELL S. & JACKMAN R., Unemployment, Oxford University Press, 1991. MORTENSEN D. & PISARIDES C., Job Reallocation, Employment Fluctuations and Unemployment, in ASHENFELTER O. & CARD D., Handbook of Labor Economics, North Holland, 2001. NICKELL S., Unemployment and Labor Market Rigidities: Europe versus Morth-America, Journal of Economic Perspectives, 1997, 11, p. 55-74. PISARIDES C., Equilibrium Unemployment Theory, Oxford, Basil Blackwell, 1990.  SHAPIRO C. & STIGLITZ J., Equilibrium Unemployment as a Worker Discipline Device, American Economic Review, 1984, 74, p. 434-444. STIGLITZ J.,Wage Determination and Unemployment in LDCs: the Labor Turnover Model, Quarterly Journal of Economics, 1974, 88, p. 194-227. WEISS A. Job Queues and Layoffs in Labor Markets with Flexible Wages, Journal of Political Economy, 1980, 88, p. 526-538.  Coll: OCDE, Létude de lOCDE sur lemploi, Paris, 2 vol., 1994a.
Pierre CAHUC
Giáo sư Đại học Panthéon-Sorbonne (Paris I) và Viện Đại học Pháp (Paris)
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Đầu tư; Điểm yên ngựa; Đường Phillips; Học thuyết Keynes; Thời gian.
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques do Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry chủ biên, Paris, Presses Universitaires de France, 2001.
Print Friendly and PDF