22.7.20

Khí hậu, bất bình đẳng, tuổi già... Emmanuel Macron và nhóm các nhà kinh tế học cùng suy nghĩ về thời hậu khủng hoảng

KHÍ HẬU, BẤT BÌNH ĐẲNG, TUỔI GIÀ... EMMANUEL MACRON VÀ NHÓM CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CÙNG SUY NGHĨ VỀ THỜI HẬU KHỦNG HOẢNG
Marie Charrel, Cédric Pietralunga Antoine Reverchon
Ngày 29 tháng 5 năm 2020
Ủy ban các chuyên gia quốc tế này, dưới sự điều hành của các nhà kinh tế học người Pháp, Jean Tirole và Olivier Blanchard, có nhiệm vụ phải đưa ra các khuyến nghị có tính dài hạn về những “thách thức kinh tế lớn liên quan đến các vấn đề khí hậu, bất bình đẳng và tuổi già.
Emmanuel Macron, trong một chuyến viếng thăm nhà cung cấp thiết bị ô-tô Valeo, ở Etaples (Pas-de-Calais), vào ngày 26 tháng 5. LUDOVIC MARIN / AFP
Trên giấy tờ, việc tuyển chọn thành viên ủy ban rất hấp dẫn. Để chuẩn bị cho thời hậu Covid-19, Emmanuel Macron quyết định vấn kế của một số nhà kinh tế học nổi tiếng nhất. Nhiệm vụ của “ban chuyên gia về những thách thức kinh tế lớn”, mà nguyên thủ quốc gia chính thức thành lập vào ngày thứ Sáu 29 tháng 5, nhân một buổi hội thảo truyền hình tại Điện Elysée: đưa ra những khuyến nghị có khả năng truyền cảm hứng cho các chính sách công, xoay quanh các chủ đề về “khí hậu, bất bình đẳng và “tuổi già. Như thế, không có gì liên quan đến sự phục hồi kinh tế và phản ứng với cuộc suy thoái kinh tế mà châu Âu đang ngụp lặn. Nhưng thay vì những suy nghĩ có tính dài hạn, trong khi, kể từ cuộc họp của nhóm G7 ở Biarritz vào mùa hè năm 2019, tổng thống nói muốn xét lại học thuyết kinh tế của mình.
Jean Tirole
Olivier Blanchard (1948-)
Để thực hiện công việc này, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 12 – cho dù sẽ các “điểm sơ kết từ đây đến đó –, Điện Elysée đã tìm đến hai nhân vật tầm cỡ của Pháp: Jean Tirole, người được trao Giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2014, và Olivier Blanchard, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ năm 2008 đến 2015, hiện đang làm việc tại Viện Peterson, một tổ chức think tank của Washington. Theo Điện Elysee, hai người nói trên được toàn quyền tuyển chọn thành viên trong ủy ban của họ. “Tổng thống không loại trừ bất kỳ cái tên nào và họ sẽ làm việc một cách hoàn toàn độc lập, theo lời một cố vấn của nguyên thủ quốc gia.

Đọc bài phỏng vấn: Jean Tirole: “Le grand danger serait d’oublier l’avenir de la France et de l’Europe dans la réponse à la crise [Jean Tirole: “Nguy cơ lớn là quên đi tương lai của nước Pháp và châu Âu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng]
Là nhà sáng lập Trường Kinh tế Toulouse, ông Tirole là một chuyên gia về các vấn đề điều tiết. Luận điểm của ông: Nhà nước cần triển khai những biện pháp động viên cho phép các thị trường hoạt động tự do, và can thiệp để sửa chữa những điểm yếu của các thị trường. Về phần mình, ông Blanchard thuộc trường phái tân-keynesian. Dưới sự thúc đẩy của ông, IMF đã làm dịu đi các quan điểm về chính sách thắt lưng buộc bụng. Trong cuộc tranh luận hiện nay về tài chính công, ông cho rằng mức nợ công cao không phải là một vấn đề có tính ngắn hạn ở châu Âu, nhờ lãi suất thấp liên tục. “Tirole và Blanchard không phải là những người sẽ tái tạo chủ nghĩa tư bản, nhưng họ cũng không phải là những người giáo điều, mà là những người làm việc cật lực, theo lời tán dương của một nhà kinh tế học châu Âu, người biết rõ về họ.
“Một ủy ban đồng nhất”
Carol Propper
Stefanie Stantcheva
Để tuyển chọn các thành viên nhóm của mình, hai nhà chịu trách nhiệm báo cáo chỉ chọn duy nhất các học giả – một lựa chọn tự giác –, trong đó có đến hai phần ba là học giả quốc tế. Trong số 26 thành viên, một danh sách hợp chung các chuyên gia, như nữ chuyên gia về kinh tế học y tế Carol Propper (trường Imperial College London), các chuyên gia trẻ tuổi, như Stefanie Stantcheva (đại học Harvard), và các nhà kinh tế học có kinh nghiệm tổng quát hơn, như hai nhà kinh tế học người Pháp Daniel Cohen và Jean Pisani-Ferry, hay nhà kinh tế học người Mỹ Larry Summers, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Bill Clinton. Có một vài người tích cực về mặt chính trị, như Paul Krugman, người được trao giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2008, thuộc cánh tả, người chống đối Donald Trump rất mãnh liệt – vào tháng 1, tổng thống Mỹ thậm chí đã yêu cầu tờ New York Times, nơi mà nhà kinh tế học đang cộng tác, “sa thải” ông ấy.
Emmanuel Farhi (1978-)
Thomas Philippon (1974-)
Nếu trong nhóm có một vài nhà kinh tế học người Pháp lưu vong ở Hoa Kỳ, như Emmanuel Farhi (đại học Harvard) hoặc Thomas Philippon (Đại học New York, người ủng hộ Emmanuel Macron vào năm 2017), thì ngược lại, không có những người thân cận với Thomas Piketty, như Gabriel Zucman, rất nỗi tiếng trong cuộc tranh luận về thuế ở Hoa Kỳ, hay Esther Duflo (người được trao Giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2019), người ủng hộ việc khôi phục thuế tương trợ trên tài sản – một biện pháp mà Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Bruno Le Maire, phản đối. “Lựa chọn là ưu tiên một ủy ban đồng nhất về đối tượng và chuyên môn, để có câu trả lời của các học giả đối với những thách thức lớn. Nhưng công việc của họ chỉ là một viên gạch trong số nhiều viên gạch khác, điều đó sẽ không làm cạn kiệt các đề tài, theo một nguồn tin trấn an tại Điện Elysée.
Đọc bài xã luận: Les risques d’un déclassement économique [Những rủi ro của việc hạ cấp kinh tế]
Nicolas Sarkozy (1955-)
Joseph Stiglitz (1943-)
Việc thành lập ủy ban này không phải là lần đầu tiên. Năm 2008, Nicolas Sarkozy cũng tham vấn các nhà kinh tế học, dưới sự điều hành của nhà kinh tế học người Mỹ Joseph Stiglitz và nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen, nhằm suy nghĩ về những cách tốt nhất để hiểu rõ sự tiến bộ xã hội. Năm 2010, ông cũng yêu cầu ủy ban Attali, được thành lập vào năm 2007, liệt kê các cách để vực dậy sự tăng trưởng kinh tế của Pháp, xây dựng kế hoạch mười năm để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. “Lần này, lộ trình có phạm vi rộng hơn, ý tưởng là huy động tất cả các bộ não đó để đề xuất những điều mới, mà không bị ràng buộc về mặt chính trị. Chúng tôi hy vọng họ sẽ tìm ra được những học thuyết mới, theo một nguồn tin giải thích từ Điện Elysée.
