TAI TIẾNG VỀ CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI BÙNG NỔ CÙNG VỚI DỊCH CORONAVIRUS VÀ SỰ CÁCH LY
Những người chăm sóc, công chức, vô sản thành thị cố gắng ngăn chặn dịch bệnh trong khi tầng lớp thượng lưu chạy trốn. Điều này phải được ghi nhớ. Công lý sẽ phải được thực thi.
Ở bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse bị quá tải vì các trường hợp bị nhiễm coronavirus, các người chăm sóc đang dẫn một bệnh nhân đến chiếc trực thăng y tế để sơ tán đến một bệnh viện khác.
Tôi là một nhà xã hội học, tôi không bị nhiễm Covid19, hay có thể là tôi chưa biết là đã bị nhiễm. Bây giờ, tôi thật may mắn, tôi bị cách ly trong căn hộ của tôi ở thành phố cùng với chồng và đứa con trai năm tuổi của tôi mà tôi phải dạy đồng thời với việc tôi phải “làm việc trên mạng”, theo từng lúc trong ngày. Em gái tôi bị cách ly trong 60 m2 ở Paris với cô con gái 4 tháng tuổi và người bạn đời (trẻ, chơi thể thao, xuất sắc, được huy động trong ngành y tế từ vài tuần nay) bị thử nghiệm dương tính với Covid19, có triệu chứng đang khó ổn định. Cuộc sống của họ là địa ngục từ tám ngày nay rồi.
|
Anne Lambert |
|
|
Nhưng những gì tôi thấy hàng ngày trên các mạng xã hội, các kênh Whatsapp, Instagram, Facebook làm tôi ghê tởm. Tấm gương phóng đại này của xã hội chúng ta khiến tôi không ngủ được. Tôi xấu hổ. Cuộc khủng hoảng y tế quan trọng mà chúng ta đang trải qua làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội ở mức độ chưa từng có. Nó làm chúng tăng lên trên mọi phương diện, đồng thời nó làm cho chúng có thể được nhận diện, được sờ thấy được, với những hậu quả tức thì: điều kiện sống, tiếp xúc với bệnh tật, quản lý đời sống gia đình, trách nhiệm làm cha mẹ, sự giáo dục. Nhân viên y tế, công chức (cảnh sát, giáo viên), và cả giai cấp vô sản đô thị (người thu gom rác, nhân viên an ninh, v.v.) đang ở tuyến đầu để ngăn chặn dịch bệnh Covid19 và đảm bảo tính liên tục của đời sống xã hội (an toàn cá nhân, các bảo tàng, v.v.) trong khi tầng lớp thượng lưu, ban đầu tiếp xúc một cách mạnh mẽ với virus bởi số lượng quan hệ xã hội cao và tần suất di chuyển của họ, đã rời bỏ các thành phố để tìm nơi trú ẩn. Về điều đó, chúng ta lại không nói đến.
Họ đang chữa một căn bệnh của các cán bộ điều hành cấp cao, nhưng, qua các quá trình sâu sắc của sự phân biệt ở đô thị, của sự gia tăng các bất bình đẳng, của sự phá vỡ các dịch vụ công cộng, họ bị loại trừ khỏi các hình thức làm giàu gần đây.
Sự cách ly bị áp đặt từ trưa thứ ba làm tăng gấp mười lần sự bất bình đẳng về điều kiện sống: diện tích nhỏ, nhà ở quá chật chội hoặc dơ bẩn, là thực tế của các sinh viên ở trong các cư xá đại học hoặc trong các phòng của tư nhân (phòng người giúp việc, phòng trọ, souplex, v.v.), nhưng cũng là của các tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu sống ở các khu vực đô thị và đã từng phải vật lộn trong gần mười năm (do việc tăng giá trên thị trường cho thuê tư nhân và giá mua nhà) để tìm được chỗ ở và ở lại các trung tâm đô thị. Chỗ ở đôi khi chỉ đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của một “chỗ ở đàng hoàng”, được định nghĩa bởi luật về dịch vụ nhà ở khẩn cấp (Service Residentiel d’Urgence). Nhưng những ngôi nhà bị bỏ trống, hậu quả của cuộc di dân y tế không thuộc loại này. Không, đây là những ngôi nhà rộng rãi, sáng sủa, sạch sẽ, được kết nối, ở những quận giàu có của thủ đô, những ngôi nhà của những gia đình thượng lưu nay đã đi về thôn quê để nghỉ ngơi trong một ngôi nhà thứ hai để nghỉ dưỡng, hoặc trong một biệt thự được kết nối với internet, được thuê cho dịp này.
Do đó, trên tuyến đầu tại các thành phố, nhân viên điều dưỡng và công chức quản lý sự khẩn cấp y tế hàng ngày và đảm bảo tính liên tục của đời sống xã hội (trường học, an ninh bảo tàng và di sản nhà nước, chính quyền, v.v.). Những nhân viên này buộc phải ở lại. Họ không thể chạy trốn. Và đôi khi không muốn, phù hợp với đạo đức và nhiệm vụ “dịch vụ công cộng” của họ.
Nhưng trong khi các nhân viên điều dưỡng được huy động và các nhân viên khiêm tốn dọn dẹp và tiếp tế cho các thành phố của chúng ta, cả ngày lẫn đêm, với nguy cơ chính họ sẽ bị nhiễm, thì con cái của họ lại không thể đến được những nơi yên ổn. Không, chúng cũng bị cách ly trong cùng những căn hộ chật hẹp, nếu chúng không được tiếp nhận trong các cơ sở giữ trẻ khẩn cấp được mở ra cho chúng. Cha mẹ của chúng sẽ không thể bảo đảm sự liên tục giáo dục được bộ trưởng bộ giáo dục khẩn cấp đề xuất. Như vậy, trong các điều kiện vật chất và nghề nghiệp như thế, cha mẹ chúng không thể bảo đảm trách nhiệm giáo dục và của cha mẹ được đòi hỏi. Vậy thì rốt cuộc, những mệnh lệnh về “sự liên tục giáo dục” phục vụ cho ai? Bởi vì các khóa học trực tuyến được yêu cầu đối với các giáo viên, trên thực tế được đảm nhiệm bởi rất nhiều các giáo viên thụ chức của hệ thống giáo dục quốc gia và giáo dục đại học: Các nhân viên giảng dạy và nghiên cứu có hợp đồng lao động tạm thời (Attache temporaire d’enseignement et de recherche ATER), phụ giảng viên, lao động thụ chức, v.v., với những điều kiện sống bị xuống cấp, như các phong trào chống lại sự cải cách chế độ hưu trí và bộ luật về ngân sách nhiều năm cho lĩnh vực nghiên cứu (Loi de Programmation Pluriannuelle de la Recherche) mới đây đã cho thấy. Nếu ta suy nghĩ một chút, thì ta sẽ thấy làm thế nào sự liên tục giáo dục lại không nuôi dưỡng sự bất bình đẳng được? Tham gia một lớp học trên điện thoại di động chưa bao giờ là dễ dàng, trong khi có một máy tính xách tay, một phòng riêng, một máy in, vẫn còn là một tài sản được chia sẻ một cách rất bất bình đẳng. Điều này sẽ phải được ghi nhớ sau cuộc khủng hoảng.
Tham gia một lớp học trên điện thoại di động chưa bao giờ là dễ dàng, trong khi có một máy tính xách tay, một phòng ngủ, một máy in, là một tài sản được chia sẻ một cách rất bất bình đẳng.
Cuối cùng, tất nhiên có sự bất bình đẳng khi tiếp xúc với nguy cơ nhiễm bệnh Covid19. Những người ở tuyến đầu - y tá, bác sĩ đa khoa, trợ lý điều dưỡng, người khiêng cáng, và cả người giặt giũ, nhân viên dọn dẹp - chăm sóc điều trị, làm sạch, rửa, cọ rửa, ngăn chặn sự gia tăng của coronavirus trong dân số Pháp. Họ đang chữa một căn bệnh của các nhà quản lý cấp cao, nhưng, do các quá trình phân biệt đô thị sâu sắc, sự gia tăng của các bất bình đẳng kinh tế, sự phá vỡ các dịch vụ công cộng, họ đã bị loại trừ một cách lâu dài khỏi các hình thức làm giàu gần đây. Điều này cũng phải được ghi nhớ sau cuộc khủng hoảng.
Và trong khi đó, những chuyến đi về quê lại càng nhiều hơn (ít nhất cũng đến trưa hôm qua). Các quận giàu có của Paris đã thấy nhiều gia đình bỏ đi. Điều này có thể khác được không? Họ có nên ở lại Paris? Giúp một người hàng xóm lớn tuổi đi mua sắm, hoặc một cặp vợ chồng trẻ bị ảnh hưởng bởi sự cách ly hoàn toàn? Hay việc đi về ngôi nhà thứ hai cho phép giảm áp lực lên giường bệnh viện gần như đã bão hòa ở khu vực Paris? Nhưng phải chăng họ sẽ mang theo (về các tiệm địa phương ở vùng nông thôn và các doanh nghiệp nghỉ dưỡng bên bờ biển) loại virus nổi tiếng mà họ có thể là người mang mầm bệnh tiềm tàng?
Công lý sẽ phải được thực thi, không phải trên phương diện cá nhân, mà trên quy mô tập thể. Ý tôi là cần phải đánh thuế đặc biệt trên tài sản để đền bù, điều chỉnh, bù đắp sự bất bình đẳng và trả tiền cho sự chăm sóc hoàn hảo được cung cấp bởi các nhân viên điều dưỡng và tất cả các công chức (cảnh sát, giáo viên, bảo vệ) được huy động trong việc quản lý khủng hoảng và cho sự liên tục của đời sống xã hội.
|
Emmanuel Macron (1977-) |
Công lý sẽ phải được thực thi, không phải trên phương diện cá nhân, mà trên quy mô tập thể.
Tôi cũng muốn nói rằng chúng ta sẽ phải đầu tư mạnh vào bệnh viện, trường học và trường đại học để bắt kịp sự chậm trễ và chuẩn bị cho tương lai với cơ sở hạ tầng xứng tầm. Emmanuel Macron đã nhắc lại rằng họ là nền tảng cơ bản của xã hội chúng ta, chất men của nền Cộng hòa của chúng ta; ông đã tuyên bố trong bài phát biểu vào tối thứ Hai rằng sẽ có cái trước và cái sau coronavirus. Tôi hy vọng rằng chính phủ của chúng ta sẽ có thể thực hiện công lý cho các đội y tế và cho tất cả các nhân viên được huy động. Phải có cái trước và cái sau thời điểm này. Để cho cơn khủng hoảng trọng đại này về y tế và con người không phải là vô ích.
Phạm Như Hồ dịch
----
Chú thích:
[*] Anne Lambert là chuyên gia về các vấn đề bất bình đẳng xã hội trong lĩnh vực nhà ở, cư trú ở thành phố và điều kiện sống của các gia đình nghèo. Bà là thành viên của tạp chí Actes de la Recherche en Sciences Sociales do Pierre Bourdieu sáng lập. Sau đây là một số sách bà đã cho xuất bản: Le monde privé des femmes. Genre et habitat dans la société française (Thế giới riêng của phụ nữ. Giới tính và vấn đề cư trú trong xã hội Pháp (2018, Paris: INED), do P. Dietrich-Ragon và C. Bonvalet chủ biên), Tous propriétaires! L’envers du décor pavillonnaire (Mọi người đều là chủ nhà! Mặt trái của những căn nhà ở ngoại ô) (2015, Paris: Seuil); và The suburbanization of poverty. Homeownership and spatial inequalities in France (Tiến trình phát triển sự nghèo khó ở các vùng ngoại ô. Làm chủ căn nhà ở và những sự bất bình đẳng về mặt không gian) (Paris: INED, Document de travail, 250, cùng với L. Gobillon và S. Pellet).↩