10.8.20

Coronavirus: Làm thế nào để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm?

CORONAVIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ PHỤ THUỘC VÀO TRUNG QUỐC VỀ DƯỢC PHẨM?

80% lượng thuốc mà người châu Âu tiêu thụ do Trung Quốc sản xuất. (Nguồn: Le Soir)
Chúng ta đã biết về “ngoại giao khẩu trang” mà Trung Quốc đã tiến hành trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm sáng tỏ sự phụ thuộc rất nặng về dược phẩm của phương Tây vào Trung Quốc.
Sự phụ thuộc này vang lên như một lời cảnh báo về chủ quyền của các nước phương Tây trong các vấn đề y tế. Nó nhấn mạnh đến tính dễ bị tổn thương rất lớn của các nước phương Tây. Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu sản xuất dược phẩm trên thế giới, đến mức ngày nay, họ là công xưởng sản xuất hơn 80% lượng hoạt chất được sử dụng trong ngành dược phẩm toàn cầu. Tình trạng thống trị này thậm chí còn áp đảo hơn trong hồ sơ đăng ký các nguyên liệu, được sử dụng để phát triển dược phẩm, khi mà chỉ tính riêng ngành công nghiệp Trung Quốc đã chiếm từ 80 đến 90% thị trường thế giới.
Chính vì vậy mà người Mỹ ngày nay phụ thuộc vào Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung các loại thuốc kháng sinh, mà 97% đến từ đối thủ châu Á của họ. Giữa cuộc khủng hoảng Trung-Mỹ, có lý do để rùng mình. Trên thực tế, hàng ngàn loại thuốc gốc được tiêu thụ ở Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào Trung Quốc về các hoạt chất. “Nếu bạn là người Trung Quốc và muốn tiêu diệt chúng tôi, thì chỉ cần dừng lại không gửi thuốc kháng sinh nữa”, theo lời của hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã (Xinhua) vào tháng 4 năm ngoái.
Tình hình hầu như cũng không sáng sủa hơn đối với châu Âu. Học viện Dược phẩm Quốc gia tại Pháp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ mười năm nay. Sự thay đổi lớn đã diễn ra vào những năm 1990. Trước thời điểm đó, ngành dược phẩm châu Âu đã sản xuất 80% lượng thuốc được các nước châu Âu tiêu thụ. Ngày nay, tình hình hoàn toàn ngược lại: 80% lượng thuốc được người châu Âu tiêu thụ do Trung Quốc sản xuất. Đến nỗi Châu Âu không còn sản xuất nổi một gram paracetamol nào nữa!
Nhận thức của người phương Tây
Trên thực tế, trong chưa đầy ba mươi năm, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới các loại vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng và corticosteroid. Ngay cả Ấn Độ, nước đứng hàng thứ hai sau Bắc Kinh về sản xuất các loại thuốc gốc, cũng phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi họ phải cung ứng nhiều hàng hóa để có được các hoạt chất cần thiết.
Sự phụ thuộc này đã có một bước ngoặt đáng lo ngại khi xảy ra đại dịch, vốn đã gây ra sự gián đoạn nguồn cung từ các nhà máy Trung Quốc bị bỗng nhiên ngừng hoạt động. Sự thiếu hụt đột ngột này đã làm cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây mở mắt. Từ đó, có tuyên bố của Tổng thống Emmanuel Macron, vào ngày 16 tháng 6, về mong muốn của nước Pháp trong việc di dời các nhà máy sản xuất paracetamol đến đất Pháp trong ba năm tới. Việc Hoa Kỳ tách khỏi Trung Quốc trong ngành dược phẩm cũng là một con đường nghiêm túc được dự kiến ​​và đang được tho lun ti Quc hi M.
Bruno Bonnemain
Đối với 86% các bệnh viện ở châu Âu, vấn đề thiếu hụt [dược phẩm] đã trở thành chủ đề quan tâm hàng ngày”, theo lời của Bruno Bonnemain, chủ tịch một nhóm công tác về sự gián đoạn nguồn cung [dược phẩm], được tờ Le Figaro trích dẫn. Những loại thuốc chính bị ảnh hưởng là [] các loại thuốc chống nhiễm trùng và chống ung thư, theo sát là các loại thuốc cấp cứu, hồi sức, thuốc tim mạch và thuốc gây mê. Đã không có ai đáp lại lời cảnh báo của chúng tôi khi vẫn còn thời gian. Sai lầm lớn của các chính phủ của chúng ta là đã không xem thuốc là những sản phẩm chiến lược. Bằng cách ưu tiên tiêu chí về chi phí, chúng ta đã để cho các công ty làm bất cứ điều gì họ muốn. Chúng ta đã từ bỏ chủ quyền của mình.” Tuy nhiên, việc khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm quốc gia, sẽ tốn rất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ.
Trong khi đó, Trung Quốc đã mở ra một mặt trận mới với ngành Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM, Traditional Chinese Medicine), mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi đó là “kho báu của nền văn minh Trung Quốc”. TCM chiếm 30% thị trường ngành y tế trong nước, với doanh thu hơn 786 tỷ nhân dân tệ (khoảng 100 tỷ euro). Nó sử dụng khoảng 452.000 người thực hành và có gần 4.000 bệnh viện chuyên dụng.
Với lịch sử hơn hai thiên niên kỷ, TCM bao gồm các ngành châm cứu, liệu pháp hơ nóng các huyệt vị trên cơ thể bằng các vật liệu đốt thảo mộc, và dược điển. Lục địa châu Phi là mục tiêu chính cho việc xuất khẩu TCM của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây vẫn chê bai, nếu không muốn nói thẳng là hoài nghi về hiệu quả thực sự của TCM. Trên thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuy vậy, đã thừa nhận những đóng góp của TCM trong ngành dược học, và việc trao giải thưởng Nobel về y học năm 2015 cho nhà nữ nghiên cứu dược phẩm Trung Quốc Tu Youyou đã giúp thúc đẩy TCM một cách lớn lao.
Giới thiệu tác giả
Pierre-Antoine Donnet

Cựu nhà báo của AFP, Pierre-Antoine Donnet là tác giả của khoảng mười lăm cuốn sách viết về Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn của châu Á. Năm 2020, cựu phóng viên tại Bắc Kinh này đã xuất bản cuốn “Le leadership mondial en question, L'affrontement entre la Chine et les États-Unis [Đặt lại vấn đề lãnh đạo thế giới, Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ]”, nhà xuất bản Editions de l'Aube.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF