KINH TẾ HỌC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, không thiếu những phê bình đối với kinh tế học truyền thống, với các mô hình cứng nhắc và các “tác nhân tiêu biểu” hư cấu, vốn đã thất bại hoàn toàn trong việc dự đoán sự sụp đổ. Nhưng các nhà phê bình thường bỏ qua sự trỗi dậy của các cách tiếp cận mới – một số cách tiếp cận đã có trước cuộc khủng hoảng – có thể xác đinh lại dòng chính của tư duy kinh tế.
Hình: Wladimir Bulgar/Getty Images |
Diane Coyle thuộc Đại học Manchester đã tiến hành bình phẩm ba cuốn sách gần đây, đánh giá những gì đang thay đổi và chưa thay đổi trong tư duy và nghiên cứu kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008.
Andrew Lo, Adaptive Markets: Financial Evolution at the Speed of Thought [Thị trường thích nghi: Sự tiến hóa của tài chính với tốc độ tư duy], Princeton University Press
Richard Bookstaber, The End of Theory: Financial Crises, the Failure of Economics, and the Sweep of Human Interaction [Hồi kết của lý thuyết: các cuộc khủng hoảng tài chính, sự thất bại của kinh tế học, và việc quét bỏ sự tương tác của con người], Princeton University Press
Roderick Floud, Santhi Hejeebu, và David Mitch, (chủ biên), Humanism Challenges Materialism in Economics and Economic History [Chủ nghĩa nhân văn thách thức chủ nghĩa duy vật về kinh tế học và lịch sử kinh tế], University of Chicago Press
MANCHESTER – Dường như không có hồi kết cho trào lưu sách phê bình kinh tế học, và – vì tôi là một kinh tế gia – nên nó làm cho tôi trở thành một kẻ khổ dâm khi phải tiếp tục đọc các cuốn sách đó. Vấn đề là tất cả những lời phê bình chán ngắt đó đều lặp đi lặp lại và ngày càng lạc hướng.
Không phải mọi thứ về tình trạng của kinh tế học đều ổn; ngược lại đằng khác. Nhưng vấn đề chỉ là liệu các nhà phê bình kinh tế học ngày nay có khả năng đưa ra một đóng góp có ý nghĩa nào để đánh giá tình trạng của kinh tế học khi họ chú ý nhiều hơn đến việc các kinh tế gia hiện đang làm.
Sự hoài nghi của hoàng gia
Roderick Floud (1942-) |
Đây là một câu hỏi đúng, nếu đặt câu hỏi đó như là một thách thức đối với một thiểu số nhỏ các kinh tế gia, những người nỗ lực dự đoán các kết cục kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng và lạm phát) và các thị trường tài chính. Mặc dù vậy, một thập niên sau cuộc khủng hoảng, câu hỏi đó có thể lướt qua tâm trí của một nhà phê bình khi tự hỏi liệu đã có điều gì thay đổi chưa.
Andrew Lo (1960-) |
Lo (một bạn học của tôi ở đại học) là một kinh tế gia đặc biệt có tài năng, nhưng nhiều kinh tế gia khác thì đang nghiên cứu những công trình xa vời với phiên bản của chủ đề – phổ biến trong những năm 1980 – thường bị các nhà phê bình công kích. Vâng, kinh tế học cần phải thay đổi, nhưng nó cũng đang thay đổi – và nó đã thay đổi kể từ một thời nào đó trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Deirdre McCloskey (1942-) |
Steven Landsburg (1954-) |
McCloskey chế nhạo điều mà bà gọi là kinh tế học “Max U”, vốn quy giản những con người cá thể thành không gì khác hơn là những nhà cực đại hoá lợi ích hay lợi nhuận – và che giấu sự khô cằn của cách tiếp cận này bằng toán học và các nguỵ kiểm định về ý nghĩa thống kê. Đồng thời, như tiểu luận của Steven Landsburg, một cựu học trò của bà đã chỉ ra, McCloskey là một kinh tế gia được đào tạo nghiêm ngặt tại Đại học Chicago, mà logic tựa-laser của bà có thể dễ dàng cắt ngọt các lý luận mơ hồ ngay cả khi chúng được trình bày theo phong cách văn xuôi.
Peter Boettke (1960-) |
Virgil Henry Storr |
Một cách ít tán dương hơn, Stephen Engelmann trong tiểu luận của mình lập luận rằng mặc dù bà nhận thức (đúng đắn) về cách mà kinh tế học sử dụng thuật hùng biện để che giấu tầm quan trọng của đạo đức và văn hoá, song McCloskey cũng là một kinh tế gia “tân tự do” như bất kỳ kinh tế gia bảo căn nào ở Đại học Chicago. Thực vậy, Engelmann định nghĩa người “tân tự do” là bất cứ người nào khăng khăng với việc kinh tế học hoặc bất cứ khoa học xã hội nào khác là một môn học có tính thực hành hơn là một môn học có tính lý thuyết (và vì thế có tính ý thức hệ).
Paul Krugman (1953-) |
Eugene Fama (1939-) |
Stephen Engelmann (1961-) |
Lịch sử bị bỏ quên
Đó là một thay đổi mà Bookstaber đã không chú ý nhiều. Phê bình của ông có phần hợp lý, ít nhất khi ứng dụng vào kinh tế học vĩ mô và tài chính. Các mô hình kinh tế vĩ mô được sử dụng rộng rãi trước cuộc khủng hoảng năm 2008 đã loại trừ các định chế tài chính và dựa vào hư cấu của các “tác nhân tiêu biểu”. Tất cả điều này đang thay đổi quá chậm. Lĩnh vực có đầy rẫy các thuật ngữ có tính quy phạm, ví dụ như về các kết cục “tối ưu” mà không phân tích các hàm ý về đánh giá giá trị. Các kinh tế gia vĩ mô dòng chính không muốn thừa nhận rằng có rất ít khoa học cứng trong những gì họ làm – một lập trường, mà nhân danh việc thúc đẩy kinh tế học trong dư luận, đã làm suy yếu tính đáng tin của giới kinh tế học.
Bookstaber cũng đúng khi chỉ ra rằng có quá nhiều phép mô hình hóa kinh tế vĩ mô đã bỏ qua thực tế rằng các chuỗi thời gian trong kinh tế là phi-ergodic (một thuật ngữ kỹ thuật nói rằng hành vi đặc trưng của chúng có thể khác hoàn toàn trong nhiều bối cảnh hoặc thời kỳ khác nhau). Lịch sử là điều quan trọng. Trong khi các kinh tế gia ý thức được điều này trong lý thuyết (khả năng một sự thay đổi mang tính cấu trúc trong nền kinh tế thường được gọi là “Lucas Critique [Phê phán của Lucas]”), thì sự dự báo theo chủ nghĩa thực tế bẩn thỉu cho rằng không cần thiết xem xét vấn đề lịch sử trong thực hành (mặc dù công tác thực hành trong lĩnh vực này đang được cải thiện).
Richard Bookstaber (1950-) |
Richard Bookstaber (1950-) |
Bản thân Bookstaber là một nhà thực hành của phép mô hình hóa dựa vào tác nhân khi ứng dụng vào các thị trường tài chính, và mô tả của ông về cách tiếp cận này trong phần cuối của cuốn sách của ông là phần thú vị nhất. Phép mô hình hóa dựa vào tác nhân đòi hỏi phải mô phỏng trên máy tính những nền kinh tế được hình thành từ nhiều “tác nhân” cá thể hành xử theo nhiều quy tắc hoặc “heuristic” khác nhau. Mô hình đưa ra một tập hợp các giá trị khởi đầu, và trong từng thời kỳ, sẽ có nhiều tác nhân cá thể sẽ phản ứng lại với môi trường mới.
Vì vậy, cách tiếp cận này đặt lịch sử và ảnh hưởng xã hội vào lõi của sự phân tích. Các mô hình như vậy không đưa ra dự báo về kiểu mà các ngân hàng trung ương hoặc các nhà đầu tư sử dụng, nhưng chúng cho phép dự báo những câu chuyện thực tế. Trong các mô hình dựa vào tác nhân, trái với kiểu mô hình hoá truyền thống, các cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
Tinh thần của thị trường
Cuốn Adaptive Markets [Thị trường thích nghi] của Andrew Lo là một tổng hợp bậc thầy các cách tiếp cận truyền thống, dựa vào tính duy lý, và các cách tiếp cận mới dựa vào tâm lý học và khoa học thần kinh, lý thuyết tiến hóa, và các kỹ thuật như mô phỏng máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Một trong những điểm hiệu quả nhất của những người ủng hộ giả thuyết nay đầy tai tiếng về thị trường hữu hiệu là trong thực tế rất khó đánh bại thị trường; các cơ hội tạo ra lợi nhuận được nhanh chóng mua bán song hành. Và, thực vậy, Lo lập luận rằng khi các thị trường tài chính ổn định đủ lâu, thì mô hình dựa vào tính duy lý là mô hình thích hợp. Nhưng trong thời điểm có bất kỳ sự bất ổn nào, thì sự sợ hãi, tham lam, văn hoá, các chuẩn mực hành vi, chuyện kể và trí tưởng tượng của con người sẽ nhảy vào. Môi trường xác định cách thức mà những người tham gia thị trường sẽ hành xử.
Như gợi ý của tên cuốn sách, Adaptive Markets [Thị trường thích nghi] thiết lập vững chắc những hành vi kinh tế trong bối cảnh của các khoa học nhân văn. Lo nhấn mạnh rằng lý thuyết kinh tế phải nhất quán với sinh học tiến hóa và thần kinh học.
Herbert A. Simon (1916-2001) |
Paul Samuelson (1915-2009) |
Có lẽ các nhà phê bình trong tương lai cũng sẽ chọn ra “sự mong muốn được giống với sinh học” như là một cái bẫy. Trong thực tế, điều mà Lo ủng hộ là một sự quay trở lại tương lai. Ông chỉ ra rằng trong quá khứ đã từng có một sự ảnh hưởng lớn lẫn nhau giữa các kinh tế gia (Malthus, Marx, Veblen) và các nhà sinh vật học (Darwin, Fisher, Haldane).
Tuy nhiên, kiểm định cách tiếp cận thị trường thích nghi phải là nó đã giúp như thế nào vào việc dự đoán, ngăn ngừa hoặc đối phó các cuộc khủng hoảng tài chính. McCloskey chắc chắn sẽ chấp nhận câu trả lời của Lo: cách tiếp cận này giúp kể ra nhiều câu chuyện khác nhau. Và bản thân những câu chuyện đó sẽ giúp định hình hành vi.
Các thị trường tài chính cần phải được xem xét – bởi các nhà đầu tư cũng như bởi các nhà ra các quy định – như là một hệ sinh thái. Bài học từ sinh học là các hệ thống yêu cầu phải có các vòng lặp thông tin phản hồi để tự điều chỉnh. Một số nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ các ví dụ về kinh tế: chính sách tài khóa nghịch chu kỳ là một ví dụ; các công cụ mới về sự “thận trọng vĩ mô”, chẳng hạn như các yêu cầu về vốn thay đổi trong suốt chu kỳ kinh doanh, là một ví dụ khác. Lo thúc giục các nhà ra quy định suy nghĩ về các vòng lặp thông tin phản hồi – theo nghĩa đen – một cách có hệ thống, và đề xuất sử dụng lý thuyết mạng để lập bản đồ toàn bộ hệ thống điều tiết tài chính. Không có gì ngạc nhiên, khi kết quả của việc lập bản đồ kiểu này không làm yên tâm Hoa Kỳ.
Lo ủng hộ cách tiếp cận tiến hóa từ năm 1986; trong cuốn sách, ông nhớ lại một hội thảo, vào giữa những năm 1980, khi ông bị các kinh tế gia trung thành với lý thuyết thị trường hiệu quả công kích dữ dội. Các kinh tế gia tiến hóa khác – cũng như các kinh tế gia phi chính thống khác, những người nay đang được lắng nghe một cách tôn trọng hơn – đã phải trải qua một thời gian dài gần như bị cô lập trong giới kinh tế học. Tuy nhiên, cách tiếp cận của họ, cùng với các công cụ mới và hiểu biết sâu sắc liên ngành, đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Định nghĩa lại kinh tế học dòng chính
Tâm lý học hành vi, lý thuyết phức hợp, phép mô hình hóa dựa vào tác nhân và những điều tương tự, cùng với các bài tường thuật mang tính lịch sử, nhấn mạnh đến các định chế, các phương pháp như các thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên và nay với dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo [AI, Artificial Intelligence], không hề là một dòng chính mới chặt chẽ. Sẽ phải mất nhiều thời gian để thay đổi chương trình giảng dạy, và tính trì trệ của các định chế làm cho các cách tiếp cận mới trở nên quá rủi ro và quá khó khăn đối với các kinh tế gia trẻ tuổi đi tìm một việc làm trong học thuật và các cơ hội thăng tiến.
Các kinh tế gia thực hành bên ngoài trường đại học không theo kịp các đường biên nghiên cứu – mặc dù ngay cả ở đó, những công cụ hữu ích như kinh tế học hành vi, lý thuyết phức hợp, thiết kế thị trường và lý thuyết mạng đang tạo ra những đột phá đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế học được giảng dạy tại các khoa của trường đại học, được thực hành tại các công ty tài chính và được ứng dụng bởi các nhà hoạch định chính sách vẫn phụ thuộc nhiều vào các mô hình lựa chọn duy lý quy giản theo kiểu cũ.
Chúng ta có thể muốn thay đổi nhanh hơn, đối với các đồng nghiệp kinh tế, họ phải từ bỏ các gói thống kê của họ và đọc lịch sử kinh tế nhiều hơn, và đối với các nhà hoạch định chính sách, họ phải hiểu rõ rằng họ đang hành động một cách lỗi thời. Nhưng kỷ nguyên bá chủ lâu dài của kinh tế học tân cổ điển đã kết thúc. McCloskey nhấn mạnh đến các ý tưởng và các giá trị, như đã được trình bày trong cuốn Humanism Challenges Materialism [Chủ nghĩa nhân văn thách thức chủ nghĩa duy vật], và phép mô hình hóa dựa vào tác nhân được ủng hộ trong cuốn The End of Theory [Hồi kết của lý thuyết] của Bookstaber, đang ngày càng thu hút sự quan tâm trong kinh tế học, cùng với một loạt các cách tiếp cận và kỹ thuật khác.
Diane Coyle (1961-) |
Diane Coyle là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Manchester và là đồng giám đốc của Policy@Manchester.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Economics in Transition, Project Syndicate, Jun 23, 2017.