26.11.15

Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm



Cắt đứt nguồn nuôi dưỡng Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến nguy hiểm

Tuần báo Die Zeit của Đức quan tâm đến các nguồn lực của Daech (tên tiếng Arab al-Dawla al-Islamiya fil ’Iraq wal-Sham để chỉ tổ chức IS - ND). Nếu muốn tiến hành cuộc chiến trong lĩnh vực kinh tế, thì cuộc chiến đó cũng hứa hẹn có nhiều khó khăn.
Tổ chức một cuộc tấn công khủng bố là tất cả những gì rẻ nhất, tuần báo Die Zeit của Đức đã ghi nhận như vậy, viện dẫn các kết quả của một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Na Uy:
"Emilia Oftedal, một nhà nghiên cứu tại FFI [...], đã phân tích các cuộc tấn công khủng bố được 40 nhánh thánh chiến tiến hành ở châu Âu từ năm 1994 đến năm 2013. Kết quả: những kẻ khủng bố không cần đến nhiều tiền để chuẩn bị và tiến hành các cuộc tấn công đã từng diễn ra tại Madrid, London hay Copenhagen. Gần ba phần tư các cuộc tấn công tốn dưới 10.000 đô-la. Những thứ tốn kém nhất, đó là vũ khí và chất nổ".
Nhưng những tổ chức khủng bố đứng đằng sau các phần tử thánh chiến này, giống như Nhà nước Hồi giáo (IS), cần đến hàng triệu đô la "để có thể tồn tại, duy trì tinh thần của các tộc trưởng, tài trợ cho hoạt động hậu cần, các trại huấn luyện và vũ khí của họ", tờ Die Zeit viết, tin rằng cách duy nhất để chống lại IS là làm tiêu hao các nguồn lực tài chính của họ, khi nhắc lại rằng cuộc chiến chống lại nguồn tài trợ khủng bố đã chiếm một phần lớn các cuộc thảo luận của những người đứng đầu các quốc gia nhân dịp hội nghị G20 được tổ chức tại Antalya.
Một tổ chức tự chủ về tài chính
Mặc cho danh mục các khuyến nghị để ngăn chặn các dòng chảy tài chính đang làm giàu cho các tổ chức khủng bố được Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial Action Task Force - FATF) phổ biến, một tổ chức trực thuộc OECD (Organisation for Economic Cooperation and Developemnt - Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) chuyên về các hoạt động rửa tiền, thì một phần lớn các nguồn tài trợ của IS thoát khỏi sự giám sát của các giao dịch ngân hàng, tờ tuần báo nhắc lại:
"Từ nay, tổ chức khủng bố sẽ tự chủ phần lớn về tài chính: Nhà nước Hồi giáo đã kiểm soát hệ thống đánh thuế tại những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Iraq, thường giống như tổ chức tống tiền dựa trên bạo lực. Theo thông tin của FATF, các nguồn thu của họ là đối tượng của một kế toán cẩn thận. Nhưng họ chủ yếu khai thác các giếng dầu tại địa phương và tiếp tục sống nhờ nguồn tiền mặt dự trữ mà họ đã cướp bóc".
Theo FATF, tờ Die Zeit báo cáo, như vậy "điều quan trọng là làm tê liệt các mỏ khai thác dầu, các nhà máy lọc dầu và các đường ống dẫn dầu của IS bằng các cuộc tấn công quân sự. Chỉ riêng việc xây dựng lại một nhà máy lọc dầu di động cũng đã làm cho IS tiêu tốn khoảng 230.000 đô la Mỹ. Điều này sẽ làm suy yếu toàn bộ tổ chức".
Việc đánh thuế mang lại nhiều tiền hơn dầu
Nhưng tờ nhật báo Die Tageszeitung của Đức, tờ báo đã dành một bài viết dài về các nguồn cung cấp tài chính của IS, lại cho rằng buôn lậu dầu không phải là trụ cột nền kinh tế của tổ chức khủng bố, cũng không phải các nguồn cung cấp tài chính từ các đại gia của các nước vùng Vịnh. Tổ chức khủng bố có được nguồn thu lớn hơn nhiều qua việc kiểm soát hoạt động buôn bán các tài nguyên như lúa mì, bột mì hay xi măng, nhưng đặc biệt là qua hệ thống đánh thuế và trưng dụng mà họ đã gầy dựng tại các vùng lãnh thổ họ đang chiếm đóng hiện nay ở Syria và Iraq.
Tờ Die Tageszeitung đưa ra ví dụ của tỉnh Deir ez-Zor, nằm ở phía đông Syria, bị IS chiếm đóng từ một năm rưỡi nay. Nhà nghiên cứu người Anh Aymenn al-Tamimi đã kiếm được các tài liệu về ngân sách của nhà nước Hồi giáo thần quyền (caliphate) trong vùng này:
"Theo các tài liệu của "Bộ trưởng Tài chính "của IS ở Deir ez-Zor, nguồn thu từ dầu và khí chiếm 28% tổng doanh thu, nguồn thu từ thuế chiếm 24%. Chính những nguồn thu từ bất động sản và từ các hiện vật có giá trị khác bị tịch thu mới đóng góp phần lớn nhất cho ngân sách, chiếm 45%. Nếu làm một ước tính về các nguồn thu liên quan đến dầu ở Deir ez-Zor, thì IS có được trung bình 66.433 đô-la một ngày".
Annabelle Georgen
Phóng viên của tạp chí tin tức tiếng Pháp tại Berlin
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
--- o0o ---
Cuộc chiến khó khăn chống lại nguồn tiền của Daech
Ngày 16 tháng 11, trong một thông cáo đặc biệt về cuộc chiến chống khủng bố, G20 đã kêu gọi các thành viên của tổ chức "tăng cường cuộc chiến chống lại nguồn cung cấp tài chính của khủng bố". Tất nhiên, nhận định được nhất trí chia sẻ: chúng ta không thể chống lại Daech (tên tiếng Arab al-Dawla al-Islamiya fil ’Iraq wal-Sham để chỉ tổ chức IS - ND) chỉ bằng hành động quân sự, để thành công cần phải cắt các nguồn lực tài chính của chúng. Nói thì dễ nhưng làm không hề dễ. Bởi vì nếu tin vào các nghiên cứu của FATF (Financial Action Task Force - Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền - ND) và của Quốc hội Mỹ, các lãnh đạo của Daesh dường như đang chủ yếu vận dụng một hình thức cung cấp tài chính tại địa phương khó kiểm soát.
Nguồn lực tài chính khổng lồ
Theo nhiều nguồn khác nhau, người ta ước tính các nguồn lực tài chính của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) từ một đến ba tỷ đô-la hàng năm, làm cho tổ chức khủng bố này là tổ chức khủng bố mạnh nhất trên thế giới về mặt tài chính.
Khó mà biết được số tiền chính xác do bản chất định nghĩa không minh bạch của những số tiền đó và bởi vì các nguồn lực huy động được phát sinh từ những tài nguyên tại địa phương, trên những lãnh thổ mà các nhóm khủng bố đang kiểm soát. Chính qua các chiến dịch quân sự trên bộ tại Iraq vào tháng Sáu năm 2014 và, đặc biệt, tại Syria vào tháng Năm năm 2015 tiêu diệt một trong những nhà lãnh đạo tài chính của nhóm khủng bố, thì mới tịch thu được các máy tính.
Theo một cựu đại tá của quân đội Mỹ được kênh tin tức CNN phỏng vấn, các máy tính đã để lộ nhiều thông tin quan trọng bởi vì IS cũng là một DN, và các thành viên của nó cũng là những "nhà kế toán tỉ mỉ". Các cơ quan tình báo Mỹ, cho đến nay, chưa cung cấp chi tiết về những gì mà họ đã tìm thấy nhưng nhiều báo cáo được công bố trong năm nay cho phép chúng ta có được một ý tưởng về các kênh cung cấp tài chính.
Tiền dầu
IS được thành lập trên những vùng đất đầy ngập dầu được các phần tử thánh chiến khai thác theo hai cách: lọc dầu tại chỗ phục vụ cho chính nhu cầu của họ và của người dân địa phương và bán dầu thô trên thị trường thế giới qua các mạng lưới buôn lậu.
Việc lọc dầu được thực hiện bằng những thiết bị lọc di động mà lực lượng liên minh thường xuyên cố gắng phá hủy qua các đợt dội bom. Từ đó, cần phải mất một chục ngày và chi 230.000 đô-la cho mỗi lần xây dựng lại nhà máy. Dầu thô được bán một phần cho chế độ Syria hoặc được các nhà buôn trung gian đưa ra trên thị trường quốc tế thông qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tỉ trọng của tổng cả luồng tài chính
Nguồn: FATF và Quốc hội Mĩ
Các con số trên là những ước lượng không chắc chắn. Chúng không bao gồm các nguồn thu từ việc khai thác xi măng, phốt phát, bông.
Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 16 tháng 11, khi kết thúc cuộc họp G20, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã cho các đồng nghiệp của ông xem các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy "những đoàn xe dài hàng chục cây số". Dầu thô được bán bằng tiền mặt, theo một mức giá tương đương với khoảng 20% ​​mc giá thế gii, du sao đây cũng là mt ngành kinh doanh sinh lãi rt cao. Vic kinh doanh này mang li bao nhiêu tin? Rt khó để mà biết. Vic thiếu các k thut viên có tay ngh, các đợt di bom và giá du st giảm trên thị trường thế giới đã, một cách tiên nghiệm, làm giảm khá mạnh các nguồn lực tài chính phát sinh từ dầu. Nhưng nó vẫn còn từ 200 đến 300 triệu đô-la mỗi năm.
Một ngành kinh doanh đa dạng
Ngoài dầu, việc khai thác tiền của người dân địa phương theo kiểu mafia – tiền bảo kê – cũng là một nguồn cung cấp tài chính quan trọng, thu vào khoảng 300 triệu đô-la mỗi năm. Người dân phải đóng "thuế", các doanh nghiệp cũng vậy (các cửa hiệu dược phẩm để bán thuốc, các nhà đài khai thác điện thoại, tất cả các nhà buôn trung gian hoạt động vận tải hàng hóa (lệ phí cầu đường, thuế hải quan đánh trên hàng hoá nhập khẩu), và kể cả học sinh viên viên và các nhóm sắc tộc theo Kitô giáo.
Khoảng 40% sản lượng lúa mì và lúa mạch của Iraq nằm trong tay các phần tử thánh chiến, để rồi chúng bán ra trên thị trường chợ đen, thu về 200 triệu đô-la. Người nông dân cũng bị tịch thu các trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp của họ, để rồi bị buộc phải thuê lại để tiếp tục sản xuất. Ngoài tất cả những thứ nói trên, còn phải nói đến việc khai thác khí, xi măng, phốt phát, bông và các sản phẩm khác mà người ta rất khó ước tính những tác động, nhưng chúng sẽ rất đáng kể.
Doanh thu về kinh doanh cổ vật được ước tính khoảng hơn 100 triệu đô-la mỗi năm. Chúng phát sinh hoặc từ những vụ cướp bóc các bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân, hoặc từ những vụ khai quật mới bởi vì một phần ba các địa điểm khảo cổ của Iraq đều nằm dưới sự kiểm soát của Daech. Giấy phép khai quật được bán, sản phẩm tìm được được ước tính và đánh thuế từ 20% đến 50% trên giá bán trước khi được buôn lậu sang các nước láng giềng, rồi đến châu Âu. Người ta đã tìm thấy những đồng tiền thời Byzantine và đồ gốm thời Roman bán tại London.
Bắt cóc rồi đòi tiền chuộc cũng mang lại khoảng bốn mươi triệu đô-la vào năm 2014, trong đó có 18 triệu đô-la mà Pháp đã trả để chuộc mạng bốn nhà báo của họ, theo các nguồn tin của Mỹ. Những khoản đóng góp của các mạnh thường quân giàu có nước ngoài, chủ yếu ở Saudi Arabia, Qatar và Kuwait, cũng như của những cá nhân có cảm tình với khủng bố ở nước ngoài, cũng mang lại khoảng 40 triệu đô-la. Theo cách ngày càng tăng, IS tổ chức những chiến dịch cung cấp tài chính quốc tế thông qua các mạng xã hội (Twitter, WhatsApp ...) và TOR, một phần mềm cho phép kết nối vô danh sâu vào Internet (hay Dark Web – Web đen), phần mạng các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google không thể truy cập được.
Các khoản chi cũng đáng kể
Tổng cộng, Daech có những nguồn lực tài chính vào khoảng ít nhất một tỷ rưỡi đô-la hàng năm. Một số tiền đáng kể. Nhưng Nhà nước Hồi giáo cũng có nhiều khoảng chi. Các khoản chi đó liên quan đến chi phí quản lý các vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát và trả lương cho chiến binh của họ, đồng thời trả cho việc tổ chức những vụ khủng bố như các vụ tấn công khủng bố ở Paris, mà đáng tiếc chỉ vào khoảng vài chục ngàn euro.
Thực vậy, IS kiểm soát một vùng lãnh thổ lớn gần bằng Vương quốc Anh, được họ quản lý bằng một chính quyền phụ trách cảnh sát, quản lý các trường học và tòa án. Để không khơi dậy các cuộc nổi loạn nội bộ của 10 triệu người dân sống ở đó, các nhà lãnh đạo IS cung cấp cho người dân nước, điện (cung cấp các máy phát điện) và thực phẩm (bánh mì được trợ cấp...). Chừng ấy cơ sở hạ tầng cũng rất tốn kém. Hơn nữa, binh lính sẽ được trả lương từ 300 đến 500 đô-la một tháng, được xem là một tài sản tại địa phương, và được hưởng các phụ cấp gia đình cho vợ và con cái, những người này được tiếp tục hỗ trợ trong trường hợp chồng bị tử vong trong các cuộc chiến.
Không thể nói được cuối cùng IS có chạy theo tiền hay không. Nhưng có điều chắc chắn là nhắm vào các nguồn thu của họ sẽ làm giảm đi cơ hội tồn vong của họ.
Một cuộc chiến khó khăn
Nhưng nhắm vào nguồn cung cấp tài chính của họ không phải là điều dễ dàng. Ném bom các giếng dầu sẽ dẫn đến thương vong cho người dân thường và các lực lượng liên minh muốn bảo vệ các cơ sở hạ tầng dầu cho tương lai. Tương tự, người ta không thể phá hủy các cánh đồng lúa mì hay các địa điểm khảo cổ. Hiện nay còn nhiều hướng hành động ưu tiên khác.
Trước tiên, ngăn chặn khả năng lưu hành của nguồn tiền khủng bố trên quốc tế. IS đã kiểm soát được hàng trăm chi nhánh ngân hàng tại Iraq, việc chiếm được Mossoul đã mang lại 500 triệu đô-la tiền mặt, và kiểm soát được khoảng hai mươi chi nhánh ngân hàng tại Syria. Việc chuyển tiền điện tử, thường được các kiều dân ở nước ngoài sử dụng với những số tiền nhỏ, cũng được ưu tiên. Đồng thời cũng khuyến khích việc chuyển tiền mặt trao tay.
Tất cả những điều trên đều được theo dõi nhưng không ngăn được sự lưu hành của đồng tiền của bọn khủng bố. Theo tổ chức FATF, các ngân hàng bị kiểm soát ở Syria cuối cùng cũng tổ chức được việc luân chuyển nguồn vốn quốc tế thông qua trụ sở chính của họ ở Damascus và "có những cấp tòa án mà các ngân hàng đang hoạt động tại các vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng cuối cùng cũng duy trì được các mối liên kết", nhưng tổ chức này không nêu cụ thể những cấp nào. Từ các nguồn cung không minh bạch của họ, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các thiên đường thuế khóa không tham gia vào các mạng lưới ấy. Nhưng hiện thời, nhiều chuyên gia tư vấn về vấn đề chưa tìm ra những thông tin mang tính thuyết phục.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2015, Bộ Tài chính của Anh chỉ ra rằng những kẻ khủng bố đã mua chuộc các nhân viên ngân hàng tại địa phương để vay vốn giả, ghi có vào tài khoản mở với danh tính giả, và sau đó tiền được rút ra tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì vậy, các nhà chức trách của Anh thừa nhận rằng The City (trung tâm thương nghiệp và tài chính của London) "là một nhà xuất khẩu tài chính ròng cho khủng bố", các phần tử thánh chiến cuối cùng cũng sử dụng được trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới để rút tiền ra hơn là đầu tư tiền vào.
Hướng hành động thứ hai dựa trên một hành động phối hợp quốc tế dưới sự bảo trợ của một nhóm công tác quốc tế do Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi và Italia dẫn đầu cùng với 25 quốc gia khác trong đó có Pháp. Hiện thời, đây là một việc làm chưa hiệu quả bởi vì nhóm mới chỉ được thành lập... từ tháng 1 năm 2015! Nhóm đã bắt đầu họp vào tháng ba và cuộc họp cuối cùng đã diễn ra vào tháng Mười vừa qua. Như vậy, cuộc chiến tài chính chống lại tổ chức khủng bố IS đã bị bỏ qua quá lâu. Chúng ta có thể hy vọng rằng việc lưu thông nguồn vốn quốc tế của họ sẽ bị suy giảm.
Nhưng cái khó trong việc ngăn chặn việc khai thác kinh tế các vùng lãnh thổ chiếm đóng của họ, một nguồn thu đảm bảo cho họ một hình thức "tự chủ về tài chính" được hình sự hóa, là điều có thật và cần có những giải pháp khác. Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 13 tháng 11, lần đầu tiên người Mỹ đã dội bom các đoàn xe bồn chở dầu. Các lực lượng liên minh đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ có hành động cứng rắn hơn, vì buôn lậu diễn ra qua hướng đó. Phải cần đến một hoạt động thu thập thông tin tình báo tại địa phương để lập bản đồ các tuyến đường vận chuyển tất cả các sản phẩm xuất ra khỏi vùng và ngăn chặn các tuyến đường đó. Điều này sẽ phải mất nhiều thời gian.
Christian Chavagneux
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Le difficile combat contre l’argent de Daech, Alterecoplus, 18/11/2015.
------
Bài có liên quan trên PTKT: 

Print Friendly and PDF