18.11.21

Não bộ của bạn không phải là một củ hành với một loài bò sát tí hon bên trong

NÃO BỘ CỦA BẠN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CỦ HÀNH VỚI MỘT LOÀI BÒ SÁT TÍ HON BÊN TRONG

Current Directions in Psychological Science 2020, Vol. 29 (3) 255 –260

© (Các) Tác giả, 2020

Hướng dẫn tái sử dụng bài nghiên cứu:

https://us.sagepub.com/en-us/nam/journals-permissions

DOI: 10.1177/0963721420917687

http://www.psychologicalscience.org/CDPS

Joseph Cesario[1], David J. Johnson[2] Heather L. Eisthen[3],[4]

Thông tin liên lạc của một đồng tác giả:

Joseph Cesario, Đại học bang Michigan, Khoa Tâm lý học,

East Lansing, MI 48823

E-mail: cesario@msu.edu

Tóm tắt

Một quan niệm sai lầm phổ biến trong rất nhiều bộ môn trong ngành tâm lý học là (a) khi các loài động vật có xương sống tiến hóa, các cấu trúc não “mới hơn” được thêm vào các cấu trúc não “cũ” hiện có, và (b) những cấu trúc mới hơn, phức tạp hơn này lại tạo cho các loài động vật có các chức năng tâm lý mới hơn và phức tạp hơn, cũng như có tính linh hoạt trong hành vi và ngôn ngữ. Mặc dù được phổ biến rộng rãi trong các sách giáo khoa tâm lý học nhập môn, song niềm tin này từ lâu đã bị mất uy tín trong mắt những nhà sinh học thần kinh và trái ngược với sự nhất trí hiển nhiên về các vấn đề này giữa những người nghiên cứu về sự tiến hóa của hệ thần kinh. Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi đem lại những tri thức mới nhất của các nhà tâm lý học về vấn đề này bằng cách mô tả mô hình chính xác hơn về sự tiến hóa thần kinh, và chúng tôi đưa ra các thí dụ minh họa về vấn đề quan điểm không chính xác này có thể làm cản trở như thế nào sự tiến bộ trong ngành tâm lý học. Chúng tôi kêu gọi các nhà tâm lý học hãy từ bỏ quan điểm sai lầm này về não bộ của con người.

Từ khóa: sự tiến hóa của hệ thần kinh, não tam phần, tính tự động, mối liên kết nhận thức – hành vi, hai quá trình

Paul MacLean (1913-2007)

Mục đích của bài nghiên cứu này là làm sáng tỏ một quan niệm sai lầm phổ biến trong khoa học tâm lý liên quan tới sự tiến hóa của hệ thần kinh. Nhiều nhà tâm lý học tin rằng khi các loài động vật có xương sống mới xuất hiện, các cấu trúc não phức tạp mới hơn về mặt tiến hóa được đặt trên các cấu trúc đơn giản hơn về mặt tiến hóa; nghĩa là, phần lõi cổ xưa hơn xử lý các cảm xúc và các hành vi bản năng (“não bò sát” bao gồm hạch nền [basal ganglia] và hệ viền) nằm trong một phần não mới hơn có khả năng ngôn ngữ, hoạch định hành động, và vân vân. Các đặc điểm quan trọng của mô hình này, thường được gọi là lý thuyết não tam phần [triune-brain theory], là (a) các thành phần mới hơn theo nghĩa đen được xếp ra phía ngoài các thành phần cổ xưa hơn khi các loài động vật mới xuất hiện, và (b) những cấu trúc mới hơn này có liên quan tới các chức năng tâm lý phức tạp mà chúng ta dành cho loài người hoặc, nếu như chúng ta cảm thấy rộng lượng, cho các loài linh trưởng và những loài động vật có vú có tính bầy đàn [social mammals] khác (xem Hình 1a và 1b). Như Paul MacLean (1964), người khởi xướng lý thuyết não tam phần, đã phát biểu,

“con người, có vẻ như, về cơ bản đã thừa hưởng ba phần não. Vì tự nhiên là không phung phí, nên trong quá trình phát triển lý tưởng của mình nó đã không từ bỏ thứ gì cả. Phần não lâu đời nhất của con người về cơ bản là phần não bò sát; phần não thứ hai đã được di truyền từ động vật có vú cấp thấp; và phần não thứ ba cũng như mới nhất là sự phát triển muộn của các loài động vật có vú, đạt tới đỉnh cao ở loài người và mang lại cho con người sức mạnh độc nhất của ngôn ngữ biểu tượng.” (trang 96)

Niềm tin này, mặc dù được phổ biến rộng rãi và được tuyên bố như sự thật trong các sách giáo khoa tâm lý học, song lại thiếu hẳn bất cứ nền tảng nào về sinh học tiến hóa.

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng nhiều độc giả có thể ngạc nhiên khi biết rằng những ý tưởng này từ lâu đã bị mất uy tín đối với những người nghiên cứu về sự tiến hóa của hệ thần kinh. Quả thật, một vài biến thể của câu chuyện trên được nhìn thấy trong suốt các cuộc thảo luận giới thiệu về tâm lý học và một vài bộ môn trong ngành này. Qua bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một vài thí dụ sơ lược, minh họa điều gì là sai trong quan điểm này và thảo luận về cách những ý tưởng này có thể đã tác động lên nghiên cứu tâm lý học.

Hình 1. Các quan điểm không đúng (a, b) và quan điểm đúng đắn (c, d) về sự tiến hóa của loài người. Các quan điểm không đúng dựa trên niềm tin rằng các loài trước đây thiếu cấu trúc não bên ngoài, gần đây hơn. Giống như các loài không tiến hóa tuyến tính (a), cấu trúc thần kinh cũng vậy (b). Mặc dù các nhà tâm lý học hiểu rằng quan điểm trong (a) là không đúng, nhưng quan điểm thần kinh tương ứng (b) vẫn được nhiều người tán thành. Cây tiến hóa (c) minh họa quan điểm đúng đắn rằng các loài động vật không tiến hóa tuyến tính theo mức độ phức tạp mà tiến hóa từ tổ tiên chung. Quan điểm tương ứng về sự tiến hóa của não bộ (d) minh họa rằng tất cả các loài động vật có xương sống đều sở hữu các vùng não cơ bản giống nhau, ở đây chia thành não trước, não giữa và não sau. Việc tô màu là tùy ý nhưng để minh họa rằng các vùng não giống nhau tiến hóa theo cùng một dạng; các bộ phận lớn đã không xuất hiện thêm vào trong sự tiến hóa của các loài động vật có xương sống.

Trong ngành tâm lý học, một sự hiểu biết rộng rãi về tâm trí đối lập giữa các xung năng thú tính, duy cảm [emotional, animalistic drives] trong các cấu trúc giải phẫu cũ với các quá trình tâm lý phức tạp hơn, duy lý trong các cấu trúc giải phẫu mới hơn. Sách giáo khoa nhập môn được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành tâm lý học cho rằng

“ở các loài động vật nguyên thủy, chẳng hạn như cá mập, não bộ của chúng không quá phức tạp chủ yếu điều chỉnh các chức năng sinh tồn cơ bản... Ở các loài động vật có vú cấp thấp, chẳng hạn như loài gặm nhấm, não bộ phức tạp hơn cho phép cảm xúc và trí nhớ tốt hơn... Ở các loài động vật có vú bậc cao, chẳng hạn như con người, não bộ của chúng xử lý nhiều thông tin hơn cũng giúp tăng khả năng nhìn xa... Mức độ phức tạp ngày càng tăng của não bộ phát sinh từ các hệ thống não mới được xây dựng dựa trên nền cũ, giống như cảnh quan của Trái đất với cái mới bao phủ trên cái cũ. Hãy đào xuống, chúng ta sẽ phát hiện ra trầm tích hóa thạch còn lại của quá khứ.” (Myers & Dewall, 2018, trang 68)

Để khảo sát phạm vi của vấn đề, chúng tôi đã lấy mẫu với 20 cuốn sách giáo khoa tâm lý học nhập môn được xuất bản từ năm 2009 tới năm 2017. Có 14 cuốn sách trong số đó đề cập tới sự tiến hóa của não bộ, 86% số này [tức 12 cuốn - ND] có ít nhất một điểm không chính xác như những dòng mô tả ở trên. Nói cách khác, chỉ có 2 trong số sách giáo khoa nhập môn hiện tại của lĩnh vực này mô tả sự tiến hóa của não bộ theo cách thể hiện sự đồng thuận chung giữa các nhà sinh học thần kinh so sánh [comparative neurobiologists]. (Xem https://osf.io/r6jw4/ để hiểu rõ hơn.)

Thí dụ về quan điểm sai lầm này có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp các bộ môn trong ngành tâm lý học. Trong nhận thức xã hội, sự khác biệt này là nền tảng cho các mô hình hai quá trình về tính tự động [automaticity], một vài mô hình tương phản các quá trình nhanh và không kiểm soát với các quá trình chậm hơn và có thể kiểm soát. Thí dụ, Dijksterhuis và Bargh (2001), thảo luận về mô hình của họ về mối liên hệ trực tiếp giữa nhận thức với hành vi, viết rằng

“khi các loài mới phát triển, điều này được thực hiện bằng cách thêm các phần não mới vào các phần não cũ hiện có... Nói cách khác, ếch và cá vẫn ở trong chúng ta. Lợi thế mà con người có được là chúng ta cũng sở hữu các hệ thống ức chế hoặc điều tiết mới.” (trang 5)

Ý tưởng được trích dẫn rộng rãi này cho rằng hành vi của nhiều loài động vật được điều khiển một cách linh hoạt bởi các kích thích bên ngoài bởi vì các phần não của chúng bao gồm các cấu trúc cổ xưa hơn chỉ có khả năng phản ứng có tính phản xạ, trong khi con người và các loài động vật “bậc cao” khác sở hữu các hệ thống mới hơn cho phép hành vi linh hoạt do được bổ sung các chức năng như kiểm soát và ức chế (Dijksterhuis, Bargh, & Miedema, 2000).

Thí dụ về mô hình tiến hóa não bộ của MacLean xuất hiện trong các lĩnh vực khác, bao gồm các mô hình về tính cách (Epstein, 1994), sự chú ý (Mirsky & Duncan, 2002), tâm bệnh học [psychopathology] (Cory & Gardner, 2002), kinh tế học thị trường (Cory, 2002) và luân lý học (Narvaez, 2008). Các thí dụ phi học thuật có quá nhiều đến nỗi không thể nhận xét đầy đủ được. Ý tưởng về một não bộ thú tính cổ xưa hơn được chôn sâu trong lớp bên ngoài mới hơn, văn minh hơn của chúng ta được chỉ dẫn rộng rãi. Cuốn sách đoạt giải Pulitzer Những con Rồng của vườn Địa Đàng [The Dragons of Eden] của Carl Sagan (1978),Tâm trí rộng mở [Mind Wide Open] của Steven Johnson (2005) đều là những cuốn sách nổi tiếng dựa trên ý tưởng này, và cuốn sách của Sagan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa những ý tưởng này tới với công chúng phi học thuật.

Chuyện gì đang diễn ra?

Các thí dụ trên minh họa một vài hiểu nhầm về sự tiến hóa của hệ thần kinh. Vấn đề đầu tiên là những ý tưởng này phản ánh quan điểm chuỗi sinh tồn vĩ đại [scala naturae] SS[*] của sự tiến hóa, mà trong đó các loài động vật có thể được sắp xếp theo đường thẳng từ “đơn giản” đối với hầu hết các sinh vật “phức tạp” nhất (Hình. 1a). Quan điểm này là không đúng thực tế vì mức độ phức tạp về thần kinh và giải phẫu đã tiến hóa lặp đi lặp lại trong nhiều dòng giống độc lập (Oakley & Rivera, 2008). Quan điểm này cũng ngụ ý rằng lịch sử tiến hóa là một tiến trình tuyến tính, mà ở đó một loài sinh vật này trở thành một loài sinh vật khác, rồi sau đó trở thành một loài sinh vật khác. Chẳng phải là trường hợp các loài động vật như loài gặm nhấm, có não bộ “ít phức tạp hơn”, đã tiến hóa thành một loài khác có não bộ phức tạp hơn một chút (tức là não bộ có các cấu trúc thêm vào não bộ của loài gặm nhấm), và vân vân, cho tới khi loài người xuất hiện, có não bộ phức tạp nhất được biết tới. Sự hiểu nhầm này và các vấn đề lý thuyết tiếp theo đã được thảo luận trong lĩnh vực tâm lý học so sánh kể từ những năm 1960 (Hodos & Campbell, 1969; LeDoux, 2012).

Thay vào đó, quan điểm đúng đắn về sự tiến hóa là các loài động vật có nguồn gốc từ những tổ tiên chung (Hình 1c). Trong các loài động vật có nguồn gốc từ những tổ tiên chung này, các hệ thần kinh phức tạp và khả năng nhận thức tinh tế đã tiến hóa độc lập qua nhiều thời kỳ. Thí dụ, các loài động vật thân mềm, chẳng hạn như bạch tuộc và mực nang, có hệ thần kinh và hành vi cực kỳ phức tạp (Mather & Kuba, 2013), và điều này cũng đúng với một số loài côn trùng và các loài động vật chân đốt khác (Barron & Klein, 2016; Strausfeld, Hansen, Li, Gomez, & Ito, 1998). Thậm chí đối với các loài động vật có xương sống không có vú, mức độ phức tạp của não bộ đã tăng nhiều lần một cách độc lập, nhất là ở một số loài cá mập, loài cá xương thật [teleost] và loài chim (Striedter, 1998).

Cùng với sự hiểu nhầm này là niềm tin không đúng rằng việc thêm các cấu trúc thần kinh phức tạp cho phép gia tăng mức độ phức tạp về hành vi — rằng mức độ phức tạp về cấu trúc dẫn tới mức độ phức tạp về chức năng. Ý tưởng rằng não bộ lớn hơn có thể được đánh đồng với mức độ phức tạp trong hành vi gia tăng còn gây nhiều tranh luận (Chittka & Niven, 2009). Chí ít, các loài động vật không phải loài người sẽ không phản ứng linh hoạt trước một tác nhân kích thích nhất định. Tất cả những hành vi của các loài động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ chất thần kinh [neural substrate] tương tự tích hợp thông tin để sản sinh ra hành vi trên cơ sở các mạng thông tin ra quyết định được tiến hóa [evolved decision-making circuits] (Berridge, 2003).

Vấn đề cuối cùng — và quan trọng nhất — của quan điểm sai lầm này là ngụ ý rằng sự tiến hóa giải phẫu diễn ra theo cùng kiểu với các địa tầng [geological strata], với các tầng đất mới được thêm vào các tầng đất hiện có. Thay vào đó, nhiều thay đổi mang tính tiến hóa bao gồm việc biến đổi các bộ phận hiện có. Hai cánh dơi không phải là những phần phụ [appendage] mới; chi trước của chúng được biến đổi thành cánh thông qua một vài bước trung gian. Một cách tương tự, vỏ não [cortex] không phải là một tính chất tiến hóa mới chỉ dành cho con người, các loài động vật linh trưởng hoặc các loài động vật có vú; tất cả các loài động vật có xương sống đều có cấu trúc tiến hóa liên quan tới vỏ não của chúng ta (Hình 1d). Trên thực tế, vỏ não thậm chí có thể ăn thịt động vật có xương sống (Dugas-Ford, Rowell, & Ragsdale, 2012; Tomer, Denes, Tessmar-Raible, & Arendt, 2010). Các nhà nghiên cứu nghiên cứu sự tiến hóa của não động vật có xương sống đang tranh luận về phần nào của não trước tương ứng với phần nào của những phần khác trên các loài động vật có xương sống, nhưng tất cả đều diễn ra dựa trên tiền đề rằng tất cả các loài động vật có xương sống đều sở hữu các vùng não cơ bản — và não trước — giống nhau.

Các nhà sinh học thần kinh không tranh luận về việc liệu bất kỳ vùng vỏ não nào ở một số loài động vật có vú mới hơn về mặt tiến hóa so với những vùng não khác. Nói rõ hơn, ngay cả vỏ não trước trán [prefrontal cortex], một khu vực liên quan tới lý trí và hoạch định hành động, không phải là một cấu trúc duy nhất của con người. Mặc dù có cuộc tranh luận liên quan tới kích thước tương đối của vỏ não trước ở người so với các loài động vật không phải loài người (Passingham & Smaers, 2014; Sherwood, Bauernfeind, Bianchi, Raghanti, & Hof, 2012; Teffer & Semendeferi, 2012), tất cả các loài động vật có vú đều có vỏ não trước trán.

Khái niệm về các lớp được thêm vào các cấu trúc hiện có qua thời gian tiến hóa khi các loài trở nên phức tạp hơn chỉ đơn giản là không đúng. Quan niệm sai lầm bắt nguồn từ công trình của Paul MacLean, người vào những năm 1940 bắt đầu nghiên cứu vùng não mà ông gọi là hệ viền [limbic system] (MacLean, 1949). MacLean sau đó đề xuất rằng con người sở hữu não tam phần bao gồm ba phần lớn tiến hóa tuần tự: Phần lâu đời nhất, “phức hợp bò sát” [reptilian complex], điều khiển các chức năng cơ bản như chuyển động và hít thở; tiếp theo, hệ viền kiểm soát các phản ứng cảm xúc; và cuối cùng, vỏ não kiểm soát ngôn ngữ và lập luận (MacLean, 1973). Những ý tưởng của MacLean đã được hiểu không đúng vào thời điểm ông xuất bản cuốn sách năm 1990 (xem Reiner, 1990, về bài phê bình MacLean, 1990). Tuy nhiên, mặc dù không phù hợp với những hiểu biết hiện tại của sinh học thần kinh về các loài động vật có xương sống, song những ý tưởng của MacLean vẫn phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học. (Một phân tích trích dẫn cho thấy các nhà khoa học thần kinh trích dẫn các bài nghiên cứu thực nghiệm của MacLean, trong khi các nhà khoa học phi thần kinh trích dẫn các bài nghiên cứu về não tam phần của MacLean. Xem https://osf.io/r6jw4/ để hiểu rõ hơn.)

Vậy thì sao?

Có vấn đề gì không nếu các nhà tâm lý học hiểu không đúng về sự tiến hóa thần kinh? Một câu trả lời cho câu hỏi này rất đơn giản: Chúng ta là những nhà khoa học. Chúng ta phải quan tâm tới các trạng thái thực sự của thế giới ngay cả khi không có các hệ quả thực tiễn. Nếu các nhà tâm lý học có một sự hiểu biết không đúng về sự tiến hóa thần kinh, thì chúng ta nên khiến họ sửa chữa quan niệm sai lầm này ngay cả khi niềm tin không đúng này chẳng ảnh hưởng tới các chương trình nghiên cứu của họ.

Một câu hỏi thực tiễn hơn liên quan tới những lợi ích đối với khoa học tâm lý nếu các nhà tâm lý học thay đổi những quan điểm sai lầm của họ về sự tiến hóa thần kinh. Hãy xem xét hệ quả của việc tin rằng con người có cấu trúc thần kinh độc nhất giúp chúng ta có các chức năng nhận thức độc đáo nhất. Niềm tin này khuyến khích các nhà nghiên cứu đưa ra những cách giải thích cụ thể về loài khi có thể sẽ là thích hợp hơn nếu nhận ra các mối liên hệ giữa các loài. Nói cách khác, bằng cách tấn phong [anointing] cho một vài vùng não và chức năng thành một nhân tố đặc biệt, các nhà nghiên cứu coi chúng là những nhân tố đặc biệt trong nghiên cứu của họ (xem Higgins, 2004).

Để minh họa, hãy xem xét các lý thuyết hai quá trình [dual-process theories] được tìm thấy trong rất nhiều bộ môn trong ngành tâm lý học. Trong một bài nghiên cứu trên tạp chí Annual Review of Psychology, Evans (2008) tóm tắt rằng một “chủ đề lặp đi lặp lại trong các lý thuyết hai quá trình” (trang 259) trên các lĩnh vực nội dung là đề xuất về “hai hệ thống nhận thức khác biệt về mặt kiến ​​trúc (và tiến hóa) (trang 255), vi H thng 1 có trước H thng 2 trong quá trình phát triển tiến hóa. Sự phân chia các chức năng tâm lý thành những xung năng thú tính cổ xưa hơn về mặt tiến hóa so với ý nghĩ duy lý mới hơn về mặt tiến hóa được minh chứng bằng nghiên cứu về sức mạnh ý chí [willpower], đã từng bị chi phối trong quá khứ bởi sự định khung [framing] đối lập giữa những lựa chọn “nóng”, tức thời và duy cảm với những lựa chọn “lạnh”, lâu dài, và duy lý. Tôi nên ăn kem, món ăn ngon hiện tại hay món salad mà tôi biết là tốt hơn cho bản thân trong tương lai? Trong các nghiên cứu kinh điển về kẹo dẻo, việc trì hoãn sự hài lòng [delaying gratification] bằng cách chờ ăn kẹo dẻo được coi là một kết quả tốt — cho thấy sức mạnh ý chí mạnh mẽ hơn (Shoda, Mischel, & Peake, 1990). Sự định khung này được cho là xuất phát điểm của nghiên cứu này chính là lập trường tâm động lực học của trường phái Freud, tương phản các xung năng thú tính, nóng với các quá trình duy lý, lạnh.

Sigmund Freud (1856-1939)

Sự định khung sức mạnh ý chí khi hoạch định trong dài hạn thay vì ham muốn thú tính dẫn tới kết luận đáng ngờ rằng việc trì hoãn sự hài lòng chẳng phải là điều mà các loài động vật khác có thể làm được nếu như chúng thiếu các cấu trúc thần kinh tiến hóa mới hơn cần thiết khi hoạch định duy lý trong dài hạn. Mặc dù một vài khía cạnh nhất định của sức mạnh ý chí có thể là duy nhất đối với con người, nhưng sự định khung này bỏ sót mối liên hệ giữa sức mạnh ý chí ở con người với quá trình ra quyết định ở các loài động vật không phải loài người. Tất cả các loài động vật đều đưa ra quyết định giữa các hành động liên quan tới những đánh đổi về các chi phí cơ hội. Theo cách này, câu hỏi về sức mạnh ý chí không phải là “tại sao lúc thì mọi người lại hành động như các loài vật khoái lạc [hedonic animals] và lúc thì giống như những con người duy lý?” nhưng thay vào đó, “những nguyên lý chung mà các loài động vật đưa ra những quyết định về các chi phí cơ hội là gì?” (Gintis, 2007; Kurzban, Duckworth, Kable, & Myers, 2013; Monterosso & Luo, 2010).

Trong lĩnh vực sinh học tiến hóa và tâm lý học, lý thuyết lịch sử sự sống [life-history theory] mô tả các nguyên lý rộng lớn liên quan tới cách tất cả sinh vật đưa ra các quyết định về những đánh đổi phù hợp với sự thành công sinh sản như xung năng duy nhất của quá trình thay đổi tiến hóa (Daly & Wilson, 2005; Draper & Harpend, 1982). Cách tiếp cận này đặt câu hỏi về phương thức mà những thách thức lặp đi lặp lại định hình một cách thích nghi các quyết định liên quan tới những đánh đổi cơ hội. Thí dụ, trong những môi trường đáng tin cậy, chờ đợi để ăn một viên kẹo dẻo thứ hai có thể sẽ có lợi. Tuy nhiên, trong môi trường mà phần thưởng không chắc chắn, chẳng hạn như khi người thử nghiệm không đáng tin cậy, ăn một viên kẹo dẻo ngay lập tức có thể có lợi (Kidd, Palmeri, & Aslin, 2013). Do vậy, sự bốc đồng có thể được hiểu là một phản ứng thích nghi với những tình huống bất thường xảy ra trong một môi trường bất ổn chứ không phải là một thất bại về khả năng phán đoán đúng sai, mà ở đó các xung năng thú tính lấn át lý tính [rationality] của con người.

Nghiên cứu được thúc đẩy bởi sự hiểu biết chính xác hơn về sự tiến hóa của não bộ đã mang tính tích hợp, tập hợp các nghiên cứu về sức mạnh ý chí, sự ức chế, giảm giá trị trong tương lai và việc trì hoãn sự hài lòng với các phương pháp tiếp cận tiến hóa và phát triển (Fawcett, McNamara, & Houston, 2012; McGuire & Kable, 2013). Nó cũng mang tính tổng quát, đặt ra những câu hỏi không có ý nghĩa gì về sức mạnh ý chí của con người từ góc nhìn của lý thuyết hai quá trình, chẳng hạn như liệu sự thiếu hụt ức chế do tiếp xúc với môi trường bất lợi có thể chỉ là một thành phần của tập hợp các biện pháp thích ứng nhận thức được thiết kế để cho phép điều chỉnh thành công trong các môi trường đó (Frankenhuis & de Weerth, 2013).

Cố nhiên, việc hỏi về nhận thức hoặc hành vi của một loài cụ thể có thể mang lại những hiểu biết quan trọng về cả lịch sử tiến hóa lẫn bản chất của một kiểu hình [phenotype] hiện tại của các loài (thí dụ: Tomasello, 2009; Tooby & Cosmides, 2005). Rốt cuộc, loài người — giống như mọi loài động vật — phải đối mặt với những thách thức môi trường độc nhất đã định hình quỹ đạo tiến hóa của chúng. Song việc tin rằng loài người sở hữu các cấu trúc thần kinh độc nhất gắn liền với các chức năng nhận thức cụ thể có thể khiến các nhà nghiên cứu đi vào con đường nghiên cứu sai lầm và có thể ngăn cản sự kết nối với các lĩnh vực khác.

Kết luận

Có lẽ những ý tưởng sai lầm về sự tiến hóa của não bộ vẫn hiện diện vì chúng phù hợp với trải nghiệm của con người: Đôi khi chúng ta cảm thấy choáng ngợp với những cảm xúc không thể kiểm soát và thậm chí sử dụng thuật ngữ về thú tính để mô tả những trạng thái này. Những ý tưởng này cũng phù hợp với những quan điểm truyền thống về bản tính con người như lý tính chiến đấu với cảm xúc, linh hồn ba phần của Platon, tâm động học [psychodynamics] phái Freud và các phương pháp tiếp cận tôn giáo đối với con người. Chúng cũng là những ý tưởng đơn giản có thể được chắt lọc thành một đoạn văn trong sách giáo khoa nhập môn như một gợi ý về nguồn gốc sinh học của hành vi con người. Tuy nhiên, chúng thiếu bất cứ nền tảng nào trong sự hiểu biết của chúng ta về sinh học thần kinh hay sự tiến hóa, và chúng nên bị các nhà khoa học tâm lý từ bỏ.

Khuyến đọc

Gawronski, B., & Cesario, J. (2013). Of mice and men: What animal research can tell us about context effects on automatic responses in humans [Về chuột và người: Nghiên cứu động vật nào có thể cho chúng ta biết về tác động của ngữ cảnh đối với phản ứng tự động ở loài người]. Personality and Social Psychology Review, 17, 187–215. Một nhận xét toàn diện so sánh các mô hình hành vi và phản ứng tự động của con người và con người-động vật và phản ứng tự động.

Hodos, W., & Campbell, C. B. G. (1969). (See References). Một tác phẩm kinh điển minh họa niềm tin về thứ bậc giữa các loài động vật kìm hãm sự tiến bộ khoa học như thế nào.

Kaas, J. H. (2013). The evolution of brains from early mammals to humans [Sự tiến hóa của não bộ từ các loài động vật có vú ban đầu cho tới loài người]. Wiley Interdisciplinary Reviews: Cognitive Science, 4, 33–45. Một nhận xét về các nguyên lý tiến hóa não bộ cơ bản của các loài động vật có vú của một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này.

Krubitzer, L. A., & Seelke, A. M. (2012). Cortical evolution in mammals: The bane and beauty of phenotypic variability [Sự tiến hóa vỏ não ở các loài động vật có vú: Sự hủy hoại và vẻ đẹp của sự biến đổi kiểu hình]. Proceedings of the National Academy of Sciences [Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia], USA, 109 (Suppl. 1), 10647–10654. Một cuộc thảo luận tốt về sự biến đổi bên trong và giữa các loài trong sự tiến hóa vỏ não.

Reiner, A. (1990). (Xem Tài liệu tham khảo). Một lời phê bình rõ ràng và đáng nghĩ suy về cuốn sách xuất bản năm 1990 của MacLean về não tam phần.

Tính minh bạch

Biên tập viên hành động: Randall W. Engle

Biên tập viên: Randall W. Engle

Tuyên bố về những lợi ích xung đột

(Các) tác giả tuyên bố rằng không có những cuộc xung đột lợi ích nào đối với quyền tác giả hoặc việc xuất bản bài nghiên cứu này.

Kinh phí

Sự chuẩn bị cho công trình này được Hoa Kỳ ủng hộ tài chính.

National Science Foundation under Grant Nos. BCS1230281 and SES-1756092 to J. Cesario and IOS-1354089 and IOS-1655392 to H. L. Eisthen.

ORCID iD

Joseph Cesario https://orcid.org/0000-0002-1892-4485

Lời cảm ơn

J. Cesario và H. L. Eisthen đã lên ý tưởng cho bản thảo. Tất cả các tác giả đã đóng góp để viết và chỉnh sửa bản thảo, và tất cả đều chấp thuận phiên bản cuối cùng của bản thảo để đệ trình. Chúng tôi cảm ơn Asifa Majid và một vài người nhận xét ẩn danh, những người đã nhận xét và đề xuất giúp cải thiện đáng kể chất lượng bài viết. Bản vẽ về các vùng não được Patrick J. Lynch, họa sĩ minh họa y khoa, và C. Carl Jaffe, bác sĩ tim mạch, điều chỉnh từ những bản gốc có mã nguồn mở.

Ghi chú

1. Lời khuyên của Hodos và Campbell (1969) vẫn có thể áp dụng cho tới tận ngày nay: “Chẳng có loài cá xương thật nào từng là tổ tiên của bất kỳ loài lưỡng cư, bò sát, chim hoặc động vật có vú nào... Do vậy, để nói rằng lưỡng cư đại diện cho mức độ phát triển tiến hóa cao hơn cá xương thật về mặt thực tiễn chẳng có ý nghĩa gì vì chúng đều tuân theo các sự tiến hóa độc lập” (trang 339–341).

Tài liệu tham khảo

Barron, A. B., & Klein, C. (2016). What insects can tell us about the origins of consciousness [Các loài côn trùng có thể cho chúng ta biết những gì về nguồn gốc của ý thức]. Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, 113, 4900–4908.

Berridge, K. (2003). Comparing the emotional brains of humans and other animals [So sánh phần não cảm xúc của loài người và của các loài động vật khác]. Trong R. J. Davidson, K. R. Scherer, & H. H. Goldsmith (Eds.), Handbook of the affective sciences [Sổ tay của các khoa học về cảm xúc] (pp. 25–51). Oxford, England: Oxford University Press.

Chittka, L., & Niven, J. (2009). Are bigger brains better? [Bộ não lớn hơn có hiệu quả hơn không?], Current Biology, 19, R995–R1008.

Cory, G. A., Jr. (2002). Algorithms of neural architecture, Hamilton’s rule, and the invisible hand of economics [Các thuật toán của kiến ​​trúc thần kinh, quy tắc Hamilton và bàn tay vô hình trong kinh tế học]. Trong G. A. Cory, Jr., & R. Gardner, Jr. (Eds.), The evolutionary neuroethology of Paul MacLean (pp. 345–382). Westport, CT: Praeger.

Cory, G. A., Jr., & Gardner, R., Jr. (Eds.). (2002). The evolutionary neuroethology of Paul MacLean [Thần kinh học tiến hóa của Paul MacLean]. Westport, CT: Praeger.

Daly, M., & Wilson, M. (2005). Carpe diem: Adaptation and devaluing the future [Tận hưởng từng phút giây đang có: Thích nghi và giảm giá trị trong tương lai]. The Quarterly Review of Biology, 80, 55–61.

Dijksterhuis, A., & Bargh, J. A. (2001). The perception – behavior expressway: Automatic effects of social perception on social behavior [Biểu hiện nhận thức - hành vi: Tác động tự động của nhận thức xã hội lên hành vi xã hội]. Trong M. P. Zanna (Ed.), Advances in experimental social psychology [Những tiến bộ trong ngành tâm lý học xã hội thực nghiệm] (Vol. 33, pp. 1–40). San Diego, CA: Academic Press.

Dijksterhuis, A., Bargh, J. A., & Miedema, J. (2000). Of men and mackerels: Attention, subjective experience, and automatic social behavior [Về con người và cá thu: Sự chú ý, kinh nghiệm chủ quan và hành vi xã hội tự động]. Trong H. Bless & J. P. Forgas (Eds.), The message within: The role of subjective experience in social cognition and behavior [Thông điệp bên trong: Vai trò của kinh nghiệm chủ quan trong nhận thức và hành vi xã hội] (pp. 37–51). Philadelphia, PA: Taylor & Francis.

Draper, P., & Harpending, H. (1982). Father absence and reproductive strategy: An evolutionary perspective [Sự vắng mặt của người cha và chiến lược sinh sản: Một quan điểm tiến hóa]. Journal of Anthropological Research, 38, 255–273.

Dugas-Ford, J., Rowell, J. J., & Ragsdale, C. W. (2012). Cell-type homologies and the origins of the neocortex [Tương đồng kiểu tế bào và các nguồn gốc của vỏ não mới]. Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, 109, 16974–16979.

Epstein, S. (1994). Integration of the cognitive and the psychodynamic unconscious [Tích hợp nhận thức với vô thức có tính tâm động học]. American Psychologist, 49, 709–724.

Evans, J. St. B. T. (2008). Dual-processing accounts of reasoning, judgment, and social cognition [Các cách lý giải về việc suy luận, phán đoán và nhận thức xã hội dưới góc nhìn của lý thuyết hai quá trình]. Annual Review of Psychology, 59, 255–278.

Fawcett, T. W., McNamara, J. M., & Houston, A. I. (2012). When is it adaptive to be patient? A general framework for evaluating delayed rewards [Khi nào cần thích nghi để kiên nhẫn? Một khuôn khổ chung để đánh giá phần thưởng bị trì hoãn]. Behavioural Processes, 89, 128–136.

Frankenhuis, W. E., & de Weerth, C. (2013). Does early-life exposure to stress shape or impair cognition? [Tiếp xúc với căng thẳng trong thời kỳ đầu đời có định hình hoặc làm suy giảm nhận thức hay không?] Current Directions in Psychological Science [Những Định hướng Hiện đại trong Khoa học Tâm lý], 22, 407–412.

Gintis, H. (2007). A framework for the unification of the behavioral sciences [Một khuôn khổ cho sự thống nhất của các ngành khoa học hành vi]. Behavioral and Brain Sciences, 30, 1–16.

Higgins, E. T. (2004). The eighth koan of progress in social psychology: A variable anointed as “special” will demand special treatment [Công án thứ tám về sự tiến bộ trong ngành tâm lý học xã hội: Một biến thể được tấn phong là “đặc biệt” sẽ yêu cầu được đối xử đặc biệt]. Trong J. T. Jost, M. R. Banaji, & D. A. Prentice (Eds.), Perspectivism in social psychology: The yin and yang of scientific progress [Chủ nghĩa thị kiến trong ngành tâm lý học xã hội: âm và dương của sự tiến bộ khoa học] (pp. 305–317). Washington, DC: American Psychological Association.

Hodos, W., & Campbell, C. B. G. (1969). Scala naturae: Why there is no theory in comparative psychology [Chuỗi sinh tồn vĩ đại: Tại sao không có lý thuyết trong ngành tâm lý học so sánh]. Psychological Review, 76, 337–350.

Johnson, S. (2005). Mind wide open: Your brain and the neuroscience of everyday life [Tâm trí rộng mở: Bộ não của bạn và khoa học thần kinh của cuộc sống hàng ngày]. New York, NY: Scribner.

Kidd, C., Palmeri, H., & Aslin, R. N. (2013). Rational snacking: Young children’s decision-making on the marshmallow task is moderated by beliefs about environmental reliability [Ăn vặt hợp lý: Việc ra quyết định của trẻ nhỏ đối với nhiệm vụ kẹo dẻo được kiểm duyệt bởi niềm tin về độ tin cậy của môi trường]. Cognition, 12, 109–114.

Kurzban, R., Duckworth, A., Kable, J. W., & Myers, J. (2013). An opportunity cost model of subjective effort and task performance [Một mô hình chi phí cơ hội của nỗ lực chủ quan và việc thực hiện nhiệm vụ]. Behavioral and Brain Sciences, 36, 661–679.

LeDoux, J. E. (2012). Rethinking the emotional brain [Tư duy lại phần não cảm xúc]. Neuron, 73, 653–676.

MacLean, P. D. (1949). Psychosomatic disease and the “visceral brain”: Recent developments bearing on the Papez theory of emotion [Bệnh tâm thể và “não tạng”: Những phát triển gần đây dựa trên lý thuyết Papez về cảm xúc]. Psychosomatic Medicine, 11, 338–353.

MacLean, P. D. (1964). Man and his animal brains [Con người và những phần não động vật của nó]. Modern Medicine, 32, 95–106.

MacLean, P. D. (1973). A triune concept of the brain and behavior [Một khái niệm về ba phần của não bộ và hành vi]. Trong T. J. Boag & D. Campbell (Eds.), The Hincks memorial lectures [Các bài giảng tưởng nhớ Hincks] (pp. 6–66). Toronto, Ontario, Canada: University of Toronto Press.

MacLean, P. D. (1990). The triune brain in evolution: Role in paleocerebral functions [Não tam phần trong sự tiến hóa: Đóng vai trò trong các chức năng của xương sống cổ]. New York, NY: Plenum.

Mather, J. A., & Kuba, M. J. (2013). The cephalopod specialties: Complex nervous system, learning, and cognition
[Các đặc điểm của loài cephalopod: Hệ thần kinh phức tạp, khả năng học tập và nhận thức]. Canadian Journal of Zoology, 91, 431–449.

McGuire, J. T., & Kable, J. W. (2013). Rational temporal predictions can underlie apparent failures to delay gratification [Những dự đoán hợp lý về mặt thời gian có thể làm cơ sở cho những thất bại rõ ràng trong việc trì hoãn sự hài lòng]. Psychological Review, 120, 395–410.

Mirsky, A. F., & Duncan, C. C. (2002). The triune brain and the functional analysis of attention [Não tam phần và phân tích chức năng của sự chú ý]. Trong G. A Cory, Jr., & R. Gardner, Jr. (Eds.), The evolutionary neuroethology of Paul MacLean (pp. 215–230). Westport, CT: Praeger.

Monterosso, J. R., & Luo, S. (2010). An argument against dual valuation system competition: Cognitive capacities supporting future orientation mediate rather than compete with visceral motivations [Một luận cứ chống lại sự cạnh tranh của hai hệ thống đánh giá: Năng lực nhận thức hỗ trợ định hướng tương lai làm trung gian thay vì cạnh tranh với các động cơ tạng]. Journal of Neuroscience, Psychology, and Economics, 3, 1–14.

Myers, D. G., & Dewall, C. N. (2018). Psychology [Tâm lý học] (12th ed.). New York, NY: Worth Publishers.

Narvaez, D. (2008). Triune ethics: The neurobiological roots of our multiple moralities [Đạo đức học ba phần: Những nguồn gốc sinh học thần kinh của tính đa đạo đức của chúng ta]. New Ideas in Psychology, 26, 95–119.

Oakley, T. H., & Rivera, A. S. (2008). Genomics and the evolutionary origins of nervous system complexity [Hệ gen và những nguồn gốc tiến hóa về mức độ phức tạp của hệ thần kinh]. Current Opinion in Genetics and Development, 18, 479–492.

Passingham, R. E., & Smaers, J. B. (2014). Is the prefrontal cortex especially enlarged in the human brain? Allometric relations and remapping factors [Có phải vỏ não trước trán đặc biệt mở rộng trong não người hay không? Các quan hệ tương quan và các hệ số ánh xạ lại]. Brain, Behavior and Evolution, 84, 156–166.

Reiner, A. (1990). Review: An explanation of behavior [Nhận xét: Một cách giải thích về hành vi]. Science, 250, 303–305.

Sagan, C. (1978). The dragons of Eden: Speculations on the evolution of human intelligence [Những con rồng của vườn địa đàng: Những suy đoán về sự tiến hóa của trí thông minh con người]. New York, NY: Ballantine.

Sherwood, C. C., Bauernfeind, A. L., Bianchi, S., Raghanti, M. A., & Hof, P. R. (2012). Human brain evolution writ large and small [Sự tiến hóa của não bộ con người được ghi nhận là lớn và nhỏ]. Progress in Brain Research, 195, 237–254.

Shoda, Y., Mischel, W., & Peake, P. K. (1990). Predicting adolescent cognitive and self-regulatory competencies from preschool delay of gratification: Identifying diagnostic conditions [Dự đoán các năng lực nhận thức và tự điều chỉnh của thanh thiếu niên từ trường hợp trì hoãn sự hài lòng ở trường mầm non: Xác định các điều kiện chẩn đoán]. Developmental Psychology, 26, 978–986.

Strausfeld, N. J., Hansen, L., Li, Y., Gomez, R. S., & Ito, K. (1998). Evolution, discovery, and interpretations of arthropod mushroom bodies [Tiến hóa, khám phá và những diễn giải về các cơ thể nấm chân đốt]. Learning & Memory, 5, 11–37.

Striedter, G. F. (1998). Progress in the study of brain evolution: From speculative theories to testable hypotheses [Sự tiến bộ trong nghiên cứu về sự tiến hóa của não bộ: Từ những lý thuyết suy đoán đến những giả thuyết có thể kiểm chứng được]. Anatomical Record, 253, 105–112.

Teffer, K., & Semendeferi, K. (2012). Human prefrontal cortex: Evolution, development, and pathology [Vỏ não trước trán của con người: Tiến hóa, phát triển và bệnh lý]. Progress in Brain Research, 195, 191–218.

Tomasello, M. (2009). The cultural origins of human cognition [Những nguồn gốc văn hóa của nhận thức con người]. Cambridge, MA: Harvard University.

Tomer, R., Denes, A. S., Tessmar-Raible, K., & Arendt, D. (2010). Profiling by image registration reveals common origin of annelid mushroom bodies and vertebrate pallium [Lập hồ sơ bằng cách đăng ký hình ảnh cho thấy nguồn gốc chung của các thân nấm không có rãnh và áo động vật có xương sống]. Cell, 142, 800–809.

Tooby, J., & Cosmides, L. (2005). Conceptual foundations of evolutionary psychology [Cơ sở khái niệm của tâm lý học tiến hóa]. Trong D. M. Buss (Ed.), Handbook of evolutionary psychology [Sổ tay tâm lý học tiến hóa] (pp. 5–67). Hoboken, NJ: Wiley.

Nguyễn Việt Anh dịch

Nguồn: Your Brain Is Not an Onion With a Tiny Reptile Inside, Sagepub, 2020.




Chú thích:

[1] Khoa Tâm lý học, Đại học bang Michigan

[2] Khoa Tâm lý học, Đại học Maryland

[3] Khoa Sinh học Tích hợp, Đại học bang Michigan; và

[4] Trung tâm BEACON về Nghiên cứu Tiến hóa trong Hành động, Đại học bang Michigan

----

[*] Chuỗi sinh tồn vĩ đại [Scala naturae] là giả thuyết do triết gia Hy Lạp Aristotle đề xuất. Ông tin rằng tất cả các loài thực vật và động vật đều duy trì những đặc điểm mà chúng vốn có khi được tạo ra và không tiến hóa thành các loài khác. Ông nói thêm rằng mọi loài thực vật và động vật đều có một vị trí nhất định trong tự nhiên và để phục vụ cho mục đích mà vì thế chúng hiện hữu.
Aristotle cũng tin rằng các sinh vật sống có thể được sắp xếp theo một hệ thống phân cấp - từ cấp thấp nhất đến phức tạp nhất. Theo Aristotle, thực vật là dạng sống đơn giản nhất. Từ đó, chuỗi động vật tiến triển một cách phức tạp cho đến khi cuối cùng chúng ta có được con người. Aristotle viết rằng mọi sinh vật đều trở nên hoàn hảo hơn khi nó ở cao hơn trên thang bậc. (ND)

Print Friendly and PDF