28.10.19

Phóng sự ảnh: Khi Đài Loan biểu tình để ủng hộ Hồng Kông


PHÓNG SỰ ẢNH: KHI ĐÀI LOAN BIỂU TÌNH ĐỂ ỦNG HỘ HỒNG KÔNG
“Hãy đấu tranh vì tự do, hãy ủng hộ Hồng Kông”, “năm yêu cầu, không chấp nhận bớt đi dù là một”. Tấm biển thứ hai đề cập đến các yêu cầu của người biểu tình Hồng Kông: 1. rút hoàn toàn luật dẫn độ khỏi các cuộc thảo luận chính trị; 2. thiết lập phổ thông bầu cử trong chế độ dân chủ của Hồng Kông; 3. loại bỏ các từ “bạo loạn” và “người bạo loạn” khi mô tả các cuộc biểu tình và người biểu tình, được nhà nữ đặc khu trưởng hành chánh sử dụng, và do việc này, thả tự do cho bất kỳ người biểu tình nào bị cầm tù bằng cách từ bỏ mọi thủ tục tố tụng; 4. thành lập một ủy ban điều tra độc lập để soạn thảo các báo cáo về những hành vi bạo lực của cảnh sát và đưa ra ánh sáng tất cả những vụ mất tích không được giải thích và những cuộc tấn công lặp đi lặp lại của Hội Tam Hoàng Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình đơn lẻ; 5. sự từ chức của nhà nữ đặc khu trưởng hành chánh, Carrie Lam. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Đài Bắc, Chủ nhật, ngày 29 tháng 9. Một đám đông mang mặt nạ đen và ô dù màu vàng, tụ tập dưới một cơn mưa như trút nước, đặc trưng của cuối mùa hè ở châu Á. Các biểu tượng gợi lại phong trào biểu tình ở Hồng Kông trong những tháng vừa qua. Thế nhưng, chúng tôi đang ở cách thuộc địa cũ của Anh, ở Đài Loan, hơn 800 km, ở phía bên kia eo biển. Hai ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người Đài Loan đã tụ tập ở đây để ủng hộ những người láng giềng Hồng Kông của mình, đồng thời thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với công thức “một quốc gia, hai chế độ”, được Bắc Kinh thúc đẩy.
“HÔM NAY HỒNG KÔNG, NGÀY MAI ĐÀI LOAN
Tại Đài Bắc, “cuộc biểu tình của Đài Loan-Hồng Kông chống lại chủ nghĩa toàn trị” đã tập hợp hơn 100.000 người, theo các nhà tổ chức. Người biểu tình thuộc mọi lứa tuổi, nhưng cũng có nhiều ngoại kiều Hồng Kông sống ở Đài Loan. Ở đây, chúng tôi còn được quyền biểu tình mà không phải che mặt, không sợ hơi cay”, theo lời của Xiao Ka, một phụ nữ Đài Loan cùng tham gia biểu tình với bạn bè của mình, trong đó có một số người Hồng Kông.
Các sự kiện ở phía bên kia eo biển đã khơi dậy nỗi sợ của Đài Loan đối với Bắc Kinh, cũng như những mong muốn mới chớm nở của các nhóm ủng hộ độc lập. Đã có khoảng hai mươi người hiện diện vào ngày 29 tháng 9 đó. Với một kẻ thù chung: Trung Quốc. Nhưng trong khi có một số người, gắn chặt với đời sống chính trị của đất nước, đang cố gắng làm giảm thiểu những thỏa thuận thương mại với nước hàng xóm đầy tham vọng của mình, thì có một số người khác kiến nghị đặt lại tên nước “Cộng hòa Trung Hoa” thành “Cộng hòa Đài Loan”.
Trước lúc bắt đầu cuộc tuần hành, có một tia nắng nhẹ làm gián đoạn cơn mưa xối xả trong vài giờ, khiến người biểu tình thở phào trước khi tiếp tục tuần hành trở lại. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Trên mũ bảo hiểm: “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, khẩu hiệu của người biểu tình Hồng Kông. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Nhiều người Hồng Kông đã che mặt khi tham gia cuộc biểu tình, vì sợ bị nhận diện và bị liên lụy khi trở về nước. (Bản quyền: Naomi Goddard)
“Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta.” Người phụ nữ biểu tình này mặc trang phục màu đen ám chỉ những người biểu tình bị tấn công trên tàu điện ngầm, và mang dù vàng, gợi lại phong trào “dù vàng” ủng hộ dân chủ năm 2014, ở Hồng Kông. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Người đàn ông này cầm một lá cờ biểu tượng của phong trào ủng hộ độc lập ở Đài Loan. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Ngồi ở giữa là Gu Kuanmin, 94 tuổi, một triệu phú đứng đầu tổ chức ủng hộ độc lập “Vì một Hiến pháp mới ở Đài Loan”. (Bản quyền: Naomi Goddard)
“Bảo vệ Đài Loan, nói không với Trung Quốc” được viết lên một tấm biển của những người biểu tình thuộc tổ chức “Taiwan State Building”. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Tổ chức “Vì lá cờ độc lập” kiến nghị đổi tên nước thành “Cộng hòa Đài Loan”, đi theo đoàn tuần hành bằng xe đạp. (Bản quyền: Naomi Goddard)
Cuộc tuần hành xung quanh “Đảng quyền lực mới” nổi tiếng từ nay, từ phong trào “Hoa hướng dương” ủng hộ dân chủ ở Đài Loan, vào năm 2014. (Bản quyền: Naomi Goddard)
BỐI CẢNH
Kể từ đầu tháng 6, Hồng Kông đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ khi được bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997, với các hành động và các cuộc biểu tình chống chính phủ, gần như hàng ngày. Tình hình ở thuộc địa cũ của Anh, do nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cai trị theo công thức “Một quốc gia, Hai chế độ”, làm dấy lên nỗi sợ hãi đến tận phía bên kia eo biển. Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế của Trung Quốc đại lục từ năm 1949, nằm trong tầm ngắm tham vọng thống nhất của Tập Cận Bình.    
Sau khi đe dọa chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực, vào đầu năm 2019, chủ tịch Trung Quốc đã nhắc li ý đnh của mình vào hôm thứ Hai, ngày 30 tháng 9, một ngày sau cuộc biểu tình chống chủ nghĩa toàn trị ở Đài Bắc. Mục tiêu số một của Trung Quốc, việc hướng tới sự thống nhất [Đài Loan vào Đại lục] là điều không thể tránh khỏi và Bắc Kinh sẽ vẫn trung thành với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, được chủ trương cho ngày “hai nước Trung Quốc” sẽ được thống nhất.
A. H.
Giới thiệu tác giả
Alice Hérait
Naomi Goddard
Nữ nhà báo, Alice Hérait chuyên viết về các vấn đề đương đại ở châu Á-Thái Bình Dương, và cụ thể hơn là về thế giới hán hóa. Cô có bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Quốc tế (HEI) ở Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông Quốc gia (INALCO). Là người nói được tiếng Hoa, cô đã sống một năm ở Đài Loan, nơi cô theo học tại Đại học Quốc gia Đài Loan (國立台灣大學). Cô rất quan tâm đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Naomi Goddard là một nhiếp ảnh gia tài liệu và chân dung người Anh có trụ sở tại Đài Bắc. Cô là đồng sáng lập của Minim Photo Studio và đã phục vụ cho nhiều khách hàng như các báo The Guardian, Foreign Policy, CNN hay tạp chí Culture Trip. Công trình của cô phản ánh sự tò mò đối với con người và lối sống của con người. Các dự án của cô gợi lên các mối quan hệ con người và sự hình thành bản sắc theo văn hóa và nơi sinh sống.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF