ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC SINGULARITY, LIỆU COVID-19 CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TĂNG TỐC SỬ DỤNG CÁC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ... GÂY THIỆT HẠI CHO CÁC QUYỀN TỰ DO?
Những phản ứng khác nhau khi đối phó với đại dịch coronavirus đặt ra nhiều câu hỏi sâu sắc về mối quan hệ của chúng ta với quyền tự do. Bên cạnh những hạn chế rõ ràng về quyền tự do của chúng ta do các biện pháp được chính phủ ban hành - đeo khẩu trang bắt buộc, đóng cửa doanh nghiệp, giới nghiêm, cách ly -, đã xuất hiện một hình thức kiểm soát khác, gián tiếp và nham hiểm hơn, liên quan đến việc phổ biến một điều không tưởng về công nghệ trong xã hội, đặc biệt là có thể nhìn thấy được vào thời điểm này thông qua các ứng dụng truy vết đại dịch.
Ray Kurzweil (1948-) Peter Diamandis (1961-)
Tôi đã có dịp quan sát một trong các tổ chức này, Đại học Singularity, trong một chuyến đi nghiên cứu ở Thung lũng Silicon. Tổ chức lai tạp này, vừa là một think tank, vườn ươm và tổ chức đào tạo, được nhà tương lai học Ray Kurzweil, giám đốc về trí tuệ nhân tạo tại Google và Peter Diamandis, giám đốc và là người sáng lập quỹ X Prize, thành lập vào năm 2009.
“Thế giới già đang chết dần”
Vào giữa năm 2020, các chuyên gia của Đại học Singularity từ khắp nơi trên thế giới đã họp với nhau trên mạng khi đại dịch đã định dạng lại hình thức thông thường cuộc họp thượng đỉnh của họ ở California. Toàn bộ sự kiện đã được thiết kế lại xoay quanh những thách thức, giải pháp và ảnh hưởng của đại dịch này đối với xã hội chúng ta trong tương lai. Họ đặc biệt lý giải sự thất bại của các chính phủ hiện tại trong việc quản lý thảm họa toàn cầu này là do việc sử dụng quá kém các kỹ thuật công nghệ mới. Một người trong số họ đã tóm tắt khá hay suy nghĩ của họ bằng câu trích dẫn sau đây của nhà văn cộng sản người Ý Antonio Gramsci: “Thế giới già đang chết dần, thế giới mới chậm xuất hiện, và trong bối cảnh tranh tối-tranh sáng này thì các con quái vật trỗi dậy”.
“Chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ của các công nghệ, và những công cụ mà chúng ta mang đến cuộc chiến này tốt hơn bất cứ thứ gì mà tổ tiên chúng ta có thể tưởng tượng. Trên thực tế, tổ tiên chúng ta sẽ gán những công cụ này cho thần linh, và chính vì thế mà cuộc cách mạng công nghệ sinh học đã xuất hiện. Ngày nay chúng ta có khả năng đọc, viết và giải mã cuộc sống”.
Đối với họ, đây là lý do vì sao các công nghệ mới sẽ tượng trưng cho giải pháp lý tưởng để đối phó với tình hình hiện tại. Theo một số chuyên gia, việc giám sát có sự tham gia của các bên bằng các ứng dụng, ví dụ, sẽ giúp “cung cấp cho con người những phương tiện để sống một cách an toàn và khỏe mạnh trong cộng đồng của mình”.
Trên thực tế, ý tưởng về sự giám sát có sự tham gia của các bên là việc tạo ra một sự giám sát bao quát mà không cần có tháp canh: mọi người sẽ nhập thông tin về sức khỏe của mình trên một ứng dụng được kết nối với kỹ thuật đám mây để chính phủ có thể đưa ra các quyết định phù hợp trong thời gian thực. Đây là điều mà các nước như Hàn Quốc và Đài Loan đã chọn để thể chế hóa, trong khi những nước khác như Pháp vẫn từ chối làm như vậy.
Nhưng thế giới mới chậm xuất hiện. Theo các thành viên của Đại học Singularity, việc sử dụng tốt hơn các kỹ thuật công nghệ có thể giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng một cách dễ dàng hơn nhiều.
Đại học Singularity | @singularityu | 28 tháng 6
Chuẩn bị cho thế giới trong và sau đại dịch. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy tham gia cùng chúng tôi bắt đầu từ ngày 30 tháng 6. http://singularityu.online
Preparing for the world during and after the pandemic. Are you ready? Join us starting June 30th. https://t.co/n6DruRi1Rs
— Singularity University (@singularityu) June 28, 2020
Preparandonos para el mundo durante y post pandemia. ¿Están listos? Únese a nosotros a partir del 30 de junio. https://t.co/n6DruRi1Rs pic.twitter.com/Co2kddoXf7
Bradley Twynham |
Đối với các chuyên gia, cuộc khủng hoảng y tế tượng trưng cho vùng tranh sáng-tranh tối đó và những con quái vật, trên thực tế, là chính phủ của chúng ta. Họ cáo buộc sự chệch hướng mang tính chuyên quyền của chính phủ cũng như các định chế, chẳng hạn như Liên minh châu Âu, được coi là quá yếu kém để đối phó với tình thế hiện tại.
