16.10.20

Giải Nobel kinh tế năm 2000 được trao cho các chuyên gia về đấu giá

 GIẢI NOBEL KINH TẾ NĂM 2020 ĐƯỢC TRAO CHO CÁC CHUYÊN GIA VỀ ĐẤU GIÁ

Paul Milgrom và Robert Wilson đã phân tích cơ chế định giá ở các thị trường đấu giá, truyền cảm hứng cho việc phân bổ các thị trường công, đặc biệt trong các ngành điện lực và viễn thông.

Antoine Reverchon


Những người được trao giải Nobel kinh tế, Robert Wilson (trái) và Paul Milgrom (phải), tại Đại học Stanford nơi họ giảng dạy, ở California, vào ngày 12 tháng 10. Ảnh: ANDREW BRODHEAD / AP
Françoise Forges (1958-)
Hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 10, giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel được trao cho hai nhà kinh tế học người Mỹ Paul Milgrom (72 tuổi) và Robert Wilson (83 tuổi) nối lại xu hướng chủ đạo của việc trao “Giải Nobel kinh tế” kể từ khi được thành lập vào năm 1969: đỉnh cao của một sự nghiệp lâu dài của các nhà kinh tế học, nhiều nhất thuộc về các nhà kinh tế học người Bắc Mỹ, vì sự phát triển các mô hình lý thuyết để cải thiện hoạt động của các thị trường theo hướng một tính duy lý cao hơn nữa.

Trong trường hợp này, đề tài được nghiên cứu qua vô số công bố của hai người đoạt giải, trong đó Robert Wilson là “người hướng dẫn” luận đề của người kia, Paul Milgrom, là việc tổ chức các thị trường khi các tác nhân áp dụng chiến lược tối ưu hóa thu nhập của họ, ngay cả họ khi đánh giá một mặt hàng theo nhiều cách khác nhau và bỏ qua một phần nào đó cách thức mà các tác nhân khác đánh giá mặt hàng đó: một điều logic, theo giải thích của nhà toán học Françoise Forges, giáo sư kinh tế tại Đại học Paris-Dauphine, người ngưỡng mộ cách thức mà hai người đoạt giải, xuất thân từ khuôn mẫu toán học, đã “bước vào sự phức tạp này”. Tuy nhiên điều này không chỉ có một giá trị lý thuyết. Bởi vì vấn đề chính là việc tổ chức một cách tốt nhất có thể những thị trường đã được hai giáo sư của Đại học Stanford nghiên cứu - khoan dầu, phân phối điện, điện thoại, các mạng 3G, 4G và 5G…

William Vickrey (1914-1996)
Robert J. Weber (1947-)
Để làm được việc này, Paul Milgrom, trong một bài viết tạo lập nền tảng được đăng vào năm 1982, đã cùng với Robert Weber đề xuất phân tích hoạt động của các thị trường đấu giá, mà, cho đến lúc bấy giờ, các sản phẩm được đặc biệt ưa thích của các thị trường này là các tác phẩm nghệ thuật, các tem thư và các chai rượu quý.

Bởi vì, nói một cách chính xác, làm thế nào để “làm” giá khi giá cả không được định đoạt thông qua một thị trường truyền thống, nhưng lại thông qua sự cạnh tranh giữa những tính chủ quan của các tác nhân? Nhà kinh tế học William Vickrey, người nhận giải Nobel năm 1996, đã mô tả hoạt động của các cuộc đấu giá theo kiểu tăng dần, trong đó mỗi tác nhân biết rõ trị giá, theo “bản thân mình”, của món hàng được bán: đó là mức giá bảo lưu của tác nhân và nó sẽ không tăng lên nữa. Tuy nhiên, trong tình huống đó, theo nhận định của Milgrom, người thắng nhất thiết sẽ phải chi nhiều hơn giá trị cân bằng, do các tác nhân khác đưa ra mức giá thấp hơn - đây là điều mà các nhà kinh tế gọi là “lời nguyền của người thắng”, theo Philippe Cremer, giáo sư tại Trường Kinh tế Toulouse nói rõ.

Chi trả nhiều hơn cho các cơ quan công quyền

Để tránh cái bẫy nói trên, Milgrom và Wilson đã mô hình hóa cách thức mà trị giá được mỗi người mua gán cho mặt hàng bị thay đổi bởi giá trị mà người mua này cho là có khả năng được mỗi một người mua khác gán cho nó - Christian Schmidt, giáo sư danh dự [đã về hưu] tại Đại học Paris-Dauphine giải thích rằng đây là việc sử dụng lý thuyết trò chơi, một lý thuyết cố gắng xác định những cân bằng tối ưu giữa những đấu thủ mà ai cũng biết rõ luật chơi.

