MỘT THẨM ĐỊNH CHUYÊN GIA MỚI GIẢM THIỂU CÁC HIỆU ỨNG CỦA GLYPHOSATE
Trong khi châu Âu phải phán định việc cấp phép trở lại cho loại thuốc trừ sâu này [glyphosate], các tổ chức phi chính phủ (NGO) đặt lại vấn đề về tính độc lập của các nhà khoa học, những người đã tiến hành các công trình nghiên cứu.
LE MONDE |17. 05. 2016
Năm 2014, tổ chức "Round Up - Non Merci" chống đối sản phẩm Round Up bằng cách ngăn cản tượng trưng một quày bán trong siêu thị Carrefour tại Rosny 2 |
Các tổ chức phi chính phủ [NGOs] đặt vấn đề về tính độc lập của các nhà khoa học, những người chủ trì các công trình nghiên cứu
Bộ trường thiên tiểu thuyết về glyphosate – phân tử hoạt tính của thuốc diệt cỏ nổi tiếng Roundup do Monsanto sản xuất – được làm phong phú thêm bằng một tập mới. Trong khi một Ủy ban kỹ thuật của Châu Âu phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu để đưa ra quyết định, vào các ngày 18 và 19 tháng 5 năm 2016, về việc tái cấp phép cho phân tử trên Cựu lục địa, thì hồ sơ đã được làm dày thêm với một thẩm định mới của các chuyên gia khoa học, đó là thẩm định của Hội nghị chung về các dư lượng thuốc trừ sâu (JMPR), một Ủy ban hỗn hợp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO).
Cuộc thẩm định chuyên gia mới này, được công bố vào hôm thứ Hai 16 tháng 5 năm 2016, đã kết luận rằng “chất glyphosate ít có khả năng có chất gây nhiễm độc [độc hại đối với DNA] do sự tiếp xúc với thực phẩm được tiên liệu trước” trong dân chúng. Nói chung, JMPR cho rằng, “glyphosate ít có khả năng gây ra nguy cơ ung thư ở con người, từ sự tiếp xúc qua chế độ ăn uống.” Ý kiến khoa học mới này bổ sung cho những ý kiến của Cơ quan về an toàn thực phẩm của châu Âu (EFSA, European Food Safety Authority) và của Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC, International Agency for Research on Cancer), một cơ quan của tổ chức WHO chịu trách nhiệm kiểm kê các tác nhân gây ung thư. Vào mùa thu năm 2015, EFSA đã cho rằng glyphosate là chất “ít có khả năng”gây ung thư; sáu tháng trước đó, ngược lại IARC lại phân loại glyphosate là chất “có khả năng”gây ung thư ở con người.
Cuộc thẩm định chuyên gia mới này, được công bố vào hôm thứ Hai 16 tháng 5 năm 2016, đã kết luận rằng “chất glyphosate ít có khả năng có chất gây nhiễm độc [độc hại đối với DNA] do sự tiếp xúc với thực phẩm được tiên liệu trước” trong dân chúng. Nói chung, JMPR cho rằng, “glyphosate ít có khả năng gây ra nguy cơ ung thư ở con người, từ sự tiếp xúc qua chế độ ăn uống.” Ý kiến khoa học mới này bổ sung cho những ý kiến của Cơ quan về an toàn thực phẩm của châu Âu (EFSA, European Food Safety Authority) và của Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC, International Agency for Research on Cancer), một cơ quan của tổ chức WHO chịu trách nhiệm kiểm kê các tác nhân gây ung thư. Vào mùa thu năm 2015, EFSA đã cho rằng glyphosate là chất “ít có khả năng”gây ung thư; sáu tháng trước đó, ngược lại IARC lại phân loại glyphosate là chất “có khả năng”gây ung thư ở con người.
Những kết luận trái chiều
Với việc glyphosate có nhiều thuận lợi để được đăng ký lại ở châu Âu, ý kiến của JMPR đã làm cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) tức giận, họ cáo buộc nhóm các chuyên gia có xung đột lợi ích, nhằm vào, theo thông tin của chúng tôi, chủ tịch và phó chủ tịch của nhóm các chuyên gia được JMPR triệu tập.
Theo quan điểm chính thức, ý kiến của JMPR không mâu thuẫn với ý kiến của IARC. Trường hợp này rất tế nhị, hai tổ chức này đều gắn với WHO. “IARC tiến hành một sự phân loại, trong khi JMPR thực hiện việc đánh giá các rủi ro, theo lời giải thích ở Geneva. Người ta có thể, ví dụ, phân loại tia cực tím như là chất gây ung thư, nhưng cho rằng việc dân chúng nói chung tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không phải là một mối nguy gây ung thư.” Bên cạnh đó, đúng theo sự ủy nhiệm– về nghiên cứu các dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm –, JMPR đã giới hạn kết luận của mình đến những rủi ro khi tiếp xúc với thực phẩm. Ngược lại, IARC đã xem xét đến mọi hình thức tiếp xúc (nghề nghiệp, vv...).
Ngoài ra, các ý kiến của IARC và JMPR cũng khác nhau đáng kể trên các điểm then chốt của sự đánh giá. IARC cho rằng các bằng chứng gây ung thư của glyphosate trên động vật trong phòng thí nghiệm là “đầy đủ”, trong khi về phần mình, JMPR lại cho rằng “Glyphosate là chất không gây ung thư ở chuột lớn, nhưng không thể loại trừ khả năng gây ung thư ở chuột nhắt, ở liều lượng rất cao.”
David Eastmond |
“Các mối liên kết với ngành công nghiệp”
Alan Boobis |
Angelo Moretto |
Một cấu hình như thế có vẻ như chưa bao giờ xảy ra ở IARC, ít nhất là trong quá khứ gần đây. Hơn nữa, các ông Boobis và Moretto không phải là những thành viên bình thường của nhóm công tác của JMPR. Theo thông tin của chúng tôi, theo thứ tự, họ từng là chủ tịch và phó chủ tịch. Việc thành lập nhóm công tác đã được công khai trong vài tuần qua, nhưng danh tính của những người chủ trì các công trình nghiên cứu của nhóm thì chưa được WHO tiết lộ. “Đó không phải là một bí mật”, Genève trả lời như thế, và từ chối cung cấp tên của những người có liên quan. Tên những người này sẽ được công bố “trong vòng mười ngày tới”.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch