TỪ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỢC LẠI)
Dẫn nhập cho Hồ sơ “Từ quan sát đến sản xuất kiến thức. Các sự trung gian trong nghiên cứu khoa học xã hội”
Nathalie Mondain, Jean-Marc Larouche và Stéphanie Gaudet
Tóm tắt
“Dữ liệu” thường bị giới hạn trong các thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu trong khi chúng là kết quả của các động thái về quan hệ đã góp phần tạo ra nó. Hồ sơ này tập hợp một mẫu những suy nghĩ về chủ đề này tại Đại học mùa hè thứ 9 của RéDoc (Mạng lưới quốc tế các trường đào tạo tiến sĩ về xã hội học/khoa học xã hội của Hiệp hội quốc tế các nhà xã hội học nói tiếng Pháp/Réseau international d'écoles doctorales en sociologie/sciences sociales de l'Association internationale des sociologues de langue française) được tổ chức tại Đại học Ottawa năm 2018. Các cuộc thảo luận tập trung vào động thái của các mối quan hệ xã hội định hướng quá trình sản xuất tri thức mới từ khái niệm trung gian xã hội. Khái niệm này, vừa đề cập đến các mối quan hệ giữa người quan sát và người được quan sát, vừa đề cập đến các trung gian tạo những cột mốc suốt quá trình nghiên cứu, từ sự thiết kế đối tượng nghiên cứu đến sự phân tích dữ liệu thông qua sự khảo sát thực địa, cho phép chúng ta có cái nhìn phê phán về việc (tái) sản xuất kiến thức và diễn ngôn.
==========================================================
Howard S. Becker (1928-) |
Paul Sabourin |
Hannah Arendt (1906-1975) |
Như vậy, chính thông qua việc phân tích các hình thức trung gian khác nhau, mà các lựa chọn được thực hiện trong việc thiết kế đối tượng nghiên cứu có thể được khách quan hóa. Sau đó sẽ có thể làm nổi bật các vấn đề liên quan đến việc phân chia thực tại thành các hạng mục được thiết lập trước hoặc được xây dựng, một sự phân chia được xem xét lại trong suốt “con đường” đi từ sự quan sát đến việc xây dựng dữ liệu sẽ được phân tích, diễn giải và thể hiện dưới dạng kiến thức mới. Do đó, việc phân tích các trung gian cho phép chúng ta quay trở lại vũ trụ chuẩn tắc của việc sản xuất diễn ngôn, của việc sử dụng các nguồn dữ liệu nhất định, của các lựa chọn phương pháp luận, các tiêu chuẩn này được ghi nhận trong một thời gian và một không gian xã hội hay thay đổi (De Munck và cộng sự, 1997; Sabourin, 1993). Tuy nhiên, một cách tiếp cận như vậy vẫn khó thực hiện với sự bá chủ dai dẳng của quan điểm thực chứng trong diễn ngôn khoa học và ảnh hưởng của nó trong việc mô hình hóa nghiên cứu và mối quan hệ với thực địa (Gaudet & Robert, 2018).
Olivier de Sardan (1941-) |
Những thách thức này đã là chủ đề của các cuộc thảo luận và tranh luận tại Đại học Mùa hè của RéDoc lần thứ 9 (Mạng lưới các trường Tiến sĩ về Xã hội học/Khoa học Xã hội của AISLF) ở Ottawa vào năm 2018, mà chủ đề hợp nhất là: Từ quan sát đến sản xuất tri thức. Các trung gian trong nghiên cứu khoa học xã hội[1]. Chủ đề này nhằm mở rộng cuộc tranh luận đến tất cả các chiều kích vốn cấu thành quá trình sản sinh kiến thức trong nghiên cứu xã hội học, mục tiêu là khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ có một phản ánh sâu sắc về cách các phương pháp nghiên cứu được thiết kế. Điều này cũng dẫn chúng ta trở lại những gì mà, với tư cách là các nhà nghiên cứu, chúng ta truyền tải như là tri thức xã hội học thông qua dữ liệu mà chúng ta tạo ra và khi làm như vậy, tới “các dạng đời sống xã hội”[2] mà chúng ta biểu lộ qua sản xuất khoa học của chúng ta.
Trong khuôn khổ của đại học mùa hè RéDoc này, các trung gian xã hội được hiểu theo năm chiều kích chính đặc trưng của nghiên cứu đương đại trong khoa học xã hội và đã cấu trúc hóa của các cuộc tranh luận và hoạt động tại đại học mùa hè. Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày chúng trong các trang sau, bằng cách nêu bật đóng góp của các diễn giả đã thảo luận về những vấn đề này trong đại học mùa hè. Chúng tôi sẽ tiếp nối với sự trình bày các văn bản được chọn cho Hồ sơ này.
Các trung gian xã hội trong sự điều hòa nghiên cứu
Việc định nghĩa đối tượng nghiên cứu, dẫn đến định nghĩa của một cách đặt vấn đề đặc thù, được ghi nhận trong một không gian xã hội phức tạp được xác định cụ thể bởi các định chế khác nhau (cơ quan, hội đồng, quỹ) vốn điều hòa và tài trợ các chương trình nghiên cứu dưới ảnh hưởng của những chuyển biến chính trị, kinh tế và xã hội đương thời. Các cơ chế này dẫn đến việc hình thành các biểu tượng có khả năng ảnh hưởng đến cả định hướng và sự tài trợ của các nghiên cứu trong tương lai và các chính sách trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Như vậy, việc xác định các chủ đề dẫn đến sự cấu thành một đối tượng nghiên cứu là kết quả từ các trung gian xã hội khác nhau vốn ảnh hưởng đến chính quá trình nghiên cứu cũng như đến quy chế và việc sử dụng kiến thức sẽ được tạo ra (sự bảo lãnh, sự chính đáng hóa, sự công cụ hóa).
Điều này đã được quan sát một cách mẫu mực ở các quốc gia như Pháp với truyền thống tài trợ công cho nghiên cứu, nơi tự do trí tuệ và học thuật vẫn là trung tâm, điều được thể hiện qua sự lao động mang tính tập thể hơn và là nơi các nguồn lực được phân phối lại công bằng hơn (Hubert & Louvel, 2012). Tuy nhiên, những mô hình này đã dần nhường chỗ cho nguồn tài trợ theo dự án, mở ra cánh cửa cho nghiên cứu theo chuyên đề và đóng góp, trong số nhiều yếu tố khác, vào sự manh mún và cá nhân hóa của lao động trí óc. Như vậy, việc triển khai kiểu tiếp cận này ngày càng dựa nhiều hơn vào sự xác định các “ưu tiên” hay nói theo cách của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Canada (SSHRC), là “các lĩnh vực của những thách thức của ngày mai”, trong đó các nhà nghiên cứu được mời đăng ký dự án của họ. Vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh luận về sự tác động của những hình thức nghiên cứu mới này đối với nghề nghiệp của nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong khoa học công nghiệp và công nghệ (Jouvenet, 2011; Barrier, 2011), nhưng còn lĩnh vực khoa học xã hội thì sao? Câu hỏi này càng đáng được đặt ra khi mà một số tổ chức đại học được khuyến khích xác định “tầm nhìn” của họ cho tương lai trung và dài hạn, một tương lai dựa trên một tổ hợp các chủ đề hoặc lĩnh vực chính trong đó mỗi nhà nghiên cứu được xem như là đã tự nhận diện chính bản thân và sẽ thực hiện công việc của mình. Mặc dù vấn đề không phải là tranh cãi về tầm quan trọng, thậm chí là tính thích đáng của một số chủ đề được cho là hợp nhất này, nhưng cũng vẫn cần phải đặt câu hỏi về cách thức mà các định hướng này được xác định và chính thức hóa. Theo quy trình nào, trung gian nào? Và những tác động nào về mặt tư duy lý thuyết và phương pháp luận? Những câu hỏi này đặc biệt nhạy cảm khi các lĩnh vực chuyên môn của các nhà nghiên cứu nằm trong các mối quan hệ phức tạp và thường là chính trị trong khi cách tiếp cận của họ chủ yếu là khoa học; đây là trường hợp, ví dụ, với nghiên cứu khoa học xã hội bằng tiếng Pháp trong bối cảnh Bắc Mỹ[3].
Quan hệ đối tác thể chế và hợp tác nghiên cứu: các hình thức trung gian đa dạng
Một trong những hệ quả của nghiên cứu theo dự án này tập trung vào các chủ đề cụ thể nằm trong sự cấu tạo những quan hệ đối tác và hợp tác mà ngày nay được xem như một điều cần thiết, thậm chí là một mệnh lệnh mà các ranh giới vẫn phải được xác định (Soulière & Fontan, 2018). Thật vậy, những thực tiễn tiềm ẩn nào hướng dẫn những sự hợp tác này, về mặt mạng lưới chuyên nghiệp, chúng được các chiến lược nghiên cứu, hoặc thậm chí là chiến lược nghề nghiệp định hướng ở mức độ nào? Hơn nữa, trong các lĩnh vực nghiên cứu mà các mối quan hệ rất bất bình đẳng, cả trên phương diện tiếp cận nguồn lực và quá trình đào tạo học thuật và chuyên môn, người ta có thể băn khoăn về các chương trình nghị sự ngầm định hướng sự hình thành các quan hệ đối tác. Điều này có thể quan sát được trong bối cảnh “quan hệ đối tác Bắc-Nam” được nhiều tổ chức kêu gọi, nhưng dưới chiêu bài hợp tác ngang hàng, cuối cùng cũng chỉ tái tạo những bất bình đẳng hiện có (Ouattara & Ridde, 2013). Những câu hỏi này đặc biệt nổi bật trong bối cảnh các xã hội thuộc địa trước đây và phải chịu sự chi phối của các mối quan hệ thống trị toàn cầu hóa[4]. Phân tích theo góc độ của các trung gian cho phép suy nghĩ trở lại một cách phản tư các cách thức thực hiện các lựa chọn, quyết định, định hướng của các nhà nghiên cứu liên quan và như vậy làm nổi bật sự phức tạp của các mối quan hệ giữa thành viên của các nhóm “đối tác” và tác động của những động thái này đối với việc sản xuất kiến thức.
Nếu các thiết chế này được khuyến khích ở giai đoạn tiền nghiên cứu, chúng cũng có thể được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xuất hiện ngay từ “thực địa” và từ các mối quan hệ do nhà nghiên cứu thiết lập trong bối cảnh này, điều này đặt ra đủ loại thách thức đạo đức và phương pháp luận (Larouche, 2017). Chiều kích tiến hóa của quan hệ đối tác dẫn đến việc đặt câu hỏi trong suốt quá trình nghiên cứu về bản chất của các mối quan hệ giữa các nhà nghiên cứu và các tác nhân khác nhau có liên quan, đặc biệt về các mối quan hệ quyền lực ngầm: nghiên cứu bởi, cho, về hay cùng với ai (Soulière và cộng sự, 2020)[5]? Quy chế nào cho các mối quan hệ đối tác này, sự hợp tác này ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng đối tượng nghiên cứu cũng như đến sự lựa chọn các phương pháp luận? Làm thế nào để nắm bắt các tình huống điều tra giới hạn trong một mạng xã hội cụ thể, do đó loại trừ các cá nhân cũng liên quan đến các vấn đề được nêu ra? Ở đây, một lần nữa, việc sử dụng khái niệm trung gian xã hội để vừa nắm bắt các động thái về mặt quan hệ bên trong các mối quan hệ đối tác này và vừa đặt sự hình thành của chúng trong không gian toàn cầu hóa của nghiên cứu khoa học xã hội, tỏ ra rất thích đáng.
Các hạng mục phân tích, biểu hiện của các trung gian được thực hiện tại hiện trường
Cả sự quan sát hay không gian xã hội trong đó trung gian được xác định đều không phải là “dữ liệu” hay “bối cảnh” (Sabourin, 1993). Chính nhà nghiên cứu phải xét lại một cách phê phán một số loại hạng mục đã được thiết lập trước, ví dụ như tuổi, giới tính, hộ gia đình, v.v., bằng cách thực hiện sự diễn dịch chúng nhằm mục đích hiểu biết được thực tại xã hội (Mounin, 1963). Tuy nhiên, để không bị lãng quên, thao tác diễn dịch có thể được khách quan hóa như là trung gian xã hội, nếu không ta sẽ có nguy cơ đóng góp vào một hình thức quản lý người dân thông qua việc sử dụng các phạm trù thông thường, thường được sử dụng hoặc thậm chí được phát triển vì các mục đích chính trị (Desrosières, 2010; Randall và cộng sự, 2011; Randall, 2015). Điều này đặc biệt được minh họa bởi các cuộc tranh luận xung quanh “các biến số chủng tộc” (Jugnot, 2014, 2016), nhưng cũng có thể được thảo luận dựa trên các biến số khác, ít được tranh luận hơn nhưng với những cách diễn giải dẫn đến những tình huống rất mơ hồ. Ví dụ, biến được xây dựng dựa trên trình độ học vấn đạt được để phân biệt các nhóm xã hội khác nhau hoặc các cá nhân trong các cuộc điều tra xã hội. Khi ta nhận thức một cách phê phán về hệ chuẩn trường học (Jacquemin & Schlemmer, 2011), những thiếu sót và khuyết điểm của các loại như vậy trở nên rõ ràng, để giải thích sự thất bại ở trường (Lahire, 1995) hay để hỗ trợ các chính sách quốc tế dựa trên nguyên tắc Giáo dục cho Mọi người.
Vượt qua các cuộc tranh luận kỹ thuật thuần túy về các biến được tạo ra và các chỉ báo được rút ra từ đó, kết quả của các công trình của các nhà thống kê chuyên gia, hoặc thậm chí của các nghiên cứu, rõ ràng nhắm tới các nhóm được phân loại là “dễ bị tổn thương”, “có nguy cơ”, trên cơ sở các chỉ báo như vậy, một lần nữa lại nảy sinh câu hỏi về các trung gian xã hội có liên quan: khi chúng được hiểu trên bình diện của việc xây dựng các phạm trù, việc sử dụng và việc diễn giải chúng, mỗi nhà nghiên cứu phải đối mặt với yêu cầu đặt câu hỏi và tự vấn bản thân khi đối mặt với những phạm trù định hướng và định hình các lựa chọn và các phân tích của mình. Trong bối cảnh hiện nay khuyến khích mạnh mẽ các phân tích so sánh, những câu hỏi này là trọng tâm vì chúng đề cập đến các vấn đề đặt ra bởi quá trình chuẩn hóa dữ liệu được thực hiện chính cho mục đích so sánh (Randall và cộng sự, 2011; Randall & Coast, 2015)[6].
Sự giao trả các kết quả, một quá trình trung gian giữa các tác nhân của nghiên cứu
Việc giao trả, cho đến nay vẫn được coi là “thời gian” được thực hiện ở cuối quá trình nghiên cứu, đã bị tra vấn rất nhiều trên ba chiều kích chính: giao trả cái gì, cho ai và bằng cách nào - khi nào và thông qua các kênh truyền thông nào (Bergier, 2000; Dayer và cộng sự, 2014; Mondain & Bologo, 2009)? Sự giao trả các kết quả nghiên cứu kết hợp các vấn đề đạo đức và phương pháp luận, do đó gắn với chính sách điều tra (Bosa, 2008) theo hướng một sự phân tích phê phán về tình huống nghiên cứu, đặc biệt là dân tộc học (Fassin & Bensa, 2008), khi nêu bật các mối quan hệ được thiết lập giữa những người điều tra và những người được điều tra. Trong một viễn tưởng như vậy, các thời gian được phân bổ cho sự giao trả giúp trở lại các động thái trên thực địa của một cuộc nghiên cứu xã hội học một cách có phê phán[7]; hơn nữa, không chỉ là sự giao trả kết quả, việc quay trở lại các giai đoạn nghiên cứu khác nhau sẽ mở rộng lĩnh vực hiểu biết đến các tri thức xuất phát từ các tương tác giữa những người này (Soulière và cộng sự, 2020). Như vậy, sự giao trả các kết quả và các tri thức diễn ra trong một không gian xã hội cụ thể, nó là sự thể hiện của một tập hợp các trung gian xã hội trong đó người nghiên cứu không phải là tác nhân trung tâm, mặc dù rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu đã từng thực hiện nghiên cứu trong môi trường bản địa đã trải nghiệm và học hỏi điều đó, vì họ đã phải sửa đổi các thực tiễn của mình bằng cách tích hợp một cách có hệ thống cách nghiên cứu hợp tác và có sự tham gia với người dân bản địa khi mà sự giao trả trở thành cái khâu trọng tâm của quá trình nghiên cứu. Trong trường hợp cụ thể này, chính cộng đồng các nhà nghiên cứu đã phải thích ứng với các yêu cầu của chính quyền bản địa về sự tham gia và sự giao trả như là điều kiện để thực hiện nghiên cứu trong môi trường của họ[8]. Điều này nêu lên một cách điển hình vấn đề về sự phi thực dân hóa của các phương pháp luận và có liên quan, ngoài các cộng đồng bản địa (Smith, 1999), đến nhiều xã hội khác, đặc biệt là châu Phi (M’Bembe, 2006).
Nhà nghiên cứu, người trung gian về các tri thức
Jean De Munck |
Trình bày các văn bản
Ghaliya N. Djelloul |
Mathilde Renault-Tinacci |
Bài của Ghaliya N. Djelloul đề cập đến việc chuyển dịch từ ký ức về trải nghiệm sang ký ức có được trong trải nghiệm, điều làm ta gợi nhớ đến sự chuyển tiếp (quá độ) mang tính phản tư từ đạo đức về nghiên cứu sang đạo đức trong nghiên cứu (Sabourin, 2009). Trong suy nghĩ này, tác giả đề cập đến vấn đề khó khăn của việc quay trở lại môi trường gốc của mình sau một hành trình di cư phức tạp, và điều này trong khuôn khổ của một thực địa dân tộc học có xu hướng khuếch đại các chiều kích quan hệ người quan sát/người được quan sát. Làm thế nào để nắm bắt được một địa bàn tưởng như quen thuộc nhưng cuối cùng lại trở thành xa lạ (đối với nhà nghiên cứu)? Thông qua sự phân tích tinh tế các hình thức trung gian khác nhau, tức là các thành tố của môi trường vốn là môi trường của thời thơ ấu của mình, nhưng phải được chiếm lại để có thể biến thành “căn nhà của mình” sau một thời gian dài vắng mặt, tác giả nhờ đến “sự tái xác định ký ức tập thể bằng cách tìm lại ký ức về trải nghiệm về “những người thân thuộc”. Làm như vậy, bà chất vấn nhiều nhà nghiên cứu cũng đang trong quá trình tương tự - trong đó chúng ta nghĩ đến, nhưng không chỉ, các sinh viên và các nhà nghiên cứu nước ngoài trở về môi trường quê hương để tiến hành nghiên cứu của họ. Do đó, lợi ích đặc biệt của bài của Ghaliya Djelloul nằm ở việc nó tính đến nhiều chiều kích của bản thân, những cái “tôi” của mình và cách chúng được hình thành thông qua các mối quan hệ xã hội. Như vậy, một tư duy phản tư làm sáng tỏ các cấp độ khác nhau của sự trung gian xã hội sẽ mang lại ý nghĩa cho thực địa và cho kiến thức sẽ xuất phát từ nó.
Trong trường hợp của Cécile Roaux, vấn đề của vị trí của nhà nghiên cứu trên địa bàn của họ cũng được đặt ra khi vị thế nghề nghiệp của họ trùng hợp với đối tượng của cuộc nghiên cứu, vấn đề của quyền lực của các hiệu trưởng trong khi bản thân bà cũng là một hiệu trưởng. Như vậy, việc kết hợp thực tiễn và nghiên cứu ngay trong môi trường nghề nghiệp của chính mình, làm cho thách thức kinh điển trong khoa học xã hội về việc tạo ra khoảng cách giữa nhà nghiên cứu và đối tượng của họ càng trở nên gay gắt hơn. Cécile Roaux đề xuất nhiều hướng để đối mặt với những thách thức này, đặc biệt qua “phép tam giác hoá các phương pháp” được xác định như là một phương pháp nghiên cứu, trung gian của các mối quan hệ xã hội đang diễn ra trong môi trường quan sát. Phép tam giác hoá này dựa trên sự kết hợp của các kỹ thuật khảo sát bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn định tính và quan sát “tham gia” và giúp tường thuật lại các trung gian cả ở trong nghề nghiệp của nhà nghiên cứu và trong hoạt động nghiên cứu của mình. Khi làm như vậy, bài này đặt ra những câu hỏi cơ bản về cả ý nghĩa và thực tiễn của nghiên cứu xã hội học ứng dụng.
Mathilde Renault-Tinacci xem xét các mối quan hệ phức tạp giữa nghiên cứu và chính sách khi nhà nghiên cứu ở trong các tổ chức mang tính chính sách (của tổ chức tuyển dụng) sâu sắc. Bà bắt đầu từ kinh nghiệm của chính bản thân, của một sự dấn thân vào một hệ thống khoa học và học thuật đặc biệt được thiết lập ở Pháp: luận án Cifre. (Quy ước của công nghiệp về sự đào tạo qua nghiên cứu/Conventions Industrielles de Formation par la Recherche). Chương trình này hình thức hóa một thỏa thuận giữa một tổ chức tuyển dụng và trường đại học, nơi các kỹ năng và nghiên cứu do sinh viên tạo ra phải mang lại lợi ích cho tổ chức tuyển dụng. Do đó, câu hỏi của tác giả liên quan đến cả việc sản xuất kiến thức trong khuôn khổ của một thiết chế “lai tạp” và việc huy động kiến thức này bởi và cho chính sách. Trong trường hợp cụ thể này, tác giả không nhất thiết phải có sự tương hợp với người sử dụng lao động, không có vấn đề gì với tổ chức, nhưng có nghĩa vụ về kết quả trong khi vẫn phải đáp ứng các yêu cầu học tập của chương trình học. Sự “liên can” kép này đôi khi gây khó khăn cho vị trí của nhà nghiên cứu, đặc biệt là khi các mệnh lệnh chính trị của tổ chức sử dụng lao động lại len lõi vào phương pháp luận của mình. Kinh nghiệm nghiên cứu này, vừa mang tính ứng dụng vừa mang tính cơ bản, nêu bật nhiều cơ chế trung gian thể chế vượt cả những sự trung gian liên quan đến quan hệ giữa nhà nghiên cứu/người tham gia.
