3.10.20

Lịch sử khoa học là lịch sử của hoạt động khoa học (B. Suchodolski, 1968)

LỊCH SỬ KHOA HỌC LÀ LỊCH SỬ CỦA HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC (B. SUCHODOLSKI, 1968)

Tác giả: Bogdan Suchodolski[*]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Bogdan Suchodolski (1903-1992)

Khái niệm khoa học thường được kết hợp với niềm tin rằng khoa học chứa đựng chân lý. Ngay cả nếu chúng ta thừa nhận rằng ta không thể đạt đến chân lý hoàn toàn đi nữa, ta cũng không rút ra kết luận rằng những ý kiến ​​sai trt thuc v khoa hc. Ngược li, ta cho rng ch nhng ý kiến đối lp vi cái sai, nghĩa là đúng mt cách nào đó, mới có quyền tồn tại trong ​​khoa hc. Chúng ta đặc trưng hóa khoa học bằng cách lấy quy chiếu về cái đúng làm khởi điểm, nói rằng nội dung của nó là sự khắc phục mọi giả trá, sai trật, viển vông và hoang tưởng.
Từ quan điểm này, lịch sử của khoa học phải được hiểu như lịch sử của chân lý. Tuy nhiên, ta chỉ cần lướt mắt qua bất kỳ một quyển giáo trình về lịch sử khoa học nào cũng đủ để tự thuyết phục rằng thực tế không phải như vậy; trên thực tế, chúng bao gồm cả những sai trật và giả mạo. Như vậy, nếu lịch sử của khoa học không phải là lịch sử của chân lý, thì nó không phải là lịch sử của những gì cấu thành nội dung cốt yếu của khoa học; nó là lịch sử của những gì chính xác không phải là khoa học, cái mà khoa học không muốn là như vậy, cái mà khoa học chống lại. Như vậy, phải chăng lịch sử của khoa học sẽ đúng hơn là lịch sử của cái phản khoa học - để sử dụng một lối nói thời thượng? [...]
Thật ra, sự thật như chân lý nằm ngoài thời gian, vì nó nằm ngoài sự trở thành, dòng biến dịch. Điều lịch sử kể lại không liên quan tới chân lý; cái là chân lý không có lịch sử. Nếu chúng ta có thể, nói về “lịch sử của chân lý” trong một nghĩa nào đó, thì nó chỉ có thể trong nghĩa đấy là lịch sử của con đường dẫn tới chân lý; nhưng một lịch sử như vậy sẽ thuật lại chúng ta đã vượt qua những cái sai, cái giả như thế nào. Những sai trật và giả mạo có lịch sử của chúng, trong khi sự thật như chân lý không hề có.
Lịch sử của khoa học như lịch sử của chân lý là dự án không thể thực hiện. Đây là một định đề có mâu thuẫn nội tại.
Phải chăng điều này có nghĩa rằng lịch sử của khoa học phải được hiểu như lịch sử của những sai lầm và mạo nhận, các sai trật và giả mạo được khắc phục trong quá trình lịch sử bởi những sai lầm và mạo nhận khác? Phải chấp nhận một lựa chọn hai ngả có vẻ như hoàn toàn mâu thuẫn với những gì được xem là khoa học trong thông kiến như vậy là điều không dễ dàng chút nào. Liệu chúng ta có thể quan niệm lịch sử khoa học như lịch sử của những sai trật và giả mạo, nếu ta chấp nhận khoa học như một tập hợp những ý kiến đúng chăng? Có thể có hay không một xung khắc loại này giữa khoa học với lịch sử của nó?
Kết luận từ những suy nghĩ này là lịch sử của khoa học không thể được quan niệm một cách hợp lý, hoặc như lịch sử của chân lý, hoặc như lịch sử của những sai lầm và mạo nhận. Lịch sử của chân lý không tồn tại, bởi vì chân lý không có lịch sử. Lịch sử của những sai lầm có thể tồn tại, nhưng nó không phải là lịch sử của khoa học. Làm thế nào để giải quyết song đề này? Làm thế nào để vượt qua những xung đột giữa cách hiểu thông thường về khoa học hiện đại như chân lý và sự kiện là lịch sử của nó, nói đúng ra, lại là lịch sử của phản-khoa-học”?
