25.2.17

Tương lai của sử học kinh tế phải là liên ngành

w
TƯƠNG LAI CỦA SỬ HỌC KINH TẾ PHẢI LÀ LIÊN NGÀNH
Naomi Lamoreaux
Sử học kinh tế trong tương lai vẫn sẽ tiến triển theo hướng của sử học kinh tế trong quá khứ, nhưng nó cần phải vượt qua cái quá khứ đó. Chẳng hạn như, nó cần vượt qua cái hạn chế của kết cấu liên ngành ban đầu trong lĩnh vực này và để chuyển thành một phân ngành trong kinh tế học. Ngày nay, hầu hết những nhà kinh tế học và nhà sử học đều chấp nhận một mẫu rập khuôn rằng kinh tế học thường hướng tới sự khái quát hóa còn sử học thì hướng đến sự hiểu biết về hiện tượng đặc thù trong quá khứ. Tuy mẫu rập khuôn này có sự đúng đắn ở một chừng mực nào đó, nhưng tôi sẽ biện giải để thấy rằng các nhà sử học kinh tế cần phải đẩy công việc nghiên cứu của họ lên đâu đó ở khoảng giữa của những thái cực trên nếu họ thật sự muốn nâng cao nhận thức. Trên thực tế, hầu hết nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà sử học kinh tế được đào tạo với tư cách các nhà kinh tế học, không đưa ra được những sự khái quát hóa mang tính phổ quát trong khi đáng lý ra họ phải làm được như thế, chứ không phải để hiểu tính chất về đặc thù – bối cảnh của nó, như vậy là sai đường. Đồng thời, nghiên cứu lịch sử dễ có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa hoài cổ khi các nhà nghiên cứu cứ chất đống thông tin về những chủ đề đặc thù của họ mà không hề băn khoăn về vấn đề là làm thế nào mà các tác phẩm của họ có thể cung cấp cứ liệu cho những ai muốn nghiên cứu về chủ đề đó ở thời gian và những địa điểm khác, bao gồm cả hiện tại. Vì đây là một chủ điểm của nghiên cứu hiện nay, nên sự thảo luận chủ yếu trong cả hai môn học cần đẩy các nhà nghiên cứu tiến đến khoảng giữa của thang độ đó. Các nhà kinh tế học vẫn buộc phải thừa nhận những hạn chế trong việc khái quát hóa, và các nhà sử học vẫn đối mặt không ngớt với những câu hỏi “sao lại thế?”. Vì vậy, tôi cho rằng khả năng để các nhà sử học kinh tế hoạt động hiệu quả ở khoảng trung điểm này từ lâu đã bị kìm hãm bởi sự thiếu sự đối thoại liên ngành.[1]
Thiếu sự đối thoại giữa kinh tế học và sử học là kết quả của hai xu hướng phát triển: cuộc cách mạng sử trắc học trong sử học kinh tế; và bước ngoặt văn hóa [culture turn] trong công việc chuyên môn của sử học nói chung. Lịch sử về những xu hướng phát triển này đã quá rõ ràng (chẳng hạn, xem Williamson 1994; Lyons, Cain, and Williamson 2008; và Bonnell and Hunt 1999). Chính bản thân tôi cũng đang viết về chúng (Lamoreaux 1998, 2016 (sắp sửa viết xong)) nên tôi sẽ không thảo luận sâu về nó ở đây. Thay vào đó, tôi sẽ chỉ đưa ra một số ví dụ từ sự hiểu biết về sử trắc học gần đây để làm rõ lý lẽ của tôi về cái xu hướng tiến đến vùng trung điểm của các nhà sử học kinh tế. Các nhà sử trắc học bước đầu đã vạch ra những khác biệt sâu sắc giữa những nỗ lực kiểm định các giả thuyết rút ra từ lý thuyết tân cổ điển của họ với công trình mang tính mô tả được thực hiện bởi các nhà sử học kinh tế ở các khoa sử học. Tuy nhiên, qua thời gian, logic của các cuộc tranh luận trong sử trắc học đã dẫn đến một thực tế là nhiều nhà nghiên cứu đầu tiên của bộ môn này từ bỏ những định kiến tân cổ điển vững chắc của họ và chấp nhận những cách tiếp cận mang nhiều tính đặc thù – bối cảnh, tính lịch sử hơn trong các nghiên cứu của họ.
Paul David (1935-)
Cuộc tranh luận về việc chọn máy gặt [của nông dân để thay cho các nông cụ truyền thống – ND] ở Mỹ là một ví dụ thích hợp để thấy rõ xu hướng này. Paul David (1966) đã khởi động dòng tranh luận này bằng cách coi những người nông dân như những “công ty” độc lập mà việc chọn lựa giữa các kỹ thuật thay thế được dựa trên sự tính toán chi phí, theo đúng lý thuyết chuẩn. Theo như khuôn mẫu này, những người nông dân sẽ chọn chiếc máy gặt cơ khí khi nào chi phí bỏ ra để mua và sử dụng chúng thấp hơn mức chi phí thu hoạch mùa vụ bằng các nông cụ bằng tay truyền thống. So với nông cụ bằng tay, máy gặt có chi phí cố định cao hơn, nhưng nông trại càng lớn, chi phí cố định của máy gặt cho mỗi đơn vị sản xuất càng giảm, và khả năng chọn lựa máy gặt càng cao. David đã sưu tầm dữ liệu về giá thành của những chiếc máy gặt và về lao động và những chí phí khác có liên quan và ước tính xem từ ngưỡng quy mô diện tích nào thì khả năng người nông dân sẽ quyết định chọn máy gặt là cao nhất. Theo tính toán của David, những biến thiên về chi phí tương đối giữa hai loại kỹ thuật, giải thích tại sao máy gặt lại phổ biến chậm chạp trong những thập niên 1930 và 1940 lẫn sự mở rộng nhanh chóng của nó sau giữa thập niên 1950.
Alan Olmstead
Một số nhà sử trắc học phê phán những kết quả tính toán của David, họ tăng các ước lượng của ông ấy về ngưỡng diện tích rồi đặt lại vấn đề đối với sự giải thích của ông ấy về thời điểm phổ biến kỹ thuật. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại đặt ra nhiều nghi vấn sâu sắc để rồi hướng cuộc thảo luận quay trở lại với nghiên cứu lịch sử. Rõ ràng mô hình của David dựa trên giả định mỗi cá nhân người nông dân tự quyết định rằng họ có nên sử dụng máy gặt hay không. Tiếp cận theo chiều kích lịch sử, Alan Olmstead (1975) phản bác giả định này bằng cách điều tra nhiều nguồn sử liệu truyền thống, bao gồm báo cáo tình hình kinh doanh của công ty McCormick Harvesting Machine (nhà sản xuất chính về máy gặt), các cuốn sổ ghi chép của những người nông dân, và các mẫu quảng cáo trên các tạp chí nông nghiệp (cũng xem thêm Davis 1968, tr.88, trích dẫn nhà sử học Alan Bogue). Sau này, Alan Olmstead cùng với Paul Rhode (1995) tiếp tục với một cuộc khảo sát mang tính hệ thống hơn về những người mua máy móc nông nghiệp được ghi chép trong những cuốn sổ mua bán của công ty McCormick. Cả hai nghiên cứu đã tìm ra nhiều chứng cứ quan trọng về những người nông dân cùng hùn chung nhau mua máy gặt và một số nông dân mua máy gặt với mục đích cung cấp dịch vụ thu hoạch cho những người nông dân khác trong vùng. Dường như cuộc thảo luận gần như chỉ dừng lại ở luận điểm này vì thiếu vắng sự đối thoại liên ngành. Tuy nhiên, có thể hình dung rằng, nếu được các nhà sử học quan tâm chú ý hơn thì có lẽ đã có sự nghiên cứu sâu hơn về bối cảnh xã hội và văn hóa nào đã cho phép nông dân hợp tác. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu như thế cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề kinh tế quan trọng khác. Ban đầu, David loại bỏ khả năng người nông dân dùng chung máy gặt, vì việc thu hoạch cho kịp tiến độ sẽ gây khó khăn trong vấn đề hợp đồng rằng ai sẽ được sử dụng máy gặt đầu tiên và làm thế nào để bồi thường cho những thiệt hại về cây trồng do thời tiết vì phải chờ đợi đến lượt mình để được sử dụng các dịch vụ gặt hái đó (David năm 1966, pp. 16-17, n27). Những vấn đề này chắc chắn rất quan trọng. Cách giải quyết ra sao? Sự thu xếp về mặt định chế hay khuôn mẫu văn hóa có vai trò gì trong việc đưa ra các giải pháp liên quan? Olmstead và Rhode đã tạo được bước tiến đáng kể trong việc trả lời các câu hỏi đó và những vấn đề có liên quan, nhưng đáng lý ra các nhà sử học đã có thể đẩy cuộc thảo luận đi xa hơn.
Gavin Wright (1943-)
Tình hình nghiên cứu về máy gặt đưa ra một minh chứng đặc biệt thuyết phục cho sự cần thiết tiến đến vùng trung điểm vì nó cho thấy rất rõ việc kết hợp lý thuyết kinh tế với nghiên cứu lịch sử dựa trên bối cảnh – đặc thù để có thể soi sáng những vấn đề kinh tế quan trọng ra sao chẳng hạn như những yếu tố quyết định đến sự lan tỏa của các công nghệ mới. Nếu có nhiều cuộc thảo luận liên ngành hơn thì nó cũng gợi ra cho cuộc thảo luận cách thức để có thể đào sâu vào những hướng nghiên cứu mới nhiều triển vọng. Tôi có thể dẫn ra rất nhiều những ví dụ khác. Nhưng để nói ngắn gọn, tôi sẽ chỉ đề cập đến một số ví dụ từ công trình của một vài nhà sử trắc học thuộc thế hệ đầu tiên. Gavin Wright (1978) tìm cách giải thích tại sao những tiểu nông miền Nam trước nội chiến thường ít trồng bông hơn dù sẽ tối đa hóa được lợi nhuận khi nhấn mạnh vào mối bận tâm đến vấn đề sinh tồn của họ, điều được các nhà sử học gọi là “khả năng sinh tồn” [competence] (xem Henretta 1978; Clark 1979; Vickers 1990) – đó là, năng lực chu cấp đầy đủ cho gia đình và duy trì vị thế của họ như là những người chủ đất độc lập. Robert Fogel (1989) chuyển sang hướng nghiên cứu về các phong trào tôn giáo và chính trị để giải thích sự thủ tiêu chế độ nô lệ ở Hoa Kì. David (1985), suy nghĩ về sự bất tiện của sự sắp xếp các phím máy tính theo thứ tự QWERTY, để lập luận rằng các xã hội có thể bị kẹp chặt trong những cách làm nhất định nào đó và để chuyển sang một kỹ thuật thay thế là rất khó khăn, dẫu biết rằng nó sẽ mang lại hiệu quả hơn là làm theo cách cũ. David và Wright (1997) thừa nhận rằng sự tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì là dựa trên tài nguyên và nhờ nhiều vào hệ thống các định chế và các niềm tin văn hóa vốn khuyến khích các cá nhân và công ty thăm dò những trầm tích khoáng sản, cung ứng cho họ ý kiến khoa học cần thiết, và thậm chí tài trợ cho những nỗ lực của họ. Peter Temin (1980) cố tìm hiểu tại sao cử tri trong những xã hội định hướng thị trường đôi khi đột ngột thay đổi hoàn toàn sở thích và ủng hộ điều tiết kinh tế. Peter Temin cùng Barry Eichengreen đặt câu hỏi với chứng “tâm lý chế độ bản vị vàng” nhằm mục đích giải thích nghịch lí tại sao các nhà hoạch định chính sách cố bám vào chế độ bản vị vàng khi thế giới đột ngột và nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái ở đầu thập niên 1930 (Eichengreen and Temin 2000). Richard Sylla (2002, 2010) quay sang nghiên cứu tiểu sử (của Alexander Hamilton[2]những biểu hiện cực đoan nhất của tư tưởng hậu cấu trúc.[3]) để giải thích sự phát đạt tài chính nhanh chóng vào thời kỳ lập quốc của Hoa Kì.
Peter Temin (1937-)
Robert Fogel (1926-2013)
Một số trong những công trình kể trên được các nhà sử học thừa nhận còn một số bị phê phán, nhưng nhìn chung chúng vẫn ít có ảnh hưởng. Trong suốt giai đoạn diễn ra bước ngoặt văn hóa, các nhà sử học đã không còn quan tâm đến nghiên cứu lịch sử kinh tế, và các nhà kinh tế học không thể làm gì nhiều hơn. Tuy nhiên, việc thiếu vắng tính liên ngành có nghĩa rằng khía cạnh lịch sử trong các công trình của các nhà kinh tế học thường rất khó nhận ra. Lắm lúc tính liên ngành này chỉ được xem như là một giả thuyết, nhất quán với dữ liệu mà chưa được kiểm chứng bằng chính sử liệu. Trong những trường hợp khác, nó được lắp đầy thông tin chi tiết phần lớn dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp. Khi các nhà kinh tế cố gắng phát triển những lập luận bằng việc nghiên cứu văn kiện hay thư tịch, thì kết quả cũng thường rất non nớt. Một phần của vấn đề là các nhà điều tra có khuynh hướng chỉ ngó đến những nguồn tài liệu sẵn có dễ đọc hay rõ ràng. Một phần là họ thường không có các kỹ năng về mặt ngôn ngữ để đọc các văn bản trong ngôn ngữ gốc/cổ mà buộc phải dựa vào sự phiên dịch đánh mất đi những điểm tinh tế có tầm quan trọng. Nhưng vấn đề lớn nhất là sự thiếu hiểu biết về các bộ công cụ kỹ năng cần cho sự phân tích các nguồn dữ liệu định tính. Mặc dù chắc chắn là nhiều nhà sử học cũng đọc sử liệu một cách hồn nhiên (cũng như các nhà kinh tế bỏ lỡ các điểm tinh vi của các tài liệu thống kê), một người hành nghề qua nhiều năm đào tạo và kinh nghiệm có thể vượt qua những ý nghĩa sai lầm bề ngoài của tài liệu. Chẳng hạn, họ biết cách đọc đi đọc lại văn bản trong bối cảnh liên quan đến tài liệu cho đến khi sự khác biệt giữa hiểu biết hiện đại với những cách hiểu trong quá khứ đã trở nên rõ ràng, biết cảnh giác đối với các đoạn văn bất thường vốn tiết lộ những giả định (ví dụ như những tiền đề văn hóa) mà tác giả của tài liệu có thể thậm chí không nhận ra, và làm thế nào để rút được ý nghĩa từ những gì đã không được nói cũng như từ những gì đã được nói.
Với chú ý nhằm rút ra từ những hạn chế của công trình lịch sử của các nhà sử trắc học [cliometricians], dù rằng tôi không muốn công kích sự uyên bác của họ trênbất cứ phương diện nào. Ngược lại, tôi nghĩ rằng sự cố gắng của họ di chuyển đến khoảng giữa [the middle ground] rất đáng được hoan nghênh. Mục tiêu của tôi, đúng hơn, là để nhấn mạnh mức độ chuyên môn cao cần thiết để đáp ứng các tiêu chuẩn của cả hai chuyên ngành cơ bản này của chúng ta. Người ta sẽ không bao giờ mong đợi các nhà sử học có được sự thành thạo tương tự về lý thuyết kinh tế và kinh trắc học như là một nhà kinh tế, cũng như người ta sẽ không mong đợi các nhà kinh tế phải có kiến ​​thức sâu sắc về bối cảnh và phép biên chép sử hay kĩ năng giải thích các văn bản. Đúng hơn, những gì mà người ta có thể và nên mong đợi là dành cho các người hành nghề ở cả hai ngành tiếp thu những khía cạnh cơ bản đối với việc đào tạo và chuyên môn lẫn nhau vốn cần thiết để sự trao đổi liên ngành mang lại kết quả có ích. Tất nhiên, vấn đề là những thập kỷ của sự phân chia kiến thức đó đã dẫn đến các thái độ châm biếm, hạ thấp ​​và nghi ngờ. Các nhà sử học ít biết hoặc không biết một chút nào về những điều mà các nhà kinh tế thực sự quan tâm và thường quy giản chuyên ngành này thành một bức tranh biếm họa kết hợp những lời nhập môn kinh tế học tẻ nhạt phun ra từ miệng các chính trị gia bảo thủ. Nhưng các nhà kinh tế cũng rất có thể châm biếm các sử gia - ví dụ, để nhìn họ lúc như bị thu hút bởi những biểu hiện cực đoan nhất của tư tưởng hậu cấu trúc.
Bin Wong (1949-)
Kenneth Pomeranz (1958-)
Đã đến lúc phải di chuyển đến khoảng giữa và chưa bao giờ hoàn cảnh lại thuận lợi hơn lúc này vì các nhà sử học đang nghiên cứu trở lại các chủ đề  liên quan đến lịch sử kinh tế. Ánh lửa quan tâm đầu tiên dường như đã được nhen nhóm bởi những quyển sách của Bin Wong và Kenneth Pomeranz và phá vỡ ý niệm quy ước về con đường phát triển của kinh tế Trung Quốc so với phương Tây (Wong 1997; Pomeranz 2000) và cũng bởi công trình của Avener Greif (1989) về các cơ chế thương mại trên vùng Địa Trung Hải thời Trung cổ. Ngoài ra sự bất ổn tài chính của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ hai mươi cũng giữ một vai trò quan trọng, và việc đổ xô vào nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lịch sử của "Chủ nghĩa tư bản". Sự gia tăng của mối quan tâm về chủ nghĩa tư bản bắt đầu vào từ đầu đến giữa những năm 2000, khi một số học giả bắt đầu viết luận án sau đó được in thành những cuốn sách đánh dấu phạm vi của lĩnh vực này (Mihm 2007; Hamilton năm 2008; Moreton 2009; Hyman 2011; Ott 2011), và khi Sven Beckert mở đầu các bài giảng của ông tại Đại học Harvard về lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Nhưng mối quan tâm này khoác bộ áo của một phong trào thật sự sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.[4]
Edward Baptist

Các học giả đi đầu trong phong trào này được đào tạo về lịch sử văn hóa và thường ít sử dụng các nguồn tài liệu định lượng. Một số vẫn tác nghiệp dựa trên cơ sở coi thường và tích cực chống kinh tế học nhưng chưa đọc nhiều công trình lịch sử kinh tế của các nhà kinh tế. Nhưng không có cuộc tranh luận nào trong số các cuộc tranh luận mở màn mang tính phê phán đối với các cuốn sách của Wong và Pomeranx và công trình Greif chỉ ra được (xem loạt công kích mở đầu của Huang 2002 và Edwards; Ogilvie 2012) rằng lô-gích của cuộc thảo luận học thuật có xu hướng đẩy những người hành nghề về phía khoảng giữa. Vì vậy bây giờ có một khối tư liệu đa ngành lớn chứa đựng thông tin có ích về các đường tăng trưởng khác nhau của các nước phương Tây so với châu Á và các nơi khác (xem, ví dụ, Coclanis 2006); Berg 2004; Goldstone 2002). Ngoài ra cũng có sự gia tăng các công trình ngày càng làm rõ về việc tiến hành thương mại đường dài trong thời trung cổ và đầu thời hiện đại (Trivellato 2009; Goldberg 2012; Lydon 2009). Cảm nhận từ các cuộc trò chuyện cá nhân tôi với các học giả tự coi mình là nhà sử học về chủ nghĩa tư bản là họ đang ngày càng cảm thấy một lực kéo tương tự về phía khoảng giữa để quan tâm đến việc phát triển một sự hiểu biết tinh tế hơn về tư duy kinh tế và việc đẩy mạnh để xúc tiến các công trình lịch sử kinh tế có liên quan đến quan tâm nghiên cứu của họ. Tôi hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục như cuộc tranh luận về một số cuốn sách quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản gần đây. Khi đọc các công trình The Half Has Never Been Told (2014) của Edward Baptist, cũng với cuốn Empire of Cotton (2014) của Sven Beckert và cuốn River of Dark Dreams (2013) của Walter Johnson tôi nghĩ chúng có những sai sót đáng kể do hậu quả của thiếu trực giác kinh tế  của các tác giả hoặc thiếu kiến thức về kết quả nghiên cứu có liên quan đến các chủ đề của họ.
Sven Beckert

Tôi muốn kết luận bằng cách nhấn mạnh rằng các nhà kinh tế cần trao đổi liên ngành với các nhà sử học nhiều như các nhà sử học về chủ nghĩa tư bản đã làm. Các nhà kinh tế học đặc biệt cần nó vì mối quan tâm gia tăng nhanh chóng của họ về các tác động lâu dài của các thể chế trong quá khứ và tập quán văn hóa đến các hệ quả kinh tế trong hiện tại (xem, ví dụ, Nunn 2008; Nunn và Wantchekon 2011; Alesina, Giuliano, và Nunn 2013). Có rất nhiều vấn đề khó về các công trình này từ quan điểm của phương pháp khoa học. Các bài viết chỉ được xuất bản khi các kết quả báo cáo có ý nghĩa về mặt thống kê, những phát hiện tiêu cực không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Do đó các nghiên cứu lờ đi các tập quán văn hóa và các thể chế nào không có tác động lâu dài, mặc dù chúng có những ảnh hưởng quan trọng đến hành vi kinh tế trong thời gian dài. Đồng thời, các nghiên cứu chỉ giả định đơn thuần rằng tập quán và thể chế gắn với những kết quả trong hiện tại luôn quan trọng. Hiểu như thế nào và tại sao một số tập quán văn hóa tồn tại dai dẳng và những tập quán khác thì không, và những hoàn cảnh nào làm cho chúng tăng và giảm tầm quan trọng, có vẻ sẽ là những chủ đề quan trọng cho nghị trình tương lai của lịch sử kinh tế. Việc mô hình hóa và kiểm định giả thuyết rõ ràng là hợp lý, nhưng để các thao tác này là có ích các nhà kinh tế cần phải được thông tin về các kiến thức sâu sắc về văn hóa và các thể chế vốn được coi là sân chơi của các nhà sử học. Chúng ta đều nghĩ rằng hiện tượng văn hóa tồn tại rất dai dẳng, khó mà thay đổi nhưng rồi chúng cũng thay đổi đấy thôi. Văn hóa không phải định mệnh (bất di bất dịch), không có quy chuẩn nào của ngành học nào có thể ngăn cản các nhà kinh tế học và nhà sử học trong việc mở mang tri thức lẫn nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Walter Johnson

Alesina, Alberto, Paula Giuliano, and Nathan Nunn. “On the Origins of Gender Roles: Women and the Plough.” Quarterly Journal of Economics 128, no. 2 (2013): 469–530.
Baptist, Edward E. The Half Has Never Been Told: Slavery and the Making of American Capitalism. New York, NY: Basic Books, 2014.
Beckert, Sven. Empire of Cotton: A Global History. New York, NY: Alfred A. Knopf, 2014.
Berg, Maxine. “In Pursuit of Luxury: Global History and British Consumer Goods in the Eighteenth Century.” Past & Present 182, no. 1 (2004): 85–142.
Bonnell, Victoria E., and Lynn Hunt. “Introduction.” In Beyond the Cultural Turn: New Directions in the Study of Society and Culture, edited by Bonnell and Hunt, 1–32. Berkeley, CA: University of California Press, 1999.
Clark, Christopher. “Household Economy, Market Exchange, and the Rise of Capitalism in the Connecticut Valley, 1800–1860.” Journal of Social History 13, no. 2 (1979): 169–89.
Coclanis, Peter A. “Atlantic World or Atlantic/World.” William and Mary Quarterly 63, no. 4 (2006): 725–42.
David, Paul A. “The Mechanization of Reaping in the Ante-Bellum Midwest.” In Industrialization in Two Systems: Essays in Honor of Alexander Gerschenkron by a Group of His Students, edited by Henry Rosovsky, 3–39. New York, NY: John Wiley & Sons, 1966.
———. “Clio and the Economics of QWERTY.” American Economic Review 75, no. 2 (1985): 332–37.
David, Paul A., and Gavin Wright. “Increasing Returns and the Genesis of American Resource Abundance.” Industrial and Corporate Change 6, no. 2 (1997): 203–45.
Davis, Lance E. “‘And It Will Never Be Literature’: The New Economic History: A Critique.” Explorations in Entrepreneurial History 6, no. 1 (1968): 75–92.
Edwards, Jeremy, and Sheilagh Ogilvie. “Contract Enforcement, Institutions, and Social Capital: The Maghribi Traders Reappraised.” Economic History Review 65, no. 2 (2012): 421–44.
Eichengreen,  Barry,  and  Peter  Temin.  “The  Gold  Standard  and  the  Great  Depression.” Contemporary European History 9, no. 2 (2000): 183–207.
Fogel, Robert William. Without Consent or Contract: The Rise and Fall of American Slavery. New York, NY: Norton, 1989.
Goldberg, Jessica. Trade and Institutions in the Medieval Mediterranean: The Geniza Merchants and Their Business World. New York, NY: Cambridge University Press, 2012.
Goldstone, Jack A. “ Efflorescences and Economic Growth in the World History: Rethinking the ‘Rise of the West’ and the Industrial Revolution.” Journal of World History 13, no. 2 (2002): 323–89.
Greif, Avner. “Reputation and Coalitions in Medieval Trade: Evidence on the Maghribi Traders.” Journal of Economic History 49, no. 4 (1989): 857–82.
Hamilton, Shane. Trucking Country: The Road to America’s Wal-Mart Economy. Princeton, NJ: Princeton University Press, 2008.
Henretta, James A. “Families and Farms: Mentalité in Pre-Industrial America.” William and Mary Quarterly 35, no. 1 (1978): 3–32.
Huang, Philip C. C. “Development or Involution in Eighteenth-Century Britain and China? A Review of Kenneth Pomeranz’s The Great Divergence: China, Europe, and the Making of the Modern World Economy.” Journal of Asian Studies 61, no. 2 (2002): 501–38.
Hyman, Louis. Debtor Nation: The History of America in Red Ink. Princeton, NJ: Princeton University Press, 2011.
Johnson, Walter. River of Dark Dreams: Slavery and Empire in the Cotton Kingdom. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2013.
Lamoreaux, Naomi R. “Economic History and the Cliometric Revolution.” In Imagined Histories: American Historians Interpret the Past, edited by Anthony Molho and Gordon Wood, 59–84. Princeton, NJ: Princeton University Press, 1998.
———. “Beyond the Old and the New: Economic History in the United States.” In The Routledge Handbook of Global Economic History, edited by Francesco Boldizzoni and Pat Hudson. London: Routledge, 2016, forthcoming.
Lydon, Ghislaine. On Trans-Saharan Trails: Islamic Law, Trade Networks, and Cross-Cultural Exchange in Nineteenth-Century Western Africa. New York, NY: Cambridge University Press, 2009.
Lyons, John S., Louis P. Cain, and Samuel H. Williamson, eds. ReÀections on the Cliometrics Revolution: Conversations with Economic Historians. London: Routledge, 2008.
Mihm, Stephen. A Nation of Counterfeiters: Capitalists, Con Men, and the Making of the United States. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2007.
Moreton, Bethany. To Serve God and Wal-Mart: The Making of Christian Free Enterprise. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2009.
Nunn,  Nathan.  “The  Long-Term  Effects  of  Africa’s  Slave  Trades.”  Quarterly  Journal  of Economics 123, no. 1 (2008): 139–76.
Nunn, Nathan, and Leonard Wantchekon. “The Slave Trade and the Origins of Mistrust in Africa.” American Economic Review 101, no. 7 (2011): 3221–52.
Olmstead, Alan L. “The Mechanization of Reaping and Mowing in American Agriculture, 1833–1870.” Journal of Economic History 35, no. 2 (1975): 327–52.
Olmstead, Alan L., and Paul W. Rhode. “Beyond the Threshold: An Analysis of the Characteristics and Behavior of Early Reaper Adopters.” Journal of Economic History 55, no. 1 (1995): 27–57.
Ott, Julia C. When Wall Street Met Main Street: The Quest for an Investors’ Democracy. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2011.
Pomeranz, Kenneth. The Great Divergence: China, Europe, and the Making of the Modern World Economy. Princeton, NJ: Princeton University Press, 2000.
Sylla, Richard. “Financial Systems and Economic Modernization.” Journal of Economic History 62, no. 2 (2002): 277–92.
———. “Financial Foundations: Public Credit, the National Bank, and Securities Markets.” In Founding Choices: American Economic Policy in the 1790s, edited by Douglas A. Irwin and Sylla, 59–88. Chicago, IL: University of Chicago Press, 2010.
Temin, Peter. Taking Your Medicine: Drug Regulation in the United States. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1980.
Naomi Lamoreaux
Trivellato, Francesca. The Familiarity of Strangers: The Sephardic Diaspora, Livorno, and Cross- Cultural Trade in the Early Modern Period. New Haven, CT: Yale University Press, 2009. Vickers, Daniel. “Competency and Competition: Economic Culture in Early America.” William and Mary Quarterly 47, no. 1 (1990): 3–29.
Williamson, Samuel H. “The History of Cliometrics.” In Two Pioneers of Cliometrics: Robert W. Fogel and Douglass C. North, 109–41. Oxford, OH: The Cliometric Society, 1994.
Wong, R. Bin. China Transformed: Historical Change and the Limits of European Experience. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1997.
Wright, Gavin. The Political Economy of the Cotton South: Households, Markets, and Wealth in the Nineteenth Century. New York, NY: Norton, 1978.
Vũ Thị Thu Thanh dịch
Nguồn: Naomi Lamoreaux. 2015. “The Futute of Economic History must be Interdisciplinary”, The Journal of Economic History, Vol. 75, No. 4, pp. 1251-1257




[1] Ở đây, tôi nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại giữa các nhà kinh tế học và các nhà sử học, nhưng dĩ nhiên các nhà sử học cũng nên nói chuyện với các học giả ở các chuyên ngành khác. Vì bài luận này được đặt hàng để đánh dấu kỉ niệm 75 năm của Hiệp hội sử học kinh tế nên tôi tập trung vào tổ chức của sử học kinh tế tại Mỹ. Ở những quốc gia khác, lĩnh vực này vẫn còn mang nhiều tính liên ngành trong cấu trúc của nó, nhưng sử học kinh tế kiểu Mỹ vẫn đang lan tỏa khắp thế giới.

[2] Alexander Hamilton (11 tháng 1 năm 1757?–12 tháng 7 năm 1804) là một sĩ quan quân đội, nhà khai quốc, luật sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ. Ông là Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Hoa Kỳ, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ.

[3] Các nhà kinh tế học và các nhà sử học cũng sử dụng hoàn toàn khác nhau các từ. Ví dụ, khi các nhà sử học có ý định “làm phức tạp” một lập luận, nghĩa là họ muốn cái gì đó tương tự như việc mà Olmstead đã làm khi phê phán khuôn mẫu của David.

[4] Ví dụ, xem Jennife Schuessler, “In History Department, It’s Up with Capitalism,” New York Times, 6 April 2013, http://www.nytimes.com/2013/04/07/education/in-history-departments-its-up-with-capitalism.html, truy cập ngày 1.9.2015.

Print Friendly and PDF