8.12.20

Trung Quốc phải xem xét cắt giảm tài trợ các “Con đường tơ lụa mới”

 TRUNG QUỐC PHẢI XEM XÉT CẮT GIẢM TÀI TRỢ CÁC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI”

Pierre-Antoine Donnet

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ngày 20 tháng 11 năm 2020 (Nguồn: Indian Express)

Nguồn tài trợ của thiên triều bị chậm lại bởi bẫy nợ”. Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 vừa qua dưới hình thức hội nghị trực tuyến, Tập Cận Bình đã đảm bảo theo đuổi dự án đồ sộ về các Con đường tơ lụa mới”. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng chính sách cho các đối tác của BRI (Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường) vay vn t nay phi tuân th nhng chun mc kht khe hơn.

Trung Quốc sẽ củng cố sự điều hòa các chính sách, quy định và chuẩn mực của mình với các đối tác [của BRI] và cùng với họ sẽ tăng cường hợp tác về cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, đổi mới công nghệ, y tế cộng đồng và giao lưu với các dân tộc,” theo lời giải thích của nhân vật số một Trung Quốc trong bài phát biểu trước các đại diện của 21 nước thành viên APEC.

Lời phát biểu đó, tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, có thể được diễn dịch trong thực tế, như một sự chuyển hướng. Sau nhiều năm tài trợ không giới hạn cho vô số dự án được ký kết trong khuôn khổ của BRI, vốn được phát động vào năm 2013, Trung Quốc đã đi đến thời khắc của sự thật: đã có rất nhiều quốc gia rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ, trong khi nợ nần của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh mà từ nay được coi là đáng báo động.

Không có số liệu chính thức về tổng số tiền mà Trung Quốc đã cho các nước ký kết BRI vay. Nhưng theo công ty cung cấp dữ liệu và phân tích tài chính Mỹ Refinitiv, trong quý đầu của năm 2020, các khoản vay này cộng với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các chương trình nói trên đã vượt quá 1,9 nghìn tỷ US$ cho 1.590 dự án. Tổng cộng, Bắc Kinh đã giải ngân 4.000 tỷ US$ để tài trợ cho nhiều dự án khác nhau trên thế giới. Về phần mình, Ngân hàng Thế giới ước tính số tiền mà Trung Quốc đầu tư vào BRI cho 50 quốc gia đang phát triển từ năm 2013 đến năm 2018, vào khoảng 500 tỷ US$, trong đó có khoảng 300 tỷ US$ dưới hình thức những khoản vay có đảm bảo.

CƠ SỞ HẠ TẦNG NHƯỢNG LẠI CHO TRUNG QUỐC

Tập Cận Bình không nói thêm về chủ đề này nhưng, theo các nhà phân tích, sự thận trọng của ông dường như báo hiệu một sự chuyển hướng trong chính sách của Trung Quốc liên quan đến BRI, cũng như thực tế nợ nần ngày càng tăng của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh. Theo số liệu của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ công của Trung Quốc đã tăng vọt trong những năm gần đây, lên đến 165% GDP vào quý đầu của năm 2020, so với mức nợ 150% GDP trong cùng kỳ năm trước. Tổng nợ của Trung Quốc, trong đó có nợ của các hộ gia đình, nợ của chính phủ và nợ của các doanh nghiệp thuộc khu vực phi tài chính đã lên đến gần 290% GDP trong quý đầu của năm 2020, tăng 255% so với một năm trước đó, theo IFF, một mức tăng được giới quan sát nước ngoài coi là nguy hiểm.

Alicia Garcia-Herrero (1968-)

Trung Quốc sẽ phải chọn lọc kỹ hơn đối với các dự án mà họ tài trợ, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi. Các quốc gia [đối tác của BRI], những nước có các dự án cơ sở hạ tầng lớn và từ thực tế đó đang mắc nợ nhiều, có nguy cơ không còn khả năng tìm ra những nguồn lực cần thiết để theo đuổi các dự án này”, theo lời giải thích của Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương ở ngân hàng Natixis, được tờ South China Morning Post dẫn lại.

Đã có hơn 150 quốc gia ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Âu ký kết các hiệp định trong khuôn khổ của BRI. Nhưng trong những năm gần đây, chương trình này đang vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là thực tế một số quốc gia đã rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ những khoản vay đã ký kết, bị kẹt trong “bẫy nợ” nổi tiếng, trường hợp gần đây nhất là Pakistan, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh. Malaysia gần đây đã buộc phải hủy bỏ ba dự án của Trung Quốc, trong đó có tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ US$. Danh sách các quốc gia rơi vào hoàn cảnh như thế đã tăng lên trong những năm qua: từ nay có thêm Mông Cổ, Lào, Maldives, Montenegro, Djibouti, Tajikistan và Kyrgyzstan. Các Nhà nước nhỏ ở Nam Thái Bình Dương như Papua New Guinea và Vanuatu cũng có thể sớm bị ảnh hưởng. Bẫy nợ” đôi khi buộc một số quốc gia phải nhượng lại toàn bộ cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc và như vậy phải từ bỏ một phần chủ quyền của họ.

một DONALD TRUMP THẬN TRỌNG

Vả lại tại hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Trung Quốc đã cho biết nước ông đang tích cực xem xét” việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vào năm 2017, hiệp định này đã thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), từng được Hoa Kỳ khởi xướng thông qua chính quyền Obama nhưng đã bị hủy bỏ một cách tàn nhẫn, theo sáng kiến ​​ca Donald Trump, ngay khi vừa mới bước vào Nhà trắng.

Trong suốt quá trình vừa qua, APEC, tham gia thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực, đã có những tiến bộ đáng kể và đóng một vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương,” Tập Cận Bình nhấn mạnh. Một lần nữa, Chủ tịch Trung Quốc đã ngầm nhắm đến nước Mỹ của Donald Trump khi nước này đã quay lưng lại với chủ nghĩa đa phương trong 4 năm qua.

Ông Tập nhấn mạnh: “Chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực và nỗ lực thiết lập một khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương càng sớm càng tốt”, và nói thêm rằng chủ nghĩa đơn phương tượng trưng “một mối nguy đối với nền kinh tế toàn cầu”. Hẳn là Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump đã xuất hiện chớp nhoáng tại hội nghị cấp cao APEC, lần đầu tiên kể từ năm 2017 ở một hội nghị thượng đỉnh như vậy, nhưng bài phát biểu của ông đã không được tường thuật công khai. Một sự kín đáo trái ngược với tư thế của đại kình địch Trung Quốc.

Phát biểu trước báo chí khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow, vào hôm thứ Sáu, cho biết Donald Trump đã tận dụng cơ hội của hội nghị trực tuyến này để nêu bật những tiến bộ mà Hoa Kỳ đã đạt được trong cuộc chiến chống lại Covid-19, đặc biệt những thành công được ghi nhận của hai công ty của Mỹ, Pfitzer và Moderna, trong việc hiệu chỉnh vắc-xin.

Giới thiệu tác giả

Pierre-Antoine Donnet
Pierre-Antoine Donnet

Cựu nhà báo của AFP, Pierre-Antoine Donnet là tác giả của khoảng mười lăm cuốn sách viết về Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn của châu Á. Năm 2020, cựu phóng viên tại Bắc Kinh này đã xuất bản cuốn “Le leadership mondial en question, Laffrontement entre la Chine et les États-Unis [Đặt lại vấn đề lãnh đạo thế giới, Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ], nhà xuất bản Editions de l'Aube.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: La Chine doit revoir à la baisse son financement des “Nouvelles Routes de la Soie”, Asialyst, ngày 25/11/2020.

Print Friendly and PDF