27.8.15

Các nhà kinh tế cũng cần sự cạnh tranh



 
Charlie Chaplin trong Modern Times (1936)

 Các nhà kinh tế cũng cần sự cạnh tranh

Trên báo Le Monde ngày 4 tháng bảy 2012, nhiều tên tuổi lớn trong các khoa học xã hội đã lên tiếng yêu cầu chính phủ đảm bảo tính đa nguyên trong các định chế nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học, mà nếu không có nó thì không thể có trong đất nước chúng ta, một sự tranh luận dân chủ, được thông tin đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề lúc bấy giờ là rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuộc khủng hoảng đã cho thấy rằng một tư tưởng kinh tế quá thuần nhất và quá tự tin có thể có hiệu ứng ngược với chờ đợi đến nhường nào.
Thế mà ngày nay chúng tôi buộc phải nhận định rằng không có gì thay đổi, trong các chương trình nghiên cứu lẫn trong giảng dạy. Đó là do vị thế độc quyền mà các cách tiếp cận gọi là mainstream (“thống trị”) hiện đang nắm giữ.

Những truyền thống tư tưởng khác

Xin nói rõ ngay là chúng tôi hoàn toàn không phủ nhận lợi ích lẫn sức tỏa chiếu của các cách tiếp cận này và không yêu cầu ràng buộc chúng chút nào. Nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh là còn tồn tại, ở Pháp cũng như trên trường quốc tế, nhiều truyền thống tư tưởng khác, tuy có sức thú hút lớn các nhà nghiên cứu và sinh viên, nhưng bị mắc cạn vì cách thực hành ngắn hạn quy tắc đa số cho phép những ai thống trị chiếm lĩnh mọi việc.
Không thể chối cãi việc phá hủy sự đa nguyên trong kinh tế học: nhận định này đã được một loạt những báo cáo chính thức nối tiếp nhau ghi nhận. Một công trình thống kê mới đây cho thấy là, trong thời kì 2005-2011, trên tổng số 120 chức danh giáo sư được bổ nhiệm chỉ có 6 người thuộc về các trào lưu thiểu số!
Ý thức hiện trạng này, Hội kinh tế học chính trị Pháp (AFEP, quy tụ hơn 600 tiến sĩ về kinh tế học và về các khoa học xã hội) được thành lập vào năm 2009, với quyết tâm “bảo vệ tính đa nguyên trong kinh tế học”. Hội đoàn này đã đề nghị mở ra một không gian nghiên cứu và giảng dạy mới, được thử nghiệm trong vòng bốn năm, cho phép cái quan niệm đối chọn về một kinh tế học “bám trụ vào các khoa học xã hội” được tồn tại.
Sau bốn năm thử nghiệm này, trên cơ sở những kết quả đạt được, sẽ lấy quyết định hoặc là duy trì lâu dài hoặc là chấm dứt thử nghiệm. Đề nghị cân bằng này mà, xin được nhắc lại, không thu hẹp hoạt động lẫn các phương tiện của kinh tế học mainstream nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong cộng đồng các giảng viên và nhà nghiên cứu kinh tế học vì, ngay cả trước khi có đề xuất này, 300 trên 1800 thành viên của cộng đồng đã kí một tuyên bố long trọng mong muốn tham gia một không gian như thế khi nó ra đời.

Phản ứng quyết liệt

Tính cấp bách của vấn đề, tính đơn giản của giải pháp được đề nghị và sự ủng hộ nó nhận được từ cộng đồng hàn lâm đã thuyết phục Bộ đại học vào đầu tháng 12 năm 2014, thông báo việc thành lập một lĩnh vực mới trên chủ đề “Kinh tế và xã hội” bên cạnh 80 ban khác của Hội đồng quốc gia các đại học (CNU). Ngay khi thỏa thuận này được biết đến, một phản ứng quyết liệt đã nổ ra.
Đương kim chủ tịch của ban các khoa học kinh tế đã đe dọa từ chức nếu nghị định không bị hủy bỏ! Bản thân ông và một phần các khoa trưởng các khoa kinh tế học khẳng định trên tờ Le Figaro ngày 4 tháng giêng năm 2015 rằng việc thành lập này sẽ được dùng để “dồn những kẻ thất bại hay bị ức chế” của hệ thống đại học vào một nơi, “tất cả những ai không công bố được công trình trên các tạp chí danh tiếng”. Họ còn bồi thêm để tỏ ra hào phóng: “Bà Bộ trưởng bị bọn cực tả đánh lừa”.
Chúng tôi những tưởng rằng một bản rao hàng như thế, không phải do những người sử dụng Internet tự triệt để hóa mình nêu lên mà từ những nhân vật cấp cao của định chế kinh tế học đại học, sẽ cho phép Bộ trưởng đánh giá cụ thể cách thực hành sự đa nguyên và đối thoại trong các định chế của chúng ta. Điều này minh họa cho thực tế mà chúng tôi không ngừng lặp lại khi giải thích rằng, trong khuôn khổ hiện nay, việc chia tay là giải pháp tốt nhất để có thể nói chuyện lại sau này.
Bộ đáng lí cũng có thể đặt câu hỏi về logic của một lập luận xem 300 giảng viên và nhà nghiên cứu là “những kẻ thất bại” “bị ức chế” để đồng thời cương quyết chống đối việc họ bỏ ra đi … Tiếc thay, câu trả lời của Bộ lại hoàn toàn khác: thông báo việc thành lập ban mới đã bị đình hoãn.

Thái độ tự sát

J. R. Commons (1862-1945)
Chắc chắn rằng khoa học kinh tế là một khoa học khó. Thái độ tin rằng mình hoàn toàn có lí và người khác là “bất tài” là một thái độ tự sát. Phải chăng người ta đã quên thất bại khủng khiếp của các nhà kinh tế học, bất lực trong việc cảnh báo cuộc khủng hoảng năm 2008? Xin nhắc lại là, trong suốt hai mươi năm ròng, tính hiệu quả tài chính được rao bán khắp nơi như là “mệnh đề kinh tế học có những cơ sở thực nghiệm vững chắc nhất”! Đổi mới trong một thế giới chuyển động không nhất thiết là đi đến nơi mà đa số đang ở đó.
Thế mà, ở Pháp, chúng ta có một kho tàng: cách làm kinh tế học bắt nguồn từ École des Annales và từ Fernand Braudel, kết hợp những tác giả đa dạng như John Rogers Commons, Karl Marx hay John Maynard Keynes. Truyền thống này có một lịch sử lâu dài và nhiều người ủng hộ. Không dễ tóm tắt trong một vài chữ vì bản thân nó cương quyết muốn là đa dạng. Nó nghĩ rằng tiến bộ đến từ việc lai ghép kinh tế học và các khoa học xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu và nhiều sinh viên tự nhận mình trong truyền thống ấy. Thế thì càng tốt!
Fernand Braudel (1902-1985)
Cho phép họ tiến hành đến nơi đến chốn những dự án khoa học của họ hoàn toàn không tước đi điều gì cả của những ai còn ở lại với cách tiếp cận thống trị. Ban mới này phải được nhìn nhận như một điểm cộng thêm cho mọi người: trước tiên, đối với những ai tha thiết chứng minh rằng phương pháp của họ hoạt động được, nhưng ngay cả đối với trào lưu mainstream hiển nhiên cũng cần đến sự thúc đẩy của cạnh tranh nếu muốn tiến triển và tiếp tục đổi mới. Phải chăng đây là một đề xuất mà tất cả các nhà kinh tế học đều phải có khả năng chấp nhận ?
Thưa bà Bộ trưởng, trong những ngày mà tính đa nguyên được yêu sách mạnh như thế, xin hãy đi đến tận cùng dự án của bà. Hãy cho sự tự do biểu đạt những tư tưởng kinh tế khác nhau một cơ may: hãy thành lập ban mới “Kinh tế và xã hội”!  

