Tân cổ điển
Neoclassical
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 – ARROW, 1972 – DEBREU, 1983 – FOGEL, 1993 – FRIEDMAN, 1976 – HAYEK, 1974 HICKS, 1972 – LUCAS, 1995 – MODIGLIANI, 1985 – NASH, 1994 – NORTH, 1993 – SAMUELSON, 1970 – SEN, 1998 – SIMON, 1978 – SOLOW, 1987
Thuật ngữ này chỉ trường phái những nhà kinh tế (theo nghĩa schumpeterian của từ này là những tác giả sử dụng những khái niệm nhất định và những kĩ thuật điều tra nhất định), sinh ra với tác phẩm của S. Jevons (1871) và được đăng quang một thế kỉ sau với những công trình của Arrow và Hahn (1971). Những mốc đánh dấu sự phát triển của trường phái này là những đóng góp của Walras (1874), Marshall (1890), Fisher (1892), Pareto (1897), Slutsky (1915), Hicks (1939), Allais (1943), Samuelson (1947) và Debreu (1959). Những khái niệm chính là lợi ích cận biên, tính duy lí cá thể, cân bằng (cá thể và của thị trường), sự phụ thuộc lẫn nhau, tính linh hoạt của các giá tương đối, tính tối ưu Pareto. Những kĩ thuật chính gắn liền hoặc với lí thuyết các hàm, hoặc với tôpô tổng quát hay tôpô đại số. Tổng thể này dựa trên phương pháp luận cá thể. Đây là một thiết kế tri thức hiếm có thiết kế tương đương nào khác trong khoa học xã hội, tạo thành cơ sở cho ba lí thuyết (giá trị, cân bằng, phúc lợi tập thể) dựa trên mô hình “cân bằng chung”, trong đó cân bằng của thị trường của mỗi sản phẩm cũng tuỳ thuộc vào giá cân bằng của mỗi một sản phẩm khác. Để đơn giản hoá, ta cũng có thể giả định rằng mỗi sản phẩm có thể được phân tích riêng lẻ (đó là điều Marshall đã làm bằng cách qui chiếu về giả thiết “cân bằng bộ phận”), nhưng với cái giá phải trả là mất đi một số đáng kể những kết quả.
▶ ALLAIS M., A la recherche d’une discipline économique, in lần thứ hai với tựa là Traité d’économie pure, Paris, Imprimerie nationale, in lần thứ ba, 1994 (Paris, Clément Juglar). Harvester, 1990 (bản dịch tiếng Pháp, LeVons de théorie, Paris, PUF, 1996). – ARROW K. J. & HAHN F., General Competitive Analysis, San Francisco, Holden Day, 1971. – COURNOT A. A., Recherches sur les principes mathématiques de la théorie des richesses, Paris, Hachette, 1838, (bản in mới, Paris, Rivière, 1938). – DEBREU G., Theory of Value, New York, Wiley, 1959 (bản dịch tiếng Pháp, Théorie de la valeur: analyse axiomatique de l’équilibre économique, Paris, Dunod, 1966). – EDGEWORTH F. Y., Mathematical Psychics, London, Kelley, 1881. – FISHER I., “Mathematical investigations in the theory of value and prices”, Transactions of the Connecticut Academy of Arts and Sciences, IX, July 1892 (bản dịch tiếng Pháp, Paris, Giard & Brière, 1917; in lại, New York, Kelley, 1965). – HICKS J. R., Value and Capital: an Inquiry into some Fundamental Principles of Economic Theory, Oxford, Oxford University Press, 1939. – JEVONS S., The Theory of Political Economy, London, 1871. – MARSHALL, A., Principles of Economics, London, Macmillan, 1890 (bản dịch tiếng Pháp, Principes d’économie politique, Paris, Giard & Brière, 1906 (vol. I) và 1909 (vol. II); bản tiếng Anh in lại London, Macmillan, 1977). – PARETO V., Cours d’économie politique, Lausanne/Paris, F. Rouge/F. Pichon (in lại, Genève, Droz, 1964). – SAMUELSON P. A., Foundations of Economic Analysis, Harvard, 1947 (bản dịch tiếng Pháp, Les fondements de l’analyse économique, Paris, Gauthier-Villars, 1965). – SLUTSKY E., “Sulla teoria del bilancio del consumatorre”, Giornale degli Economist, 1915, vol. 51, p. 1-26. – WALRAS L., Éléménts d’économie politique pure (Théorie de la richesse sociale), Paris, Economica, 1984
Bertrand Munier
Giáo sư Trường Đại học sư phạm Cachan
Nguyễn Đôn Phước dịch
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001
® Cạnh tranh; Chủ nghĩa tự do; Duy lí tân cổ điển (tính); Kinh tế toán học; Kinh tế thị trường; Lợi ích; Lợi nhuận; Thông tin và hiểu biết; Tối ưu; Walras.