Sự nhân bội các ủy ban
Françoise Barré-Sinoussi (1947-)
Jean-François Delfraissy (1948-)
Kể từ khi bắt đầu dịch coronavirus, Emmanuel Macron đã nhân bội các ủy ban và hội đồng để giúp ông quản lý cuộc khủng hoảng. Trước hết, là thành lập hội đồng khoa học, vào ngày 11 tháng 3. Hội đồng trực thuộc tổng thống, đến mức đôi khi hội đồng họp với nhau tại Điện Elysée, nhóm này có 13 bác sĩ và nhà nghiên cứu, dưới sự điều hành của chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Jean-François Delfraissy, chịu trách nhiệm làm sáng tỏ cho nhà lãnh đạo hành pháp về những quyết định chống lại đại dịch. Vào ngày 24 tháng 3, một ủy ban khác, được gọi là Ủy ban Phân tích, Nghiên cứu và Chuyên môn (CARE) và do Françoise Barré-Sinoussi, người được trao Giải thưởng Nobel về Y học năm 2008, được thành lập để tư vấn cho nhà lãnh đạo hành pháp về các cách điều trị và vắc-xin kháng virus Covid-19.
Đọc thêm | Entre le conseil scientifique et l’exécutif, une relation aigre-douce [Giữa hội đồng khoa học và cơ quan hành pháp, một mối quan hệ dưới vẻ dịu dàng bên ngoài vẫn có nét cay đắng]
Edouard Philippe (1970-)
Benoît Cœuré (1969-)
Ngay cả Thủ tướng, Edouard Philippe, cũng thành lập các uỷ ban. Ngày 22 tháng 4, chính phủ đã công bố thành lập “ủy ban giám sát và đánh giá các biện pháp kinh tế khẩn cấp. Dưới sự điều hành của nhà kinh tế học Benoît Cœuré, cựu thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, ủy ban này, trong đó có các đại biểu dân cử, đại diện các chủ sử dụng lao động và các quan chức cấp cao, có nhiệm vụ đánh giá các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với những doanh nghiệp phải đương đầu với bệnh dịch. Ủy ban được dự kiến báo cáo ​​không mun hơn... ngày 22 tháng 3 năm 2021.
Nguyên thủ quốc gia có mối quan hệ nước đôi với các ủy ban/hội đồng nói trên, hôm nay thì đưa họ lên bệ, ngày hôm sau thì xếp họ ngồi ghế phụ
Tuy thế, Emmanuel Macron không ngừng lặp lại rằng không phải các nhà khoa học và các chuyên gia là những người lãnh đạo quốc gia. “Chúng ta không ở trong thể chế Cộng hòa các nhà khoa học. Thể chế Cộng hòa, đó là những phụ nữ và những đàn ông được bầu để nhận lãnh trách nhiệm vào một thời điểm của đất nước và họ phải nhận lãnh trách nhiệm đó, ông giải thích trong một phim tài liệu được đài BFM-TV phát sóng vào ngày 18 tháng 5. Một cách để đáp lại những chỉ trích từ phe đối lập, buộc tội ông núp sau hội đồng khoa học khi đưa ra quyết định cách ly người dân Pháp vào ngày 17 tháng 3.
Trên thực tế, nguyên thủ quốc gia có mối quan hệ nước đôi với các ủy ban/hội đồng nói trên, hôm nay thì đưa họ lên bệ, ngày hôm sau thì xếp họ ngồi ghế phụ. Vì thế, hội đồng khoa học đã chứng kiến ​​nh hưởng ca h tan rã theo dòng thi gian. Vào ngày 13 tháng 4, ông Macron đã quyết định m ca li các trường học trên cả nước, ngược lại với chính khuyến nghị của họ. Vả lại, tại Điện Elysee, người ta đảm bảo rằng chính phủ “được tự do tiếp nhận hoặc không các đề xuất của ủy ban Tirole-Blanchard. “Chính trị gia chính là người đưa ra các lựa chọn và nhận lấy trách nhiệm về các lựa chọn đó theo một nguồn tin giải thích. Đúng là có những tên tuổi nổi tiếng, nhưng một chính quyền chịu ảnh hưởng, thì không.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF