GIẢI THƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG THỤY ĐIỂN DẠY CHÚNG TA ĐIỀU GÌ VỀ KINH TẾ?
Tác giả: Robert Boyer
Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển về kinh
tế học năm 2024 khuyến khích chúng ta nhận thức về địa lý của nghiên cứu kinh tế
học và xem xét quá trình phát triển trong hai mươi năm qua của các lựa chọn của
ủy ban Thụy Điển.
Sau khi từ bỏ lý thuyết lớn mà sáng kiến này hướng tới vào năm thành lập 1969, kể từ năm
2000, giải thưởng này đã chứng tỏ mong muốn khen thưởng các nhà nghiên cứu giải
quyết các vấn đề của thời đại chứ không chỉ những ai tạo ra các công cụ mới hoặc
phát hiện hoặc đề xuất các cơ chế phối hợp mới.
Liệu việc trao giải thưởng năm nay cho ba
nhà kinh tế đã chứng minh được tầm quan trọng của chính trị trong quá trình
hình thành các thể chế thúc đẩy thịnh
vượng và tăng trưởng có đánh dấu sự trở lại của kinh tế học thể chế, có tính lịch
sử và so sánh hay không?
Các
trường đại học Hoa Kỳ và tính hỗn hợp của những người đoạt giải

Ba người đoạt giải Nobel năm 2024 xuất thân từ những quốc gia khác nhau, nhưng tất cả đều là giáo sư tại các trường đại học danh tiếng nhất ở Bắc Mỹ. Daron Acemoglu, người gốc Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, là nhân vật trung tâm vì ông đã hợp tác lần lượt với James Robinson, một người Anh, đồng tác giả của một cuốn sách thành công Power and Progress (2013) và với Simon Johnson, một người Anh khác đã nhập tịch Mỹ cho cuốn Why nations fail? The origine of power, prosperity and poverty (2023).
Do đó, giải thưởng này không hoàn toàn là bất ngờ, xét đến vô số đóng góp quan trọng của Daron Acemoglu, mà còn là thực tế rằng, từ năm 2000 đến năm 2024, các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Hoa Kỳ đã giành giải thưởng này 38 lần, Pháp 2 lần, Anh 1 lần và Na Uy 1 lần. Khoảng 83% giải thưởng được trao cho các trường đại học như MIT, Chicago và Harvard, điều này nhấn mạnh xu hướng chung được quan sát thấy từ năm 1969 đến năm 1999, khi tỷ lệ này chỉ là 73%. Có hai cách giải thích đối lập có thể giải thích sự tập trung cực độ này.
Với số lượng trường đại học có liên quan ít
như vậy, có thể lập luận rằng chúng tạo thành một câu lạc bộ rất khép kín, chứng
tỏ quyền lực tối cao của nó, kể cả về mặt phần thưởng. Hẳn là giải thưởng này
được trao bởi Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển, nhưng điều này khẳng định sự thống
trị của Bắc Mỹ bởi vì kể từ Thế chiến thứ hai, trọng tâm của nghề nghiệp này
(kinh tế học) đã chuyển từ Vương quốc Anh sang lục địa Bắc Mỹ.
Sự thật có lẽ nằm ở đâu đó giữa hai thái cực
này: như vậy một số nhà kinh tế học lỗi lạc được biểu lộ là những người mang đến
những sự đổi mới quan trọng, nhưng thỉnh thoảng, việc là thành viên của một câu
lạc bộ hẹp, ví dụ như Đại học Chicago, đã dẫn đến việc trao cũng một giải thưởng
này cho các nhà kinh tế khác có đóng góp khiêm tốn hơn nhiều.
Tầm
quan trọng của các thể chế và chính trị, lâu nay bị phủ nhận
Ủy ban nhấn mạnh rằng ba người được trao giải
đã giúp thể hiện vai trò của các thể chế, và do đó là vai trò của chính trị,
trong việc tách biệt giữa các nền kinh tế thịnh vượng và các xã hội không có khả
năng phát triển. Trên thực tế, đây là một sự thay đổi đáng kể so với nét chủ
đạo xuyên suốt chuỗi nghiên cứu được khen thưởng trong quá khứ, được đánh dấu
bằng sự khép lại của ngành kinh tế học dựa trên các khái niệm về tính duy lý, thị trường và sự cân bằng.
