4.9.15

Vì sao Jean Tirole e ngại kinh tế học phi chính thống


Jean Tirole (1953-)

Vì sao Jean Tirole e ngại kinh tế học phi chính thống

Jean Tirole nói rằng kinh tế học phi chính thống cổ vũ cho “tương đối luận về tri thức” và là “bước đệm cho chính sách ngu dân.” Xem phản hồi của Hội Kinh Tế Chính Trị Pháp (Association Française D'Économie Politique -  AFEP) ở đây[1]. Bối cảnh là việc sáng lập ra một bộ phận mới của Hội Đồng Quốc Gia Các Trường Đại Học (National Council of Universities – CNU), bộ phận này sẽ kết hợp các cách tiếp cận phi chính thống vào trong kinh tế học, vấn đề này đã từng được thảo luận ở đâyở đây[2].
Tirole cho rằng trừ khi bạn công bố bài báo trên các tạp chí dòng chính, và có được sự công nhận của những nhân vật có vai vế, đã từng đoạt giải “Nobel” (của Ngân hàng Thụy Điển), giải Clark hay giải Yrjö Jahnsson, nếu không thì bạn không là gì cả. Các kinh tế gia phi chính thống căn bản là “một nhóm tạp nham, gặp rắc rối với các tiêu chuẩn đánh giá được quốc tế công nhận.”
Ông sử dụng uy quyền của người thắng giải “Nobel”, nhằm thu hẹp không gian dành cho các quan điểm đối chọn về cách mà kinh tế vận động. Lưu ý rằng trong quá trình theo đuổi việc đóng các không gian dành cho các kinh tế gia phi chính thống, mà tự thân chúng không thể làm hạn chế không gian của các quan điểm thuộc dòng chính, ông đã dùng tác phẩm của Piketty để trưng ra mức độ mà kinh tế học dòng chính quan tâm đến các vấn đề quan trọng trong thực tiễn. Và tác phẩm của Piketty rõ ràng là còn phải bàn khi nói đến vấn đề bất bình đẳng.
Paul Krugman (1953-)
Theo các tiêu chuẩn của môn khoa học được chuẩn định, Galileo là người theo chính sách ngu dân. Chúng ta đều biết rằng các tạp chí có uy tín xuất bản tri thức thông thường, và những tạp chí này đóng sập cửa với các tác giả phi chính thống vì những lý do không mấy liên quan đến chất lượng. Các nhà khoa học cũng làm theo tập quán và thông lệ, và thậm chí là thói quen, vốn thường tách biệt khỏi logic và chứng cứ, điều mà bất cứ độc giả nào của Thomas Kuhn cũng đều biết. Tirole không đặt ra bất cứ vấn đề lớn lao nào. Đối với ông ta, việc lý thuyết tân cổ điển dòng chính cho rằng các thị trường tạo ra kết cục tối ưu, và nền kinh tế hội tụ về tỷ lệ tự nhiên, ngay cả khi có sự hiện diện của cuộc khủng hoảng đương thời, về cơ bản là không có vấn đề, và bản thân ông không cảm thấy rằng mình cần giải thích nguyên do [Ngoài Tirole ra thì Krugman là người cứ nhắc đi nhắc lại rằng phân tích thông thường cũng đã thực hiện tốt vai trò của mình trong suốt cuộc khủng hoảng, nhưng, ít ra ông ta đã xử lý vấn đề một cách rõ ràng; xem ở đây, và xem thảo luận về mức độ khiêm tốn mà kinh tế học dòng chính học được từ cuộc khủng hoảng ở đây].
Chính Krugman đã thừa nhận là bản thân mình từng công bố những điều không chính xác, và đó chính là một chiêu trong chiến lược công bố bài báo. Theo chính lời của ông:
Vào đầu những năm 1980, đó là điều ai cũng biết, tôi đã lãng phí thời giờ của mình vào cách duy nhất để đăng những bài báo không điên rồ về kinh tế vĩ mô là gói các giả định hợp lý về sản lượng và việc làm bằng một bao bì khác có liên quan đến kỳ vọng duy lý và tính liên thời gian khiến cho bài báo trở thành đáng trọng vọng. Và vâng, chính hiểu biết có dụng tâm trên đã định hình nên các loại bài báo mà chúng ta viết.” (chúng tôi cho in nghiêng)
Matias Vernengo
Sự trọng vọng là điều khiến bạn được công bố bài báo trên các tạp chí dòng chính và bạn sẽ sẵn lòng để các mô hình điên rồ bao phủ các ý tưởng của bạn. Như vậy đó là vấn đề đối với các tác giả phi chính thống người Pháp. Họ không đủ điều kiện để thành đạo đức giả.
Vấn đề là tại sao nhà kinh tế có quyền lực như Tirole lại quá e ngại các kinh tế gia phi chính thống. Một lý do là sinh viên và những người bình thường nhận biết khi nào họ được dạy những mô hình điên rồ. Và nếu bạn có điều gì hợp lý để so sánh với nó thì bạn có thể gặp rắc rối. Bạn không chỉ gói gém những ý tưởng hợp lý vào các mô hình điên rồ, mà bạn còn phải dồn nén các ý tưởng hợp lý đó lại. Thái độ của Tirole chính là lí do lên án đối với giải Nobel dành cho kinh tế học. Ông có thể được xem là “đáng kính”, bởi vì ông có được sự bảo chứng đúng đắn, nhưng cách ứng xử của ông lại mang điều tai tiếng.
Matias Vernengo
Đại học Utah
Trần Thị Minh Ngọc dịch
Nguồn: ”Jean Tirole is afraid of heterodox economics”, blog Nakedkeynesianism, February 24, 2015.
------
Những bài có liên quan trên PTKT:




[1] bản dịch tiếng Việt ở đây.

[2] bản dịch tiếng Việt ở đây.

Print Friendly and PDF