GIỮA TRUNG QUỐC VÀ PHƯƠNG TÂY, GIA TĂNG SỰ ĐỐI KHÁNG KHÔNG GÌ LAY CHUYỂN
H&M, gã khổng lồ ngành dệt may của Thụy Điển, đang đối mặt với một chiến dịch tẩy chay trên các mạng xã hội ở Trung Quốc, vì đã ngừng mua nguyên liệu bông ở Tân Cương sau các báo cáo về tình trạng cưỡng bức lao động ở khu vực phía tây bắc Trung Quốc này. (Nguồn: CNN) |
Có thể nói gì về cơn sốt bất ngờ này, vốn làm sôi sục các mạng xã hội Trung Quốc từ ngày 24/3 xoay quanh “mối lo ngại sâu sắc” của H&M về các thông tin cưỡng bức lao động tại các cánh đồng bông ở Tân Cương? Tập đoàn dệt may Thụy Điển, sau đó, đã cho biết họ sẽ không mua nguyên liệu bông từ Khu tự trị Tây Bắc Trung Quốc. Làn sóng phẫn nộ này đã trở thành khối u áp-xe cô đọng, làm Trung Quốc và phương Tây đối đầu với nhau xoay quanh thảm kịch của người Duy Ngô Nhĩ.
Tuy nhiên, mối lo ngại này đã diễn ra một năm trước đó. Nhưng nó đã gây ra một loạt những lời bình thù hằn trên các mạng xã hội. “Tung tin đồn để tẩy chay nguyên liệu bông Tân Cương trong khi vẫn muốn kiếm tiền ở Trung Quốc? Đó là một cầu mong hão huyền,” Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố trên trong một dòng tin đăng trên nền tảng tiểu blog Weibo, và đã nói thêm một lát sau đó rằng bông Tân Cương “sẽ không nuốt chửng chúng ta”.
H&M, cùng với nhiều thương hiệu khác đang nằm trong tầm ngắm của người dùng Internet Trung Quốc, là thành viên của tổ chức Sáng kiến Bông chất lượng cao, một tổ chức thúc đẩy một nền sản xuất bông bền vững. Vào tháng 10 năm 2020, H&M đã tuyên bố từ bỏ việc mua nguyên liệu bông ở Tân Cương.
Huang Xuan (1985-) Victoria Song (1987-)
Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ tư trên thế giới của H&M. Một số khách sạn ở Trung Quốc đã dán thông báo ở trước cửa ra vào cho biết sẽ từ chối tiếp đón những người nào mặc quần áo có thương hiệu Thụy Điển này. Trong những ngày kế tiếp, làn sóng phẫn nộ này đã lan sang hãng Nike, cũng như các công ty con của Nike như New Balance, Under Armour, Tommy Hilfiger và Converse. Năm ngoái, gã khổng lồ người Mỹ này cũng đã bày tỏ sự lo ngại về chế độ đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Adidas cũng đã đưa ra lập trường tương tự: công ty Đức đã thông báo sẽ không sử dụng nguyên liệu bông từ Tân Cương nữa. Tiếp theo là Burberry, một thương hiệu hàng cao cấp của Anh, rồi đến hãng hàng chuyên dùng thể thao Puma của Đức.
“TÔI ỦNG HỘ BÔNG TÂN CƯƠNG”
Liu Yifei (1987-) |
Các chính trị gia thân Bắc Kinh ở Hồng Kông cũng có lập trường tương tự. Nữ dân biểu Regina Ip hứa sẽ không mua các sản phẩm của Burberry nữa. “Burberry là một trong những thương hiệu yêu thích của tôi. Nhưng tôi sẽ ngừng mua sản phẩm của họ. Tôi đứng về phía đất nước mình bằng cách tẩy chay những công ty nào tung tin dối trá về Tân Cương.” Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cũng vào cuộc khi cho rằng H&M “đã sai khi muốn trở thành người hùng của pháp luật” và rằng công ty này từ nay phải “trả giá đắt cho những hành động sai lầm của họ”. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng không chịu thua kém, đã đăng trên các trang báo của họ một khung mang tên “Tôi ủng hộ bông ở Tân Cương”.
Regina Ip (1950-) |
HÀNH ĐỘNG THÙ HẰN VÀ XÚC PHẠM CHÍNH THỨC
Ngoài sự phẫn nộ mang tính dân tộc chủ nghĩa diễn ra ở Trung Quốc, cuộc tranh cãi này, vốn còn lâu mới nguội đi, đã làm nổi bật một câu hỏi khác: Liệu các doanh nghiệp kinh doanh có nghĩa vụ đối với các giá trị phổ quát, như nhân quyền và quyền tự do hay không? Nói một cách khác, liệu thương mại có tính đạo đức hay không?
Sự đối kháng cũng diễn ra một cách dữ dội trong xã hội nước Mỹ. Đã có 8 người chết, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á, vào ngày 16 tháng 3 trong một vụ xả súng ở Atlanta. Một bộ phim truyền hình đã gây ra làn sóng lo âu trong cộng đồng người châu Á tại nước này, vốn là đối tượng của nhiều hành động thù hằn, đặc biệt kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc”.
Hố sâu ngăn cách Trung Quốc với phương Tây không ngừng mở rộng, và không ai có thể tiên đoán khi nào thì điều đó sẽ kết thúc và ở đâu.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Entre Chine et Occident, l’inexorable montée des antagonismes, Asialyst, ngày 29/03/2021.