23.11.15

Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào



Bắt người làm nô lệ, tống tiền, dầu lửa, cướp bóc, … Nhà nước Hồi giáo làm tiền bằng cách nào
Thứ tư 18 tháng 11, tổng thống Nga Vladimir Poutine thông báo việc thành lập một ủy ban đặc biệt đặc trách việc chống sự tài trợ cho khủng bố trong khuôn khổ củng cố chuộc đấu tranh chống các phần tử thánh chiến thuộc tổ chức IS.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi cuộc điều tra kết luận rằng nguyên nhân chuyến bay charter Nga nối liền Charm El-Cheikh ở Ai Cập với Saint Petersburg bị rơi trên Sinai hôm 31 tháng 10 là do bị đánh bom.
Hôm chủ nhật, sau các cuộc mưu sát gây tang tóc vùng Paris, qua phát biểu của bộ trưởng bộ tài chính Michel Sapin, Pháp trong cuộc họp G20 ở Thổ Nhĩ Kì, đã yêu cầu có những “quyết định cụ thể chống sự tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”.
Như vậy dường như giờ hành động đã điểm. Theo nhiều nghiên cứu, IS nắm giữ số tích sản lên đến 2.000 tỉ đôla (1.800 tỉ euro), con số này bao gồm cả giá trị của Chảm El-C, tổng những của cải của các vùng mà tổ chức kiểm soát, trong đó có các nguồn dầu hỏa và khí đốt. Để so sánh, ví dụ, ngân sách của các thành phần Taliban được ước lượng từ 53 triệu đến 250 triệu đôla, và ngân sách của tổ chức Hezbollah từ 160 đến 363 triệu đôla.
Các con số được quy đổi thành đôla Mĩ cho dễ so sánh (giữa các con số với nhau và giữa các nguồn khác nhau được tham khảo).

Bắt người làm nô lệ và tống tiền

Bắt người làm nô lệ chủ yếu liên quan đến các thiểu số (yézidis, shabak, người Kitô giáo phương Đông … khi họ không trả nổi thuế nhắm vào các nhóm thiểu số này) và đặc biệt là phụ nữ.
Theo danh sách được một nữ nhân viên của Liên hiệp quốc phát tán, số tiền buộc phải đóng là từ 40 đến 165 đôla, tỉ lệ ngược với số tuổi.
Theo một số ước tính, nhóm khủng bố còn nguồn tài chính khác là tống tiền người thân, chính phủ (cho dù các chính phủ phủ nhận) của các con tin, các công ti bảo hiểm, mà “doanh thu” tương đương với 10 tỉ đôla mỗi tháng.

Các sắc thuế địa phương

Trên lãnh thổ họ kiểm soát, IS cưỡng đoạt và áp đặt thuế trên dân chúng địa phương. Đặc biệt là công chức còn được các nhà cầm quyền Bagdah, ở Irak, và Damas, ở Syrie, trả lương (bị thuế 50%), tạo nên nguồn thu 300 triệu đôla mỗi năm. Hơn nữa trong lãnh thổ họ chiếm đóng còn có một thuế 5% trên tiền lương.
IS đa dạng hóa thu nhập của mình bằng cách đánh thuế có hệ thống mọi vận chuyển (xe hàng, xe chở khách) ở những biên giới họ kiểm soát; ngân hàng tín dụng Rakka được giao nhiệm vụ thu 20 đôla trên mỗi người buôn bán mỗi hai tháng; hơn nữa IS còn giành lấy thành quả vụ mùa của vùng đồng bằng phía đông Alep (bông, ngũ cốc). Theo báo cáo của Vụ nghiên cứu Quốc hội Mĩ, ngay cả sinh viên học sinh cũng phải chịu thuế (mỗi tháng, 20 đôla cho bậc tiểu học, 45 đôla ở bậc trung học, 65 đôla ở bậc đại học).
Từ nhiều năm nay, Nhà nước Hồi giáo Irak, trước khi lấy tên là Nhà nước Hồi giáo Irak và Cận Đông, chỉ riêng trong vùng Mossoul đã thu 8 triệu đôla mỗi tháng.

Dầu lửa

Có khoảng mười mỏ dầu nằm trong tay IS. Khối “vàng đen” này tương đương mỗi ngày 44.000 thùng ở Syrie và 4.000 thùng ở Irak được bán phá giá.
Ở mức 30 đôla/thùng (trên các thị trường tài chính giao dịch ở mức 50 đôla), đó là một kho tàng khoảng 1,4 triệu đôla một ngày, tức là hơn 500 triệu đôla mỗi năm.
Một cuộc điều tra của tờ Financial Times công bố vào tháng mười cho thấy bằng cách nào duy trì được quy trình sản xuất bất luận bối cảnh chính trị và những cơ sở lão hóa. Các nhà lọc dầu bốc hàng tại các mỏ do IS kiểm soát với những đoàn xe nối đuôi nhau trên 6 cây số. Sau đó dầu được bán ở địa phương hay ở Thổ Nhĩ Kì.

Cướp ngân hàng

Vào tháng sáu năm 2014 ở Mossoul, một trong những trành trì chính của họ ở Irak, IS đoạt lấy 500 tỉ dinard Irak tại ngân hàng trung ương, tức khoảng 450 triệu đôla. Tổ chức còn cướp lấy vàng các ngân hàng trong vùng họ kiểm soát.

Các tác phẩm nghệ thuật

Maamoun Abdulkarim, Tổng giám đốc các viện bảo tàng Syrie, hôm thứ sáu 13 tháng 11 tại Paris tuyên bố là các nhà sưu tầm hiện vật khảo cổ trên toàn thế giới khi mua cổ vật bị cướp ở Syrie và Irak “tham gia vào việc tài trợ cho nhóm IS và do đó cho chủ nghĩa khủng bố”. Theo tính toán của tờ Wall Street Journal, việc bán các cổ vật và tác phẩm nghệ thuật từ các vùng này mang về mỗi năm cho IS khoảng 100 triệu đôla.
Hôm thứ ba, FranVois Hollande đã công bố những biện pháp chống việc buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật được IS tiến hành để tài trợ các chiến dịch khủng bố. “Ngay lúc này, tổng chức khủng bố Daesh cung cấp giấy phép khai quật, đánh thuế các sản phẩm, các sản phẩm này sau đó nuôi dưỡng thị trường chợ đen thế giới, qua các cảng được quyền miễn thuế xuất nhập, vốn là những nơi an toàn cho việc chứa chấp đồ ăn cắp và rửa tiền, kể cả ở châu Âu”.
Trước những cách làm này, Pháp sẽ thiết lập một “quyền tị nạn” cho các tác phẩm nghệ thuật bị đe dọa, đặc biệt xuất phát từ Syrie và Irak. Điều khoản này sẽ nằm trong luật “tự do sáng tạo” mà bà Fleur Pellerin, bộ trưởng bộ văn hóa, sẽ đệ trình để Quốc hội thông qua. 

Rửa tiền

Các giao dịch ngân hàng được ghi nhận trong khuôn khổ luật chống rửa tiền của Hoa Kì năm nay đã phát một số cảnh báo ngày càng tăng liên quan đến những giao dịch tài chính có thể có sự can dự của IS.
Hôm thứ ba, các ngân hàng Mĩ thông báo đang bới lông tìm vết trong các giao dịch để truy tìm những mối liên hệ có thể với các nghi can của các cuộc thảm sát ngày 13 tháng mười một. Theo Gerald Roberts Jr, lãnh đạo bộ phận Các tác vụ tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố của FBI, nhân một hội thảo của American Bankers Association, thì “một số những thông tin tốt nhất chúng tôi có được về các mạng lưới đang hoạt động của IS … đến từ chỗ qúy vị”.

Tài trợ từ bên ngoài  

Các cơ quan tình báo Irak mới đây đã thu được 160 USB trong một chỗ cất giấu của một cán bộ của IS, các USB này chứa đựng những thông tin chưa từng biết về tình trạng tài chính của tổ chức.
Đối với Nouri Al-Maliki, thủ tướng Irak, tình hình là rõ ràng: “Chúng tôi cho rằng [Arập Xêút] phải chịu trách nhiệm về những hỗ trợ tài chính và tinh thần mà các nhóm nổi dậy nhận được”.
Tại Pháp, chính quyền không tố cáo trực tiếp những nước thứ ba nhưng đặt ra vấn đề tài trợ tư nhân xuất phát từ những nước này. Manuel Walls [thủ tướng Pháp - ND] hôm trước buổi gặp với thủ tướng Quatar tuyên bố: “Chính quyền ở Arập Xêút cũng như ở Quatar đấu tranh chống Daesh, đó là một điều không thể phủ nhận và hôm nay tôi không có lí do để nghi ngờ cam kết của hai chính phủ này. Còn lại vấn đề của toàn bộ các tài trợ kia [về những tài trợ tư nhân có thể trong các nước này cho chủ nghĩa khủng bố]. Chúng tôi không thể chấp nhận bất kì yếu tố nào tham gia vào chủ nghĩa khủng bố chống lại chúng tôi.”
Mặt khác, khi tổ chức trở thành việc nhương quyền kinh doanh (franchise), bản thân các thành viên thánh chiến có thể cung cấp tiền bạc cho tổ chức: đến từ 110 nước khác nhau (đứng đầu là Tunisie và Arập Xêút), những cái đầu khác nhau của con quái vật IS là bấy nhiêu điểm tiếp chuyển của một mạng tài trợ tổ chức ở quy mô thế giới.
Mathilde Damgé
Nguyễn Đôn Phước dịch
------ 
Bài có liên quan trên PTKT: 
Print Friendly and PDF