Danh sách đầu những người kí tên:

André Orléan, président de l'Association française d'économie politique
Bruno Amable, professeur de sciences économiques, Université Paris 1
Gaël Giraud, économiste, directeur de recherche au CNRS
James K. Galbraith, économiste, University of Texas at Austin
Steve Keen, économiste, Kingston University London
Nancy Fraser, philosophe politique, New School for Social Research
Michael Piore, économiste, MIT
Alain Supiot, professeur au Collège de France
Michel Aglietta, économiste au CEPII, Professeur émérite de Sciences économiques à l'Université de Paris-Ouest Nanterre la Défense
Jean-Louis Beffa, président d'honneur et administrateur de Saint-Gobain
Robert Boyer, économiste, directeur de recherché au CNRS, directeur d'études à l’EHESS
Bernard Chavance, professeur de sciences économiques, Université Paris 7
Benjamin Coriat, professeur de sciences économiques, Université Paris 13
Olivier Favereau, professeur de sciences économiques, Université Paris-Ouest
Florence Jany Catrice, professeur d’économie, Université Lille1
Bernard Gazier, professeur émérite d’économie, Université Paris 1
Fréderic Lordon, économiste et philosophe, directeur de recherche au CNRS
Edgar Morin, sociologue et philosophe, directeur de recherche émérite au CNRS
Marcel Gauchet, philosophe et historien, Directeur d’études à l’EHESS
Luc Boltanski, sociologue, Directeur d’Études à l’EHESS
Dominique Meda, professeur de sociologie, Université Paris-Dauphine
Jean Pierre Dupuy, Professeur de philosophie à l'Université de Stanford (USA), Professeur émérite à l'École Polytechnique (Paris)
Alain Caillé, professeur de sociologie, Université Paris Ouest Nanterre
Sandra Laugier, professeur de philosophie, Université Paris 1
Dominique Bourg, professeur en épistémologie, Université de Lausanne
Dominique Lévy, économiste directeur de recherche, CNRS
Gérard Duménil, économiste directeur de recherche, CNRS
Philippe Minard, historien, directeur d'études à l’EHESS
Philippe Steiner, professeur de sociologie, Paris Sorbonne
Frédéric Lebaron, professeur de sociologie, Université de Versailles-Saint Quentin en Yvelines
Michel Lallement, professeur de sociologie, CNAM
Catherine Colliot-Thélène, professeur de philosophie, Université Rennes 1
Etienne François, professeur (ém.) d'histoire à l'Université Paris 1 et à la Freie Universität de Berlin, membre de l'Académie des Sciences de Berlin-Brandebourg
Olivier Beaud, Professeur de droit public, Université Paris II – Panthéon Assas.
Eve Chiapello, Directrice d’études, EHESS
Jean Yves Grenier, économiste, Directeur d'étude à l’EHESS
Albert Ogien, Directeur de recherches CNRS, EHESS
Etienne Balibar, professeur de philosophie, Université Paris-Ouest Nanterre
Franck Fischbach, professeur de philosophie, Doyen de la Faculté de Philosophie, Université de Strasbourg
Emmanuel Renault, professeur de philosophie, Université Paris-Ouest Nanterre
Michael Löwy, sociologue et politiste directeur de recherche, CNRS
Jean-Numa Ducange, historien, maître de conférences en histoire contemporaine, Université de Rouen
Jacques Bidet, professeur de philosophie, Université Paris-Ouest Nanterre
Stéphane Haber, professeur de philosophie, Université Paris-Ouest Nanterre
Guillaume Sibertin-Blanc, philosophe, Membre de l'Institut Universitaire de France / MCF HDR Université Toulouse-Jean Jaurès
Marc Lavoie, professeur de sciences economiques, Université d’Ottawa
Ben Fine, professor of economics, SOAS, University of London
Gerald Epstein, professor of economics and Co-Director of Political Economy Research Institute (PERI), University of Massachusetts
Tony Lawson, professor of economics, University of Cambridge, UK
Edward Fullbrook, Executive Director of the World Economics Association, Visiting Professor, University of the West of England
Richard R. Nelson, Professor of International and Public Affairs, Columbia University
Ha-Joon Chang, professor of political economy, University of Cambridge, UK
Jose Antonio Ocampo, Professor of Economics, Columbia University
Michael Rafferty, ARC Research Fellow in economics, University of Sydney
George De Martino, Professor, Josef Korbel School of International Studies, University of Denver
Steven Fazarri, Bert A. and Jeanette L. Lynch Distinguished Professor of Economics, Washington University at St. Louis
Nancy Folbre, Professor Emeritus, University of Massachusetts, Amherst.
Gerald Friedman, Professor of Economics, University of Massachusetts, Amherst.
Jayati Ghosh, professor of economics, Jawaharlal Nehru University, in New Delhi.
Ilene Grabel, Professor, Josef Korbel School of International Studies, University of Denver
William Lazonick, Professor of Economics, UMass Lowell President,The Academic-Industry Research Network Professeur Associé de Télécom Ecole Management
William Milberg, Dean and Professor of Economics, New School For Social Research
Robert N. Pollin, Distinguished Professor of Economics and Co-Director of the Political Economy Research Institute (PERI); University of Massachusetts Amherst.
Malcolm Sawyer, Principal Investigator: Financialisation Economy Society and Sustainable Development (FESSUD): www.fessud.eu Economics Division, Leeds University Business School, University of Leeds
Juliet Schor, Professor, Boston College
Michael Kumhof, Deputy Division Chief, International Monetary Fund
Engelbert Stockhammer, professor of economics, Kingston University
Stefano Lucarelli, professor of economics, University of Bergamo
Andrea Fumagalli, professor of economics, University of Pavia
Mauro Gallegati, Professor of Economics, Polytechnic University of Marche, Ancona
Marco Missaglia, associate professor, Universidad Nacional de Colombia
Matías Vernengo, Associate Professor of Economics, Bucknell UniversityJules
Andrew Sayer, Professor of Social Theory and Political Economy, Lancaster University
Jonathan Hearn, professor of sociology, University of Edinburgh
Robert Fine, Emeritus Professor of Sociology, University of Warwick
Bernard Harris, Professor of Social Policy, University of Strathclyde
Nicolas Pons-Vignon, senior researcher in economics, University of Witwatersrand
Stephen Kinsella, économiste, University of Limerick
Trevor Evans, Professor of Economics, Berlin School of Economics and Law
Eckhard Hein, Professor of Economics, Berlin School of Economics and Law
Aldo Geuna, Professor of Economics, University of Torino
Matheus Grasselli, professor of economics, McMaster Univesity
Robert Ayres, Emeritus Professor of Economics, Political Science, Technology Management
Vlasios Voudouris, professeur, ESCP Europe
Özlem Onaran, professor of economics, University of Greenwich
Clive Lawson, Economiste, University of Cambridge
William Outhwaite, professor of Sociology, Newcastle University
Constantinos Repapis, Economiste, Goldsmiths, University of London
John Holmwood, professor of sociology, University of Nottingham, former president of the British Sociological Society
Clara Capelli, lecturer, University of Pavia
Beverley Skeggs, professor of sociology, Goldsmiths
John Latsis, Economiste,Organisation Studies, University of Reading
Ismael Al-Amoudi, organisation studies, University of Cardiff, UK
Philippe Abecassis, économiste, Université Paris 13
Agnès Labrousse, économiste, Université de Picardie Jules Verne
Thomas Lamarche, économiste, Université Paris Diderot
David Flacher, économiste, Université Paris 13
Gilles Raveaud, économiste, Université Paris 8
Bruno Tinel, économiste, Université Paris 1
Richard Sobel, économiste, Université Lille 1
Nicolas Postel, économiste, Université Lille 1
Philippe Batifoulier, économiste, Université Paris Ouest Nanterre
Christian Bessy, directeur de recherche, CNRS
Hervé Defalvard, économiste, Université Paris Est Marne La Vallée
Jean Paul Domin, économiste, Université de Reims
Yann Guy, économiste, Université de Rennes 2
Sophie Jallais, économiste, Université Paris 1
Stéphanie Laguérodie, économiste, Université Paris 1
Philippe Légé, économiste, Université de Picardie Jules Verne
Jonathan Marie, économiste, Université Paris 13
Claire Pignol, économiste, Université Paris 1
Nguyễn Đôn Phước dịch
Print Friendly and PDF