Cách giải quyết mà chúng tôi đề xuất dựa trên một lối diễn giải nhất định nào đó về hai ý niệm cái đúng thật và cái giả mạo. [...]
Một quan niệm như vậy về lịch sử khoa học có nghĩa là môn học này không phải là “lịch sử của chân lý”, cũng không phải là “lịch sử của những sai trật và giả mạo”, mà cùng một, lúc vừa là cái này vừa là cái kia một cách kỳ cục. Làm sao có thể như thế được?
Điều này chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta thừa nhận rằng lịch sử của khoa học không phải là lịch sử của những ý kiến ​​và lý thuyết khoa học, mà là lịch sử của hoạt động khoa học được triển khai bởi con người, và ý thức của họ liên quan tới hoạt động này. Xem lịch sử khoa học như lịch sử của những ý kiến ​​và lý thuyết khoa hc s dn chúng ta vào mi vn đề tng được biu l qua các nghi hoặc thường vẫn gắn liền với lịch sử khoa học. Lịch sử của khoa học như lịch sử của những ý kiến ​​và lý thuyết s bt buc phi thc hin các công trình nghiên cu ca nó ngày càng tiến v hướng nhng ý kiến ​​và lý thuyết khoa hc đúng tht, nghĩa là nó phải thu hẹp dần hiện trường phát triển lịch sử thực sự của tri thức, loại bỏ một cách nghiêm ngặt hơn khỏi hiện trường này “những sự thật” nay được chứng minh là những “sai trật”.
Trái với quan niệm đối tượng hóa lịch sử khoa học như lịch sử của những ý kiến ​​và lý thuyết khoa hc, dường như ta có th và nên đề xut mt quan nim đúng đắn hơn, xem lch s khoa hc là lch s ca hot động khoa hc được trin khai bi con người, và ý thc ca h liên quan ti hot động đó. Điu này có nghĩa là gì?
Khoa học là tri ​​thc v hin thc, tt nhiên. Nhưng tri ​​thc v hin thc không din ra trong trí tu con người nh mt s mc khi trc tiếp v cu trúc ca nó. Tri ​​thc v hin thc là mt hot động ca con người. Và hot động ca con người là mt liên kết đặc biệt giữa chủ thể với đối tượng, một kết hợp trong đó chủ thể biến thành đối tượng, trong khi đối tượng biến thành chủ thể. Trong lĩnh vực tri ​​thc v hin thc, điu này có nghĩa là hot động nhn thc biến đổi va hin thc, va bn thân con người; nói cách khác, khoa học là sự nghiệp của trí tuệ con người, nhưng trí tuệ con người - theo một nghĩa nào đó - cũng là sự nghiệp của khoa học.
Từ quan điểm này, lịch sử khoa học là lịch sử của hoạt động nhận thức và ý thức của con người. Như vậy, lịch sử khoa học vừa là lịch sử của tri ​​thc con người, va là lch s ca nhng người đang tìm hiu thế gii. Lịch sử của thiên văn học không chỉ là lịch sử của môn học này, mà còn là lịch sử của những người từng nghiên cứu về các vì sao. Và lịch sử của toán học không chỉ là lịch sử của những định lý toán học, mà còn là lịch sử của các chuẩn tắc toán học của tư tưởng, lịch sử của con người như hữu thể “sáng tạo ra toán học”.
Bogdan Suchodolski
Những Yếu Tố Phát Triển Của Lịch Sử Khoa Học,
(Les Facteurs du développement de l'histoire des sciences).
Revue de Synthèse, n0 49-52,
Paris, A. Michel, 1968, tr. 33-36




Chú thích:

[*] Bogdan Suchodolski (1903-1992): triết gia, sử gia, nhà giáo dục Ba Lan. Một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Anh và Pháp: The Development of Polish Science 1945-1955 (1956), La Pédagogie et les grands courants philosophiques (1960), A History of Polish Culture (1987), La Pologne: la nation et l’art (1989).

Print Friendly and PDF