15.3.19

Tư duy con người phải chăng là bayesian?


TƯ DUY CON NGƯỜI PHẢI CHĂNG LÀ BAYESIAN?

Thomas Amossé, Yann-Vai Andrieu, Laura Muller
Kể từ các công trình tiên phong của Jean Piaget và Bärbel Inhelder, nhiều nghiên cứu tâm lí học thực nghiệm đã thử xác định xem các lập luận của chúng ta có theo những quy tắc của phép tính xác suất hay không. Vấn đề luôn gây tranh luận này đã có nhiều phát triển, cả về mặt lí thuyết lẫn thực nghiệm.
Trong những năm 1960, Ward Edwards và ê-kíp của ông đã tiến hành một loạt thí nghiệm nhằm xác định việc ra quyết định trong môi trường bất trắc có tuân thủ hay không một logic bayesian. Chương trình nghiên cứu độc đáo này làm cho hai bộ môn tâm lí học thực nghiệm và lí thuyết xác suất gặp gỡ nhau vào một thời điểm đặc biệt trong lịch sử của chúng: một mặt, cách tiếp cận bayesian được quan tâm trở lại sau thời đại vàng son của thống kê cổ điển của Ronald Fisher và Jerzy Neyman; mặt khác, một nhánh mới của tâm lí học được phát triển trong khuôn khổ của cuộc cách mạng nhận thức.
Những công trình của W. Edwards được các công trình của Daniel Kahneman và Amos Tversky (1973) bổ sung. Hai nhà tâm lí học này trình bày một tổng hợp của vấn đề trong tác phẩm Judgment Under Uncertainty xuất bản năm 1982 (Cambridge University Press). Các kết quả của họ sẽ bị phê phán kịch liệt, đặc biệt là bởi các nhà tâm lí học tiến hoá Gerg Gigerenzer và Ulrich Hoffrage (1995).
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn:L’esprit humain est-il bayesian?”, Courrier des statistiques, n0 100, décembre 2001
Print Friendly and PDF