1.1.17

Trung Quốc: Liệu vấn nạn ô nhiễm không khí có thể khơi mào một cuộc khủng hoảng chính trị không?



Trung Quốc: Liệu vấn nạn ô nhiễm không khí có thể khơi mào một cuộc khủng hoảng chính trị không?
Alexandre Gandil
Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong năm (Ảnh: Reuters). Chụp lại ảnh bìa của tờ South China Morning Post, ngày 22/12/2016.
Liệu cuộc khủng hoảng môi trường có thể biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị không? Đây là câu hỏi được tờ South China Morning Post đặt ra vào hôm thứ năm này, ngày 22 tháng 12. Tuần này, gần 500 triệu người dân Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi một đám mây ô nhiễm dày đặc, bao phủ hơn một phần bảy lãnh thổ của đất nước. Một giai đoạn ô nhiễm không khí lần thứ n mà các phương tiện truyền thông gọi một cách buồn bã là "vấn nạn ô nhiễm không khí" (Airpocalypse”, chơi chữ với Apocalypse, ngày tận thế – ND), và gợi lên những nghi ngờ của người dân về cách thức quản lý chất lượng không khí của chính quyền trung ương.
Hàng trăm chuyến bay đã bị hoãn cất cánh, các trường học phải đóng cửa, các phương tiện ô tô cá nhân bị cấm lưu thông, các đường cao tốc bị khóa chặt, và các bệnh viện bị quá tải. Phải chăng các giai đoạn ô nhiễm không khí lặp đi lặp lại đã được hòa vào đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc? Đúng vậy, nếu tin vào những mẫu chuyện châm biếm được đăng trên các mạng xã hội. Còn không, nếu thích chú ý đến những sáng kiến ngày càng nhiều của công chúng tố cáo lớp smog, lớp sương mù ô nhiễm không khí dày đặc này.
Đó là trường hợp của năm vị luật sư đã nộp ba đơn khiếu tố các chính quyền của Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc. Lý do khiếu tố: chính quyền đã không thành công trong việc quản lý tình trạng ô nhiễm không khí trong các vùng lãnh thổ tương ứng nói trên. Họ yêu cầu chính quyền phải bồi thường về mặt tài chính và công khai xin lỗi người dân, tờ Global Times tường trình. "Ý tưởng của tôi là tòa án sẽ phải tuyên án sự cẩu thả của chính phủ trong việc kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí. [...] Họ [chính phủ] chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh tế ", vị luật sư đã phát biểu với tờ South China Morning Post khi kiện chính quyền Hồ Bắc ra tòa.
Đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đây là những vụ kiện không chỉ gây lúng túng. Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã liên tục cho thấy quyết tâm đoạn tuyệt với mô hình phát triển kinh tế cũ của Trung Quốc, được xem là gây ô nhiễm quá nhiều. Khi tuyên bố sẽ trân trọng "bầu trời xanh và nguồn nước trong ngang bằng với sự tăng trưởng kinh tế", mới hôm qua đây, thứ Tư 21 tháng 12, người đứng đầu nhà nước đã nhắc lại rằng các nguồn năng lượng sạch có thể giúp "làm giảm số ngày bị ảnh hưởng bởi lớp sương khói ô nhiễm không khí”, tờ China Daily tường thuật. Nhưng ngoài sự tôn trọng môi trường, Bắc Kinh biết hơn ai hết rằng công tác quản lý tình trạng ô nhiễm không khí góp phần vào sự ổn định xã hội, và ảnh hưởng đến tính chính danh của Đảng Cộng sản.
Hu Xingdou (1962-)
Quyết tâm này vẫn còn rất khó để có thể được quán triệt ở các cấp tỉnh hoặc thành phố, nơi mà các chính quyền địa phương được chính quyền trung ương đánh giá chủ yếu về mặt hiệu quả kinh tế của họ... Những cán bộ quản lý [của đảng] được đào tạo để tìm kiếm sự tăng trưởng kinh tế, và họ không quan tâm nhiều đến việc đối phó với lớp sương khói ô nhiễm không khí, Hu Xingdou, nhà bình luận chính trị và giáo sư tại Học viện Công nghệ Bắc Kinh, đã lý giải. Trong thực tế, họ cố gắng bịt miệng những ai than phiền về tình trạng ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, việc bịt miệng các con số luôn không phải là điều dễ dàng. Các con số vừa được tiết lộ là dứt khoát: ở Trung Quốc, một phần ba các ca tử vong liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí, tờ South China Morning Post đã tiết lộ trong một bài viết khác. Một điều làm cho lớp sương khói ô nhiễm không khí trở nên nguy hiểm hơn cả việc hút thuốc lá. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của công trình trên đã chỉ ra rằng có thể giảm đáng kể tỷ lệ tử vong có liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí nếu Bắc Kinh, như đã hứa, giảm 25% nồng độ những vi phân tử của không khí vào năm 2017 so với năm 2012.
Còn hiện nay, các biện pháp đối phó chỉ dừng lại ở các biểu tượng. Như việc đình chỉ công tác một hiệu trưởng trường trung học ở Hà Nam, người đã tổ chức một cuộc thi trong sân trường ngoài trời khi mà lớp sương khói ô nhiễm không khí dữ dội nhất trong năm bao phủ thành phố Linqi, tờ Quotidien du Peuple [Nhân dân] tường trình. Hay như quyết định giảm dân số (hoặc làm chậm lại đà tăng trưởng dân số) trong năm quận của thành phố Bắc Kinh từ nay đến năm 2020 để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông gây ô nhiễm không khí, tờ Straits Times tường trình. Những khu phố có hàng trăm người đã bỏ nhà cửa để về vùng nông thôn trong giai đoạn cuối của vấn nạn ô nhiễm không khí, khiến họ có tên gọi là những "người tị nạn lớp sương khói ô nhiễm không khí".
Vào hôm thứ năm này, ngày 22 tháng 12, bầu trời đã xanh trở lại ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, rất nhiều vùng ở miền bắc Trung Quốc vẫn còn bị những đám mây ô nhiễm dày đặc và độc hại bao phủ, tờ Straits Times đưa tin một cách thương xót. Theo tờ nhật báo của Singapore, thủ đô [Bắc Kinh] vẫn chưa thoát khỏi tình trạng ô nhiễm không khí trong mùa này, do nhu cầu về năng lượng được đáp ứng chủ yếu bằng than. Vả lại, tờ China Daily đã không giấu giếm khi dự kiến chất lượng không khí sẽ xấu đi vào ngày thứ Bảy này, ngày 24 tháng 12, trước khi trở lại bình thường vào ngày hôm sau của lễ Giáng sinh.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Print Friendly and PDF