JOHN MAYNARD KEYNES: ĐIỀU KHÁC THƯỜNG Ở MỘT NHÀ KINH TẾ LÀ ÔNG ĐÃ KHÔNG NGHĨ RẰNG MỌI NGƯỜI ĐỀU RẤT DUY LÝ
John Maynard Keynes là một trong những Người khổng lồ của Kinh tế học hiện đại (Nguồn: Alamy) |
Khi mọi người
nghĩ tới John Maynard Keynes, người đã
qua đời
cách đây 75 năm
vào ngày 21 tháng
4, họ có thể
nghĩ đến những
ý tưởng của
ông về mức
cầu kinh tế và
việc chính phủ cần phải chi tiêu như thế nào
để
vượt
qua được thời kỳ
suy thoái.
Kinh tế gia nổi
tiếng nhất nước
Anh được biết đến
nhiều nhất với
tư cách là
công chức và
cố vấn Bộ Tài
chính một thời, người
sở hữu những
tư tưởng đã
thống trị chính
sách kinh tế trong
những thập niên
giữa thế kỷ
20. Ông qua đời khi mới
chỉ 62 tuổi sau
khi lãnh đạo các cuộc
đàm phán cam
go và kéo dài liên tục trong nhiều
năm cho Vương quốc
Anh về hệ thống tài chính quốc tế thời hậu
chiến và hiệp định cho vay Mỹ Ănglê .
Nhưng với
tư cách là
một nhà kinh tế
học hành vi,
tôi muốn tập trung
vào một khía
cạnh khác, ít
được
biết đến hơn
trong di sản của
Keynes. Quan điểm
của ông về điều mà
ông gọi là
“những bản
năng động vật”,
hay sự lạc quan
của con người, đại
diện cho một bộ
phận quan trọng trong
kinh tế học hành
vi ngày nay. Quan điểm này
cũng tạo tiền đề
cho những ý tưởng
nổi tiếng sau
này của Keynes và ẩn
chứa nhiều gợi
ý quan trọng cho các chính
phủ trong nỗ lực
phục hồi kinh
tế từ đại
dịch COVID-19.
Mức cầu và những bản năng động vật
Đầu tiên, cần phải trình bày sơ lược về đóng góp chính của Keynes đối với lý thuyết kinh tế vĩ mô. Ông đã thách thức quan điểm chính thống tân cổ điển trong thời đại của mình cho rằng một nền kinh tế phó mặc cho chính nó tự vận hành sẽ tự động đạt được toàn dụng lao động trong ngắn hạn đến trung hạn.
Khi các nhà kinh tế học tân cổ điển tin rằng cung quyết định cầu, thì Keynes nói rằng ngược lại. Thay vì để giá cả và tiền lương điều chỉnh giảm nhanh chóng trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khiến cho cầu nhanh chóng thích ứng với cung, Keynes lại cho rằng thị trường không đủ hoàn hảo để đạt được điều này – trước hết là đối với lao động, vì cắt giảm tiền lương của người lao động trong thời điểm mọi thứ ngày càng khó khăn là việc đặc biệt phiền não đối với các công ty.
Đài tưởng niệm tại 46 Gordon Square, London, Christian Luts , CC BY-SA |
Thay vào đó, cầu có khả năng bị duy trì ở mức thấp và nền kinh tế có thể trải qua giai đoạn thất nghiệp kéo dài. Keynes cho rằng, để đưa nền kinh tế tiến tới toàn dụng lao động, nhà nước phải can thiệp.
Với một sự thay đổi triệt để so với quan điểm của hầu hết các nhà kinh tế học vào thời điểm đó và trong nhiều thập kỷ về sau, Keynes cho rằng những kỳ vọng này ở con người không hoàn toàn dựa trên lý trí, mà về cơ bản lại dựa vào tâm lý của họ, hoặc họ đang cảm thấy lạc quan đến mức nào. Như ông đã giải thích trong cuốn sách lừng danh nhất của ông , Lý thuyết tổng quát về việc làm, tiền lãi và tiền tệ [The General Theory of Employment, Interest and Money] (1936):
Có lẽ đối với các quyết định của chúng ta nhằm thực hiện điều gì đó có tính xây dựng thì hệ quả đầy đủ của chúng sẽ trải dài trên nhiều ngày sau này chỉ có thể được coi là kết quả của những bản năng động vật – của một sự thôi thúc tự phát để hành động hơn là không hành động, và không phải kết quả của phép tính trung bình có trọng số bao gồm các lợi ích định lượng nhân với các xác suất định lượng.
Cũng từ lập
luận này,
Keynes nhận thấy chi
tiêu của chính
phủ không chỉ
quan trọng trong việc
hỗ trợ sự tiêu thụ của
người tiêu dùng
và doanh nghiệp,
mà còn nhằm
khích lệ các cá
nhân để niềm
tin của họ vào
nền kinh tế luôn
được duy trì
ở mức cao,
tránh tạo ra một
sự sụp đổ
trong kỳ vọng của
họ.
Kết luận này phụ thuộc vào quan điểm về quá trình ra quyết định của con người gần giống với quan điểm của các nhà kinh tế học hành vi ngày nay (Keynes rất có thể đã ảnh hưởng đến một trong những văn bản mấu chốt trong lĩnh vực kinh tế học hành vi, dù cho điều này chưa bao giờ được thừa nhận một cách rõ ràng). Hành vi của con người không hề - hoặc không chỉ - là kết quả của sự tính toán dựa trên lý trí bằng cách sử dụng thông tin đã có sẵn, mà còn bị tác động bởi nhiều thứ khác như những xúc cảm, những nhận thức sai lầm và những qui tắc thường nghiệm (rules of thumb).
The General Theory of Employment, Interest and Money |
David Ricardo (1772-1823) |
Rốt cuộc, trong một thế giới nơi mọi người hoàn toàn duy lý, việc tăng chi tiêu của chính phủ sẽ đem lại hiệu quả kém hơn nhiều. Mọi người sẽ nhận ra chính phủ của họ đang mắc nợ nhiều hơn để tăng chi tiêu công và họ sẽ lường trước được việc thuế rất có thể sẽ tăng trong tương lai để bù đắp chi phí. Thay vì đi ra ngoài và chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào họ nhận được từ sự hào phóng của chính phủ, họ sẽ tiết kiệm số tiền đó để trả cho các khoản thuế trong tương lai (còn được gọi là tương đương Ricardo).
Điều đáng
lưu ý, Keynes
lại quan tâm đến
hiệu quả về
mặt kinh tế của
các khoản chi tiêu công
vào những thứ như những cây cầu hoặc
những tuyến đường
sắt, hơn là
quan tâm tới lợi ích
công cộng mà
chúng cung cấp. Nếu
cần thiết, lấy
danh nghĩa khơi lên ngọn lửa
nhu cầu và kỳ
vọng của người
dân, “Chính
phủ nên trả
tiền cho người dân
trong việc tự đi đào
những cái hố trên
mặt đất và rồi trả tiền cho việc lấp chúng lại”.
Kỷ
nguyên COVID
Những ý kiến
của Keynes về tình
trạng đình đốn và
nạn thất nghiệp
đã được hun đúc
suốt thời kỳ
đại
suy thoái của những
năm 1930. Quan sát tình
trạng chen chúc nhau thất
nghiệp trên đường
phố có lẽ
là một nguồn
cảm hứng quan
trọng, và các
khuyến nghị của
ông đã sớm
được
áp dụng bởi khắp
các chính phủ
trên toàn thế giới.
Tầm ảnh
hưởng của ông
suy giảm trong những năm
1970, giai đoạn khi các nền
kinh tế phải đối
mặt với những
thách thức rất
khác nhau dưới dạng
tăng trưởng thấp
và lạm phát
cao (tình trạng đình đốn và lạm phát được
biết đến kể
từ đó). Các
nhà kinh tế thường
nghĩ rằng tăng
cường chi
tiêu công sẽ
chỉ gây ra sự
gia tăng tình trạng lạm phát,
do đó các chính phủ đã tìm kiếm những
lời giải khác,
chẳng hạn như
giải phóng năng
lực kinh doanh thông
qua sự bãi bỏ
quy định
và sự kiểm
soát nguồn cung
tiền.
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà các quan điểm của Keynes một lần nữa được quan tâm trở lại trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến 2009, khi chính phủ các nước thất bại trong việc giải cứu nền kinh tế thế giới khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.
Thủ tướng Đảng Bảo thủ Rishi Sunak đã gây ra những sự ồn ào về việc tăng thuế. Mark Thomas / Alamy |
Nhìn nhận về thời đại COVID, Keynes chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng khi chứng kiến những biện pháp can thiệp mạnh mẽ của các chính phủ hầu hết trên toàn thế giới nhằm duy trì tiêu dùng và tình trạng việc làm. Nhưng niềm vui sẽ giảm đi phần nào khi ông biết đến các cuộc thảo luận xung quanh việc cắt giảm thâm hụt đang bắt đầu diễn ra trong chính phủ Vương quốc Anh và giữa các nghị sĩ đảng Bảo thủ.
Giới thiệu tác giả
Eugenio Proto |
Eugenio Proto nhận danh hiệu Giáo sư Alec Cairncross thuộc ngành Kinh tế Ứng dụng và Kinh trắc học tại Trường Kinh doanh Adam Smith, Đại học Glasgow, và là Nghiên cứu viên của các tổ chức CEPR, IZA, CESifo. Ông lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Trung tâm nghiên cứu ECARES, thuộc Đại học ULB (ở Bruxelles, vương quốc Bỉ) vào năm 2004. Trước đây, ông là Trợ lý Giáo sư và Phó Giáo sư Kinh tế tại Đại học Warwick, và là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Bristol. Các mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm từ Kinh tế học hành vi đến Kinh tế học phát triển, áp dụng các khái niệm của Tâm lý học và gần đây là của phân tích văn bản vào Kinh tế học . Ông đã đăng bài trên các tạp chí kinh tế tổng quát hàng đầu như: Journal of Political Economy, Review of Economic Studies, Review of Economics và Statistics and Economic Journal ; trong một số tạp chí chuyên ngành hàng đầu và một vài tạp chí khoa học phổ thông quan trọng. Các công trình của ông đã được đăng trong các ấn phẩm của The Economist, tờ Washington Post, The Times, Guardian, Independent, Newsweek, Le Monde, Frankfurter Allgemeine, và trong hàng loạt các tờ báo và tạp chí quan trọng khác. Ông hiện là biên tập viên học thuật của Tạp chí Plos One và là phó tổng biên tập của tạp chí Journal of Economic Behavior and Organization
Uông Sĩ Vinh
dịch
Nguồn:
John
Maynard Keynes: unusually for an economist, he did not think people were very
rational, The
Conversation, 21 tháng 4 năm
2021