Như vậy, ba tác giả nhấn mạnh rằng thị trường
không phải là phương thức phối hợp duy nhất vì các thể chế cơ bản giám sát và định
hướng hoạt động kinh tế. Do đó, chính trị là một bên liên quan trong bất kỳ
phân tích kinh tế nào muốn được xem là thích đáng. Đến mức nó (kinh tế học) phải
chuyển đổi thành kinh tế chính trị học.
Những thể chế này không đơn giản là những sự
va chạm đối với một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường vì chúng cấu
thành nên mọi trật tự kinh tế có thể quan sát được trong không gian và thời
gian. Một số cấu hình thể chế cho phép sự thịnh vượng và đổi mới tích lũy trong
thời gian dài. Ngược lại, nếu không có sự trung gian chính trị để đảm bảo sự
lan tỏa các lợi ích của tiến bộ kỹ thuật, các xã hội khác không thể tận dụng những
thời điểm quyết định để thoát khỏi nạn đói nghèo. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh
vai trò của quyền sở hữu, điểm họ đồng ý với Trường phái Chicago, nhưng đóng
góp của họ vượt ra ngoài thể chế cơ bản này.
Nhà kinh tế học không chỉ quan tâm đến việc
sản xuất và tạo ra giá trị và của cải mà còn phải quan tâm đến việc phân phối
chúng, yếu tố quyết định tính khả thi của một chế độ tăng trưởng. Theo một
nghĩa nào đó, họ cung cấp sự bổ sung có giá trị cho công trình của Thomas Piketty: trong
khi Piketty ủng hộ việc phân phối lại thông qua thuế và hàng hóa công cộng,
Acemoglu và các đồng nghiệp của ông quan tâm đến sự phân phối thu nhập sơ cấp vốn
cũng được định hình bởi các quá trình chính trị.
Như vậy, công trường xây dựng nền kinh tế
thể chế hiện đại được mở lại. Kinh tế học thể chế đã được ủy ban công nhận khi
trao giải thưởng cho Douglas North vào năm
1993 và sau đó là Eleanor Östrom vào năm
2009. Sự công nhận này thật sự là hiếm hoi so sánh với bốn con đường khác dẫn đến
Giải thưởng Ngân hàng Thụy Điển.
Rèn
công cụ và dụng cụ mới
Vào năm 1969, giải thưởng này được thành lập là một phần của ý tưởng đầy
tham vọng nhằm biến kinh tế học trở
thành ngành tương đương với vật lý học. Paul Samuelson (người
nhận giải năm 1970) chắc hẳn là nhân vật tiêu biểu nhất vì ông đã vận dụng các
công cụ toán học của vật lý học để áp dụng vào kinh tế. Việc khám phá con đường
này đã dẫn đến bế tắc vì việc khái quát hóa lý thuyết cân bằng chung là
không thể và dẫn đến việc là có bao nhiêu giả thuyết là có bấy nhiêu mô hình. Vậy
là vĩnh biệt hy vọng về một nền tảng tiên đề cho kinh tế học!
Trong giai đoạn 2000-2024, chỉ có ba nỗ lực xây dựng lại nền tảng lý thuyết của kinh tế học đã nhận được giải. Đầu tiên, thông qua liên minh với tâm lý học (Kahneman, 2002), sau đó thông qua việc sử dụng kinh tế học hành vi (Thaler, 2017) hoặc thông qua phân tích mối quan hệ chéo giữa đổi mới và tăng trưởng (Romer, 2018).
Do vậy, hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự nở rộ của những đột phá trong thống kê
và kinh trắc học. “Chúng ta hãy phát triển các phương pháp phân tích dữ liệu
chặt chẽ và dần dần sẽ xuất hiện những nét phác của một phương pháp tiếp cận nền
kinh tế thông qua quá trình tích lũy các công trình thực nghiệm”: điểm này đang trở
thành dự án của phần lớn các nhà kinh tế. Do đó, họ có thể phân tích nguyên
nhân, điểm yếu của nghiên cứu kinh trắc truyền thống, điều giải thích cho sự
công nhận các công trình của Heckman (2000) và Sargent (2011).
Về phần mình, kinh trắc học về các chuỗi thời
gian mở đường cho một lĩnh vực kinh tế vĩ mô động, vốn là nền tảng, ví dụ, cho việc phân tích tác động
của các chính sách kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn (Engle, 2003). Tần suất
cao và sự bùng nổ về khối lượng dữ liệu tài chính cho phép thị trường tài chính
phát triển chưa từng có: các phân tích các quá trình ngẫu nhiên (thị trường tài
chính có hiệu quả không?) thay thế các phân tích dựa trên sự cân bằng chung
tĩnh (Fama, 2013). Tương tự như vậy, cần phải nhận ra rằng việc điều chỉnh thị
trường lao động có những nét đặc thù mà các kỹ thuật phù hợp cho phép phát hiện
(Card, 2021).
Phân
tích các cơ chế kinh tế khác nhau
Thật không may, phương pháp quy nạp này
không đưa ra được mô hình có tính chuẩn mực mà triển vọng được mở ra bởi bước
ngoặt thực nghiệm này. Rất ít những điều quy luật thống kê xuyên suốt các thời
kỳ, các quốc gia hoặc các lĩnh vực. Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển đã có
xu hướng trao giải thưởng cho một loạt các dự án nghiên cứu giúp khám phá ra
các cơ chế cơ bản, mà chúng ta hy vọng một ngày nào đó sẽ cho phép dẫn đến một
lý thuyết đúng theo nghĩa của một lý thuyết!
Dòng
nghiên cứu thứ ba này đặc biệt tích cực kể từ năm 2000. Nó bắt đầu bằng việc thừa
nhận với Akerlof, Spence và Stiglitz (2001) rằng thông tin khômg đối xứng làm mất đi hiệu quả và khả năng tự cân bằng của thị trường
theo giả định của kinh tế học chuẩn. Phân tích các chu kỳ kinh tế đã thay thế
việc tham chiếu đến cân bằng tĩnh (Kydland, 2004). Về phần
mình, các lý thuyết trò chơi đổi
mới các quan niệm về cân bằng (Aumann,
2005) trong khi việc tính đến thời gian lại đưa ra những tình huống thế đôi ngã
đáng gờm trong các quyết định chính sách kinh tế (Phelps, 2006). Chiều
kích địa lý không bị lãng quên với sự công nhận các công trình của Krugman
(2010) và vai trò mà ông dành cho các hiệu suất giảm dần.
Điều đáng chú ý là, từ năm 2007 đến năm
2020, rất nhiều nghiên cứu đã được dành cho hoạt động của thị trường, hoặc từ
góc độ phân tích (Hurwitz, 2007; Diamond, 2010; Roth, 2012), hoặc từ góc độ chuẩn
tắc: làm thế nào để thúc đẩy cạnh tranh thông qua sự quy định (Tirole, 2014) hoặc
cách tốt nhất để tổ chức đấu giá (Milgrom, 2020). Một
câu hỏi khác liên quan đến bản chất của hợp đồng (Hart, 2016) vì đây là
đặc điểm thiết yếu của các nền kinh tế gọi là nền kinh
tế thị trường.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bộ công cụ và
danh mục các cơ chế phối hợp của các nhà kinh tế đã trở thành phong phú rất nhiều
nhờ những giải thưởng này. Tuy nhiên, liệu sự hiểu biết về các nền kinh tế
đương đại đã tiến triển đến mức có thể đưa ra các khuyến nghị dựa trên cơ sở
khoa học cho những người ra quyết định chính trị và hoạch định chính sách công
hay không?
Phân
tích các vấn đề đương đại
Thật vậy, đây là luồng nghiên cứu thứ tư được
Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển công nhận. Làm như vậy, Viện Hàn Lâm Thụy Điễn
kết nối lại với nguồn gốc của kinh tế chính trị: quan sát các hiện tượng mới và
xây dựng các khái niệm để giải thích chúng, và trong số những mục đích khác,
làm sáng tỏ các lựa chọn của bậc Quân vương (nhà cầm quyền – ND).
Nhưng khi bước vào thế kỷ 21, nhiều điều bất
thường đã xuất hiện. Trong kinh tế y tế, tại sao tuổi thọ lại khác nhau giữa
các nhóm xã hội (Deaton, 2015)? Làm thế
nào để đưa biến đổi khí hậu vào
kinh tế vĩ mô (Nordhaus, 2018)? Nếu
không thể giảm nghèo bằng các chính sách kinh tế vĩ mô, tại sao không nhân rộng
các thử nghiệm có kiểm soát và học hỏi từ chúng, sau đó thiết kế các chính sách
phù hợp (Duflo & Banerjee,
2019)?
Các cuộc khủng hoảng tài chính, chủ yếu ảnh
hưởng đến các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và sau đó là Châu Á, hiện đang ảnh
hưởng đến các nền kinh tế tiên tiến nhất - đầu tiên là Nhật Bản và sau đó là
Hoa Kỳ (Bernanke, 2022). Ngầm
hiểu, kinh tế học đã bị “phân chia thành thể loại”.
Trước những yêu sách của chủ nghĩa nữ quyền,
sự gia tăng công việc của phụ nữ và mối quan hệ của nó với sự chuyển đổi cấu
trúc gia đình, việc công nhận lĩnh vực nghiên cứu mới này là điều cần thiết (Goldin, 2023). Đây đều
là những chuyên ngành rất hữu ích cho việc nâng cao kiến thức và thực hiện các chính sách công,
nhưng liệu các lý thuyết lớn có còn khả thi không?
Liệu
kinh tế học thể chế có mở ra một con đường mới không?
Được cổ vũ
bởi một sự lạc quan nhất định, người ta có thể nghĩ rằng những người đoạt giải
năm 2024 báo hiệu sự trở lại thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế chính trị học Bắc
Mỹ vốn mang tính thể chế và lịch sử, sau Commons, Mitchell hoặc Veblen. Tuy nhiên, vẫn
cần phải thận trọng.
Thật vậy, Douglas North được ca ngợi và
công nhận, nhưng ông vẫn chưa phải là người sáng lập ra trường phái tư tưởng
tương đương với trường phái do Milton Friedman sáng lập
và cổ vũ. Việc
công nhận các công trình của Eleanor Östrom (2009) là điều có vẻ đáng ngạc nhiên vì nó
cho thấy rằng các cá nhân thuộc một cộng đồng có thể phát minh ra các hình thức
tổ chức độc đáo cho phép quản lý hiệu quả và công bằng một nguồn tài nguyên
thiên nhiên được chia sẽ, tức là một nguồn lực chung. Một
nhận xét nữa: trục của kinh tế học thể chế, giống như trục của nền tảng lý thuyết,
rất mỏng!
Câu hỏi đặt ra là sự hợp tác của các ngành
khác nhau, trong đó kinh tế học chuẩn mực không phải là yếu tố chiếm ưu thế vì
các nhà kinh tế học, xã hội học, khoa học chính trị, quản lý, nhà tâm lý học,
luật sư, sử gia và triết gia phải hợp tác. The Society for the Advancement of
Socio Economics (SASE) được thành lập năm 1989 với mục đích này và đã đạt được
sự công nhận quốc tế. Chúng ta hầu như không dám đề cập đến cách tiếp cận về sự
điều tiết hoặc lý thuyết
về các quy ước vốn từ lâu
đã hướng tới với việc tái cơ cấu kinh tế học trên phương diện lý thuyết bằng
cách tính đến các thể chế và tổ chức.
Liệu tất cả những xu hướng này có cơ hội nào để trở thành những xu hướng dành giải thưởng của Ngân Hàng Thụy Điển về kinh tế học trong tương lai hay không? Thời gian sẽ trả lời, nhưng phần đầu của bài viết này khiến cho ta vẫn còn khó tin!
Phạm Như Hồ dịch
Nguồn: “Que nous enseigne le Prix để la banque de Suède en esconomie”, Alternatives économiques, 20.11.2024.