Hoàn thiện hơn nữa mô hình của họ trong nhiều năm tiếp theo, Milgrom cũng cho thấy cách thức mà tính không đối xứng của thông tin khách quan, chứ không chỉ của thông tin mang tính chủ quan - ví dụ như kết quả của việc khoan thăm dò giữa nhiều công ty dầu mỏ khác nhau, hoặc các mục tiêu chiến lược của nhiều nhà khai thác điện thoại khác nhau - làm thay đổi các cuộc định giá đó, và qua đó cũng làm thay đổi mức giá cuối cùng.

Như vậy, Miglrom đã xác định nhiều thiết kế cho các hệ thống đấu giá khác nhau, tùy theo thị trường và hoàn cảnh, và các chính quyền và doanh nghiệp sẽ lựa chọn trong số đó - đôi khi phải trả thù lao cho những lời khuyên của ông - để khởi động - và trả lời - các mời gọi thầu và đấu giá trên các thị trường cung cấp điện hoặc viễn thông được triển khai vào những năm 1990 tại Hoa Kỳ trước khi đến châu Âu trong những năm 2000, theo nhận định của Pierre-Jean Benghozi, giám đốc nghiên cứu tại CNRS [Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp] và thành viên Trường Cao đẳng thuộc Cơ quan điều tiết ngành bưu chính và viễn thông của Pháp (Arcep).

Joëlle Toledano

Ông giải thích “Sẽ là điều thông minh và hiệu quả hơn khi bán các lô tần số theo hình thức đấu giá hơn là theo hình thức bốc thăm hoặc thương lượng các thị trường công, như cho đến nay: như vậy có thể đối chiếu quan điểm của các nhà khai thác và của các cơ quan chức năng”. Cơ chế này cũng được cho là nhằm ngăn chặn sự thông đồng [giữa các doanh nghiệp - ND], và chi trả nhiều hơn cho các cơ quan công quyền ...

“Nhà máy khí đốt”

Nhưng, theo nhận định của Joelle Toledano, nữ giáo sư danh dự bộ môn Quản trị và điều tiết tại Đại học Paris-Dauphine, sự phức tạp của các mô hình được đề xuất làm cho các thị trường đấu giá ngày nay trở thành các “nhà máy khí đốt” mà chỉ có các chuyên gia mới có khả năng phát triển... và hiểu rõ.

Và các mô hình đó cũng không giải quyết được tốt như những người quảng bá chúng tuyên bố vấn đề muôn thuở của sự phân bổ các nguồn lực chung cho các tác nhân tư nhân: Cách tốt nhất để duy trì lợi ích chung là gì? Làm thế nào để định giá một lợi ích chung? Làm thế nào để đảm bảo các tác nhân sẽ hành xử một cách trung thực?

Antoine Reverchon
Philippe Jehiel

Những thất bại của thị trường cung cấp điện ở California, những sai sót của thị trường mạng 3G ở Pháp trong những năm 1999-2003, hoặc các cuộc tranh cãi về chi phí đối với người đóng thuế - và lợi nhuận của các quỹ đầu tư - của thị trường trong việc phân bổ, vào năm 2017, các tần số bị các kênh truyền hình từ bỏ cho các nhà khai thác điện thoại Mỹ, theo lời tham vấn của... Paul Milgrom, cho thấy một điều rất thường xuyên gặp phải là một khi chính thức áp dụng một mô hình lý thuyết, thì việc các phương thức thể chế của việc triển khai thực hiện đều dẫn đến những kết quả kém phần “thuần túy” hơn rất nhiều.

Phải thừa nhận là các cơ chế khách quan hóa giá cả đã ngăn chặn các cuộc vận động hành lang và thông đồng khi đấu giá và mang về rất nhiều tiền cho các cơ quan công quyền, nhưng, như nhận định của Philippe Jehiel, giáo sư Trường Kinh tế Paris “hậu quả của chúng đối với cấu trúc thị trường mà chúng gây ra trong dài hạn - ví dụ như nguy cơ xuất hiện các công ty độc quyền hoặc tính kém hiệu quả - không phải lúc nào cũng được nghiên cứu”.

Antoine Reverchon

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

Nguồn: Le prix Nobel d’économie 2020 revient à des spécialistes de la vente aux enchères, Libération, ngày 13/10/2020.

Print Friendly and PDF