Như vậy, những đóng góp khác nhau này làm sáng tỏ các hạng mục khác nhau trong đó các trung gian xã hội được vận hành trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, chúng ta có thể coi rằng đại học mùa hè RéDoc 2018 đã cố gắng giải đáp mối quan tâm kinh điển trong khoa học xã hội, cụ thể là sự xác định một phương pháp luận chung bằng một đề xuất cụ thể gắn liền với các thực tế thực nghiệm đương đại: đề xuất huy động khái niệm trung gian xã hội để hiểu rõ hơn về các quá trình này, điều này giúp vượt qua những suy xét kỹ thuật đơn thuần của nghiên cứu quá giới hạn để hiểu biết về thực tại xã hội. Tuy nhiên, việc mô tả và phân tích các trung gian xã hội, bằng cách làm sáng tỏ các chiều kích quan hệ đa dạng đặc trưng cho các hoạt động xã hội sản xuất kiến thức xã hội học trong tính đa dạng và đặc thù của chúng, mở ra hướng nghiên cứu xã hội học mang tính hợp tác hơn.
Bernard Lahire (1963-) |
Thư mục tham khảo
Barrier J. (2011), “La science en projets: financements sur projet, autonomie professionnelle et transformations du travail des chercheurs académiques”, Sociologie du travail, vol. 53, n° 4, pp. 515-536
Becker H. S. (2002), Les Ficelles du métier. Comment conduire sa recherche en sciences sociales, Paris, Éditions la Découverte.
Bergier B. (2001), Repères pour une restitution des résultats de la recherche en sciences sociales, Paris, Éditions L’Harmattan.
Bosa B. (2008), “À l’épreuve des comités d’éthique. Des codes aux pratiques”, dans Fassin D. & A. Bensa (dir.), Les Politiques de l’enquête. Épreuves ethnographiques, Paris, Éditions La Découverte, pp. 205-225.
Cefaï D., Costey P., Gardella E., Gayet-Viaud C., Gonzalez P., Le Méner E. & C. Terzi (2009), L’Engagement ethnographique, Paris, Éditions de l’École des Hautes études en Sciences Sociales.
Dayer C., Schurmans M.-N. & M. Charmillot (2014), La Restitution des savoirs. Un impensé des sciences sociales?, Paris, Éditions L’Harmattan.
De Munck J., Verhoeven M. & P. Barré (1997), Les Mutations du rapport à la norme: un changement dans la modernité?, Bruxelles, Éditions De Boeck Université.
Desrosières A. (2010), La Politique des grands nombres. Histoire de la raison statistique, Paris, Éditions La Découverte.
Fassin D. & A. Bensa (2008), Les Politiques de l’enquête. Épreuves ethnographiques, Paris, Éditions La Découverte.
Gaudet S. & D. Robert (2018), L’Aventure de la recherche qualitative: du questionnement à l’écriture du rapport, Ottawa, Ontario, Presses de l’Université d’Ottawa.
Hamel J. (2012), “Sur le langage et l’écriture en sociologie. Brèves considérations théoriques et pratiques à partir de Bourdieu”, International Review of Sociology, vol. 22, n° 2, pp. 365‑377.
Hubert M. & S. Louvel (2012), “Le financement sur projet: quelles conséquences sur le travail des chercheurs?”, Mouvements, vol. 3, n° 71, pp. 13-24 [En ligne] https://www.cairn.info/revue-mouvements-2012-3-page-13.htm#.
Jacquemin M. & B. Schlemmer (2011), “Introduction: Les enfants hors l’école et le paradigme scolaire”, Cahiers de la recherche sur l’éducation et les savoirs, n° 10, pp. 7-28 [En ligne] https://journals.openedition.org/cres/77
Jouvenet M. (2011), “Profession scientifique et instruments politiques: l’impact du financement “sur projet” dans les laboratoires de nanosciences”, Sociologie du travail, vol. 53, n° 2, pp. 240.
Jugnot S. (2014), “Les statistiques ethniques outillent des politiques de quotas plutôt que la connaissance des discriminations: l’exemple canadien”, Revue de l’IRES, vol. 4, n° 83, pp. 51-84 [En ligne] https://www.cairn.info/revue-de-l-ires-2014-4-page-51.htm#.
Jugnot S. (2016), “Les débats français sur les statistiques “ethniques”: une histoire sans fin?”, Document de travail de l’IRES, n° 1.
Lahire B. (1995), Tableaux de familles. Heurs et malheurs scolaires en milieux populaires, Paris, Éditions Gallimard/Le Seuil.
Lahire B. (2007), L’Esprit sociologique, Paris, Éditions La Découverte/Poche.
Lahire B. (2012), Monde pluriel, Paris, Éditions du Seuil.
Larouche J.-M. (2014), “Savoir, éthique et politique: la figure trinitaire du sociologue comme médiateur dans l’espace public”, dans Delchambre J.-P. (dir.), Le Sociologue comme médiateur? Accords, désaccords et malentendus. Hommage à Luc Van Campenhoudt, Bruxelles, Publications universitaires Saint-Louis, pp. 445-453.
Larouche J.-M. (2017), “Les temps de l’éthique en recherche collaborative”, dans Fontan J.-M. (dir.), Actes du colloque étudiant sur la recherche partenariale, Chaire de recherche UQAM sur la méthodologie et l’épistémologie de la recherche partenariale, pp. 7-15 [En ligne] https://www.chairerp.uqam.ca
Larouche J.-M. (2019), “Les sciences sociales et l’éthique en recherche en contexte canadien. Régulation imposée ou approche réflexive?”, Revue d’Anthropologie des Connaissances, vol. 13, n° 2, pp. 479-501.
Mbembe A. (2006), “Qu'est-ce que la pensée postcoloniale?”, Esprit, n° 12, pp. 117-133.
Mondain N. & P. Sabourin (2009), “De l’éthique de la recherche à l’éthique dans la recherche”, Cahiers de recherches sociologiques, n° 48, pp. 5-12.
Mondain N. & E. Bologo (2009), “L’intentionnalité du chercheur dans ses pratiques de production des connaissances: les enjeux soulevés par la construction des données en démographie et santé en Afrique”, Cahiers de recherche sociologique, n° 48, pp. 175-204.
Mounin G. (1963), Les Problèmes théoriques de la traduction, Paris, Éditions Gallimard.
Olivier de Sardan J.-P. (2008), La Rigueur du qualitatif. Les contraintes empiriques de l’interprétation socio-anthropologique, Bruxelles, Éditions Academia Bruylant.
Ollion E. & J. Boelaert (2015), “Au-delà des Big Data. Les sciences sociales et la multiplication des données numériques”, Sociologie, vol. 3, n° 6, pp. 295-310.
Ouattara F. & V. Ridde (2013). “Expériences connues, vécues… mais rarement écrites: à propos des relations de partenariat Nord-Sud”, Nouvelles pratiques sociales, vol. 25, n° 2, pp. 231-246.
Ramognino N. (1992), “L'observation, un résumé de la “réalité”: de quelques problèmes épistémologiques du recueil et du traitement des données”, Current sociology, n° 1, pp. 55-75.
Randall S. (2015), “Where Have All the Nomads Gone? Fifty Years of Statistical and Demographic Invisibilities of African Mobile Pastoralists”, Pastoralism: Research, Policy and Practice, n° 5, p. 22.
Randall S., Coast E. & T. Leone (2011), “Cultural Constructions of a Critical Demographic Concept: The Survey Household”, Population Studies, vol. 65, n° 2, pp. 217-229.
Sabourin P. (1993), “La régionalisation du social: une approche de l'étude de cas en sociologie”, Sociologie et sociétés, vol. 25, n° 2, pp. 69-91.
Sabourin P. (2005), “Médiateurs et médiations sociales constitutives de l’épistémè de la connaissance économique au Québec dans la première moitié du xxème siècle”, Sociologie et sociétés, n° 372, pp. 119-152.
Sabourin P. (2009), “Une éthique de la connaissance sociologique?”, Cahiers de recherches sociologiques, n° 48, pp. 69-91
Smith L. T. (1999), Decolonizing Methodologies. Research and Indigenous Peoples, London, Zed Books Ltd, University of Otago Press.
Soulière M., Monceau G., Fortuna C. M., Mondain N., Santana da Silva S. & A. Pilotti (2020), “Comprendre le parcours du devenir parent. Regard sur une démarche de recherche collaborative et qualitative à l’international”, Enjeux et société, vol. 7, n° 1, pp. 64-91.
Soulière M. & J.-M. Fontan (2018), “Les recherches conjointes: un fait socio-anthropologique contemporain”, Recherches sociographiques, vol. 59, n° 1-2, pp. 15-24 [En ligne] https://www.erudit.org/fr/revues/rs/2018-v59-n1-2-rs03975/1051423ar.pdf
Stavo-Debauge J., Roca i Escoda M. & C. Hummel (2017), “Enquêter. Rater. Enquêter encore. Rater encore. Rater mieux”, SociologieS, La recherche en actes, Penser les ratés de terrain [En ligne] http://journals.openedition.org/sociologies/6084
Vergès P. (1993), “Traitement des données à facettes”, Sociologie et sociétés, vol. 25, n° 2, pp. 37-46 [En ligne] https://www.erudit.org/fr/revues/socsoc/1993-v25-n2-socsoc86/001824ar/
Các tác giả
Giáo sư thạc sĩ (agrégé), Trường nghiên cứu xã hội học và nhân học, Đại học Ottawa - nmondain@uottawa.ca
Giáo sư thực thụ, Giám đốc Redoc/AISLF, ban Xã hội học, UQAM, Montréal - larouche.jean-marc@uqam.ca
Của cùng tác giả
Giới thiệu hồi sơ, đăng trong SociologieS, La recherche en actes, Enjeux éthiques des recherches collaboratives
Thảo luận về tác phẩm của Joan Stavo-Debauge, Le Loup dans la bergerie. Le fondamentalisme chrétien à l’assaut de l’espace public, Genève, Les Éditions Labor et Fides, 2012, đăng trong SociologieS, Grands résumés, Le Loup dans la bergerie. Le fondamentalisme chrétien à l’assaut de l’espace public
Giáo sư thực thụ, Trường nghiên cứu xã hội học và nhân học, Đại học Ottawa - stephanie.gaudet@uottawa.ca
Của cùng tác giả
- Sur le terrain de la sociologie publique: enjeux éthiques d’une recherche collaborative sur les expériences d’éducation citoyenne des jeunes [Toàn văn], đăng trong SociologieS, La recherche en actes, Enjeux éthiques des recherches collaboratives
- La société d’acrobates: responsabilité, care et participation citoyenne des jeunes [Toàn văn], đăng trong SociologieS, Dossiers, La société morale
- Lire les inégalités à travers les pratiques de participation sociale [Toàn văn], đăng trong SociologieS, Débats, Penser les inégalités
Phạm Như Hồ dịch
Nguồn: “De la méthodologie aux méthodes de recherche (et non l’inverse)”, Sociologies, 13 tháng 10.2020.
----
Bài có liên quan:
- Nhà bác học và các chính sách. Khoa học xã hội mang lại lợi ích gì?
[1]
RéDoc đã tổ chức một đại học hàng năm kể từ năm 2009 ở những nơi khác nhau trong thế giới nói tiếng Pháp. Năm 2018, nó đã diễn ra tại Khoa Khoa học Xã hội thuộc Đại học Ottawa, với sự điều phối các hoạt động của Trường Nghiên cứu Xã hội học và Nhân học. Chương trình và tóm tắt của các hội nghị được đề cập trong phần giới thiệu này có sẵn tại đây: https://sites.grenadine.uqam.ca/sites/redoc/fr/redoc2018-ottawa [2]
Theo lời của Paul Sabourin trong bài tham luận khai mạc khóa họp thứ 9 này. [3]
Những vấn đề này đã được Jean-Marc Larouche, Stéphanie Gaudet và Mireille McLaughlin đề cập trong khóa họp thứ 9 của RéDoc. [4]
Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong nhóm hội thảo do Jean-Alain Goudiaby, Rokhaya Cissé và Fatima Ait Ben Lmadani chủ trì trong khóa họp này về việc quản lý nghiên cứu ở Châu Phi. [5]
Marguerite Soulière và Sébastien Pesce, trong cuộc đối thoại hội nghị trong cùng phiên họp, đã quay trở lại với các phương pháp nghiên cứu sáng tạo, nơi tính phản tư là trung tâm. [6]
Vấn đề chuẩn hóa dữ liệu và tạo các chỉ số cho các mục đích so sánh đã được Sara Randall và Loes Knaapen thảo luận trong hội nghị đối thoại trong khóa họp thứ 9 của RéDoc. [7]
Bài của Marta de Roca i Escoda trong phiên họp nói trên. [8]
Như được Karine Gentelet chứng minh trong bài tham luận của mình, cũng vẫn trong cùng một phiên họp, và được Brieg Capitaine nối tiếp trong nhóm bàn về các vấn đề nghiên cứu trong môi trường bản địa. [9]
Để lặp lại những lời của Paul Sabourin trong tham luận mở đầu cho khóa họp của RéDoc. [10]
Theo báo cáo của Jean De Munck trong tham luận bế mạc cùng phiên.
Chú thích: