22.5.23

Người ăn không

NGƯỜI ĂN KHÔNG

Free rider

è Giải Nobel: BUCHANAN, 1986 VICKREY, 1996

Người ăn không (người đi tàu không có vé) thường được mô tả một cách quá đáng như một kẻ hưởng lợi nhờ gian lận do thu được một lợi thế ròng từ một tình thế mà không phải gánh chịu cái giá phải trả, thật ra là người thụ hưởng việc tiêu dùng một sản phẩm tập thể do nhiều người khác trả và không thể cấm cản người này tiêu dùng sản phẩm này song không vì thế mà có quyền đòi hỏi người này phải chi trả cho sản phẩm này. Ví dụ đó là trường hợp của người di chuyển không có vé xe trên những phương tiện công cộng mà không làm hại cho những khách khác vì còn chỗ trống và do Nhà nước có thể cho quyền sử dụng những chỗ này vào cuối ngày. Đó cũng là trường hợp của người thất nghiệp được hưởng miễn phí nhiều dịch vụ công, của người tuy trốn thuế nhưng được hưởng những lợi thế của những dịch vụ công cho dù người này không đều đặn trả thuế cá nhân, của đứa trẻ được ăn căng-tin miễn phí do thu nhập của bố mẹ bé quá thấp, của người làm công ăn lương không đình công nhưng lại hưởng lợi từ những tác động của cuộc đình công và minh hoạ cho nghịch lí của hành động tập thể bị Mancur Olson tố cáo.

Trong thực tế ta gặp những tình thế người ăn không trong những qui tắc tài trợ các sản phẩm tập thể thuần tuý, do đó không chia nhỏ được dưới tác động của tính không loại trừ khỏi việc sử dụng, và có tiêu dùng tự động. Trong tất cả những trường hợp vừa nêu, người ăn không là thực tình. Ngược lại người ăn không thao túng những người quanh mình nếu có những hành vi chiến lược khiến người này bộc lộ một mức sẵn sàng chi trả cận biên thấp hơn mức mà người này thật sự cảm nhận. Bằng cách không bộc lộ sở thích thật của mình nhằm tối thiểu hoá đóng góp cận biên của mình, người ăn không để cho những người khác phải gánh chịu về mặt thuế việc tài trợ sản phẩm tập thể; trong nghĩa này người ăn không ứng xử như một kẻ gian lận. Trong trường hợp này, những khái niệm người ăn không và bộc lộ sở thích gắn chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên việc đồng hoá người ăn không với người gian lận là tế nhị và không đúng một khi ta áp dụng vào trường hợp tiêu dùng tập thể bắt buộc cho phép đấu thủ (theo nghĩa của lí thuyết trò chơi – ND) lợi dụng một cách thụ động một tình thế tập thể mà người này không yêu cầu, ví dụ một cuộc đình công.

Tình thế người ăn không giới hạn ở những bối cảnh kinh tế rõ ràng: trong mỗi trường hợp, việc tài trợ những sản phẩm công cộng và do đó những đóng góp về thuế phải gắn liền với lợi ích cá nhân người sử dụng dịch vụ công ích thu được. Hệ thống phổ biến là có đặc tính Lindah và trong thực tế loại trừ những thuế khoá có mục đích tái phân phối hay những ngân sách tổng quát.

Trao đổi tự nguyện của Lindahl dựa trên những thương thảo nhất trí giữa những người tiêu dùng người đóng thuế và như thế bảo đảm một cân bằng tối ưu Pareto. Những điều kiện thành công của sự tương ứng này là qui tắc tài trợ những sản phẩm tập thể, mức sẵn sàng chi trả cận biên sản phẩm tập thể, đối với mỗi cá thể, phải bằng, ở thế cân bằng, với phần thực tế phải gánh chịu trong chi phí của sản phẩm công cộng. Tổng của những tỉ suất thay thế cận biên ở thế cân bằng như thế bằng với tổng những mức sẵn sàng chi trả của các cá thể. Kết quả là cân bằng có những đặc điểm của một tình thế thương thảo trực tiếp giữa những người sử dụng và kéo theo một giá cá thể hoá chứ không phải là một giá duy nhất. Mọi sự đi chệch gạt bỏ giải pháp cân bằng và đè nặng lên việc tài trợ sản phẩm công cộng.

Sự tồn tại của người ăn không chủ yếu là do khó khăn, thậm chí là không thể, tính toán ước lượng lợi ích cá thể rút ra từ một tình thế tập thể. Cách nào để đánh giá lợi ích mà người láng giềng của tôi thu được qua cuộc dạo chơi trong công viên công cộng sát nhà tôi? Để tránh là người láng giềng này tuyên bố mức sẵn sàng chi trả của mình là bằng không trong lúc hàng ngày lại hưởng thụ công viên, và do đó tỏ ra là người ăn không, Nhà nước tự cho phép thu thuế khoán tập thể độc lập với những mức sẵn sàng chi trả để duy trì và tu bổ công viên.

Việc bộc lộ những sở thích tập thể bằng lá phiếu trả tiền cũng cho phép đẩy lùi rủi ro người ăn không. Phương thức bầu này, được Tullock, Tideman, Loeb, Groves, Clark và Vickrey làm rõ, dựa chặt chẽ trên nguyên lí những mức sẵn sàng chi trả cận biên để tài trợ những sản phẩm tập thể. Cơ quan giám hộ thu thập toàn bộ những câu trả lời và chọn lọc dự án nào có tổng giá cao nhất có thể. Để tính đến cường độ của những sở thích cá thể, Nhà nước tính toán tác động của số cử tri không tham gia bầu cử trên kết quả cuối cùng và như thế có thể so sánh giá trị của dự án trong trường hợp có và không có sự tham gia của những cử tri này. Thuế ấn định lúc chọn lựa dự án được tính trên hiệu của hai giá trị này. Hệ thống lá phiếu trả tiền cho phép mỗi cử tri đi ngược lại với quyết định tập thể nếu chịu bồi thường cho những công dân khác sự mất lợi ích mà mình áp đặt cho các công dân này. Phương thức tính toán này tố cáo người ăn không bằng cách buộc người này tham gia hoặc trực tiếp vào việc tài trợ sản phẩm, hoặc gián tiếp bằng cách trả bồi thường để bù đắp cho các nạn nhân. Lá phiếu trả tiền rất gần với những cơ chế động viên của Clarke-Groves kết hợp một qui tắc ra quyết định tập thể với một qui tắc thu thuế để lật tẩy những chiến lược thao túng của tác nhân hai mặt, tức là người ăn không. Bất kì cá thể chệch hướng nào bác bỏ quyết định tập thể của tối ưu phải gánh chịu chi phí phi ngoại ứng hoá mà nguời này áp đặt lên các tác nhân khác. Một thuế suất tuỳ tiện, độc lập với những sở thích của người ăn không, được đánh trên người chệch hướng và để người này trong một trạng thái hoàn toàn không chắc chắn khi tính chuyển nhượng thuế của mình. Cơ chế là thoả đáng vì nó biến sự chân thật thành chiến lược khống chế động viên những đấu thủ duy lí bộc lộ những sở thích chính xác của mình.

CLARKE E. H., Multipart Pricing of Public Goods, Public Choice, 1971, vol. 11, n0 1. GROVES Th. & LEDYARD E., Optimal Allocation of Public Goods: a Solution to the Free Rider Problem, Econometrica, May 1977, vol. 45, p. 783-809. GROVES Th. & LOEB M., Incentives and Public Input, Journal of Public Economics, 1975, n0 4, p. 211-226. LINDAHL E., Just Taxation A Positive Solution, trong MUSGRAVE R. A. & PEACOCK A. T., Classics in the Theory of Public Finance, Macmillan, 1958. OLSON M., Logique de laction collective, Paris, PUF, 1978. TIDEMAN T. N. & TULLOCK G., A New and Superior Process for Making Social Choices, Journal of Political Economy, December 1976. WOLFELSPERGER A., Économie publique, Paris, PUF, Thémis, 1995.

Claude PONDAVEN

Nguyễn Đôn Phước dịch

® Phân tích chi phí-lợi thế; Rủi ro; Hiệu quả của kinh tế học công cộng; Tối ưu; Tự do vô chính phủ.

Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques, sous la direction de Claude Jessua, Christian Labrousse, Daniel Vitry, PUF, Paris, 2001.

Print Friendly and PDF