DUY LÍ TÂN CỔ ĐIỂN (TÍNH)
Neoclassical rationality
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 – DEBREU, 1983 – HICKS, 1972 – KANTOROVICH, 1975
Tính duy lí kinh tế, như được trình bày ở đây, tương ứng với hành vi tối đa hoá của một tác nhân kinh tế, xuất phát từ lí thuyết lợi ích kì vọng, được von Neumann và Morgenstern (1947) xách định bằng tiên đề và được Savage (1954) phát triển. Tuy bị phê phán trên quan điểm thực chứng lẫn chuẩn tắc nhưng tính duy lí này vẫn nằm ở trung tâm của hầu hết các công trình kinh tế.
▶ ALLAIS M., “Le comportement de l’homme rationel devant le risque: critique des postulats et axiomes de l’école américaine”, Econometrica, 1953, 21, p.503-546. – FISHBURN P. C., Utility Theory for Decision Making, New York, J. Wiley & Sons, 1970; Nonlinear Preference and Utility Theory, Baltimore/London, John Hopkins University Press, 1988. – HIRSHLEIFFER J., Investment, Interest and Capital, Englewood Cliffs, Prentice-Hall, 1970. KREPS D. M., Notes on the Theory of Choice, Boulder/London, Westview Press, 1988. – MACHINA M., “Expected Utility Analysis without the Independence Axiom”, Econometrica, 1982, 50, p. 277-324; “Choice under Uncertainty: Problems Solved and Unsolved”, Journal of Economic Perspectives, 1987, 1, p. 121-154. – MCCLENNEN E. F., Rationality and Dynamic Choice: Foundational Explorations, Cambridge, Cambridge University Press, 1990. – NEUMANN VON & MORGENSTERN O., Theory of Games and Economic Behavior, Princeton, Princeton University Press, in lần thứ hai, 1947. – SAVAGE P., The Foundations of Statistics, New York, J. Wiley & Sons, 1954.
Gilles ROTILLON
Giáo sư đại học Nanterre (Paris 10)
Nguyễn Đôn Phước dịch
® Kinh tế học vi mô; Lí thuyết ra quyết định; Lợi ích; Lợi nhuận; Phân tích chi phí-lợi thế.
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001