Nhưng người ta có thể tự hỏi liệu những con quái vật xuất hiện trong vùng tranh sáng-tranh tối đó có phải là chính những người tố cáo trên hay không. Trong mắt họ, câu hỏi về việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ mới dường như vượt khỏi hoàn cảnh hiện tại. Họ đồng thuận về phạm vi hạn chế của đại dịch so với các cuộc khủng hoảng sắp tới.
Aurélien Acquier: Sự đổi mới công nghệ vào thời điểm của thế Nhân Sinh (kênh Xerfi, tháng 9 năm 2020).
Mặc dù Jamie Metzl nêu bật những thách thức tiếp theo như “biến đổi khí hậu, [mực nước] đại dương, suy nghĩ về tương lai của trí tuệ nhân tạo và robot sát thủ”, câu trả lời mà ông đề xuất liên quan đến việc phát triển những công nghệ thích ứng, cho phép chúng ta chống lại những tệ nạn mới này một cách hiệu quả.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là giới thiệu các công nghệ mới như là một chàng hoàng tử quyến rũ, người sẽ giải cứu chúng ta khỏi mọi tệ nạn. Đại học Singularity thậm chí đã sử dụng lại 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc dưới lá cờ của họ. Kết hợp sứ mệnh với khả năng sinh lợi, tích hợp hạnh phúc của nhân loại vào chủ nghĩa tư bản: đó là tham vọng được công bố của các tổ chức mới này.
Chủ nghĩa cơ hội chính trị
Với cuộc khủng hoảng Covid-19, diễn ngôn đã thay đổi bản chất. Đại dịch hiện nay tượng trưng cho cơ hội duy nhất để giới thiệu các công nghệ mới như là chìa khóa giải cứu nhân loại khi đối mặt với một tương lai bị đe dọa. Những gì mà các chuyên gia này trình bày, như một tiến bộ công nghệ, thực chất là tầm nhìn lý tưởng của họ về xã hội tương lai, hay nói cách khác, là một chương trình hành động chính trị.
Tiffany Vora |
Trong mắt họ, mối đe dọa hiện tại cho
thấy vai trò trung tâm của công nghệ để nhân loại có khả năng tự mình đối phó
với các thử thách trong tương lai. Các thử thách đó sẽ mạnh hơn, rộng hơn và uy
lực hơn. Do đó, đại dịch toàn cầu tượng trưng cho cơ hội thay đổi theo “đúng
hướng”.
Sự quy chiếu đến lợi ích chung, giống như một chiếc mặt nạ quyến rũ, chắc chắn vẫn hiện diện khắp nơi trong nhiều diễn ngôn khác nhau. Đối với Tiến sĩ Tiffany Vora, chuyên gia về sinh học phân tử, câu hỏi đặt ra là “làm thế nào để tận dụng nguồn năng lượng của cuộc khủng hoảng này để biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn?”.
Và Christina Gerakiteys, nữ giám đốc của Đại học Singularity chi nhánh tại Úc đã trả lời:
“Chúng ta tận dụng công nghệ tốt nhất mà chúng ta biết được, và những gì tốt nhất của nhân loại, và chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu đầy tham vọng (“moonshots”) cho phép chúng ta tiến bộ và thoát khỏi tình trạng này.”
Tuy nhiên, các thành viên nói trên của Đại học Singularity, những người có khả năng “dự đoán tương lai” và cung cấp những công cụ có khả năng “giải quyết đại dịch này”, đã không từng thấy cuộc khủng hoảng này xuất hiện. Thế mà, họ khiến chúng ta có cảm giác mọi thứ đều có thể giải quyết được nhờ vào các công nghệ mới và chúng có thể là tia hy vọng trong một tình hình thảm khốc nhất của thế giới.
Một số chuyên gia thậm chí còn đề xuất trao cho Đại học Singularity quy chế của một tổ chức quốc tế, như Liên hợp quốc hoặc WHO, có thể đóng một vai trò then chốt trong việc quản trị toàn cầu. Có lẽ con quái vật thực sự không hẳn là các định chế của chúng ta, nhưng lại chính là cái niềm tin vào khả năng cứu rỗi của các công nghệ mới này.
Thế nên, câu hỏi được đặt ra ngày nay là tình trạng căng thẳng giữa quyền tự do và công nghệ mới. Nếu trong quá trình sáng tạo ra chúng, những công nghệ như máy điện toán được quan niệm như là một vectơ giải phóng cá nhân, thì khát vọng tự do này có vẻ như đang ngày càng xa vời nhiều hơn nữa, và điều đó càng xa vời với cuộc khủng hoảng y tế. Việc giám sát có sự tham gia của các bên, định vị công dân, dự đoán bệnh tật: các cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể khiến chúng ta hy sinh quyền tự do trên bàn thờ công nghệ, nhân danh sức khỏe của người dân.
Bài báo này được viết
dưới sự hướng dẫn của Aurélien Acquier, giáo sư tại Trường Kinh doanh ESCP.Yaëlle Amsallem
Tác giả
Nghiên cứu sinh tiến sĩ về khoa học quản lý, Trường Kinh doanh ESCP
Tuyên bố công khai
Yaëlle Amsallem đã nhận sự tài trợ từ Trường Kinh doanh ESCP.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Pour la Singularity University, la Covid-19 justifie un recours accéléré aux technologies… aux dépens des libertés?, The Conversation, ngày 16/12/2020.