23.3.22

Nền kinh tế Nga đang tiến đến sự sụp đổ

NỀN KINH TẾ NGA ĐANG TIẾN ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ

Đăng ngày 10 tháng 3 năm 2022, 10 giờ 20 phút sáng, giờ EST

Những người Nga bình thường đang đối mặt với viễn cảnh giá cả tăng cao hơn khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xâm lược Ukraine làm đồng rúp lao dốc. Việc đó khiến người ta bực bội xếp hàng tại các ngân hàng và các máy ATM vào hôm thứ Hai ở một quốc gia từng chứng kiến ​​nhiều hơn một thảm họa tiền tệ trong thời kỳ hậu Xô Viết. (Ảnh AP/Pavel Golovkin)

Để biện minh cho việc xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã tô vẽ Nga như một cường quốc bá chủ đang tái khẳng định tuyên bố đúng đắn của quốc gia này về sự vĩ đại của đế quốc. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc xâm lược diễn ra, các năng lực kinh tế của Nga vẫn khó có khả năng để duy trì một đế chế.

Giờ đây, các biện pháp trừng phạt bên ngoài đang khiến cho đồng rúp của Nga lao dốc, vị thế kinh tế của Nga tiếp tục suy giảm hơn nữa. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái của hôm nay, nền kinh tế Nga sẽ lớn thứ 22 thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không lớn hơn là bao so với bang Ohio.

Với việc các biện pháp trừng phạt bên ngoài đang khiến cho đồng rúp của Nga lao dốc, vị thế của nền kinh tế Nga tiếp tục suy giảm. Tác giả cung cấp

Chuyện đấy khác xa so với quá khứ, khi Nga còn là một cường quốc thực sự trên thế giới. Theo dữ liệu của sử gia kinh tế quá cố Angus Maddison, Nga từng là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới vào năm 1913, xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức và Anh. Đến năm 1957, khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết |Union of Soviet Socialist Republics - U.S.S.R| đi trước Hoa Kỳ để phóng vệ tinh đầu tiên vào không gian, nền kinh tế Liên Xô từng lớn thứ hai thế giới xếp sau Mỹ.

Cuộc truy tìm sự vĩ đại của Putin

Putin được bầu làm tổng thống sau sự tan rã đầy hỗn loạn của Liên bang Xô Viết và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 trong đó Nga đã bị vỡ nợ và đã từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định.

Vào thời điểm đó, GDP theo giá trị thị trường của Nga chạm đáy ở mức 210 tỷ đô la Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 24 thế giới, xếp sau Áo. (Tất cả các số liệu GDP đương đại đều lấy từ Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 10 năm 2021 do Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố).

Putin đã thiết lập một khế ước xã hội phi chính thức với người dân Nga dựa trên năng lực của ông ta trong việc mang lại sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Dưới sự cai trị của Putin, và được nâng đỡ bởi siêu chu kỳ giá cả hàng hóa sẽ kéo dài sang thế kỷ 21, GDP của Nga tính theo tỷ giá hối đoái thị trường đã tăng gấp 10 lần, đưa Nga trở lại vị trí quan trọng toàn cầu và cung cấp sức mua cho tầng lớp trung lưu của quốc gia này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nga lập luận rằng khi nền kinh tế Nga bắt đầu khởi sắc, thì kể từ đỉnh cao vào năm 2013, Putin đã cố gắng tìm kiếm tính chính đáng mới để cầm quyền bằng các hành động chính sách đối ngoại nhằm thiết lập lại vị thế của Nga như một “đại cường quốc”. Một ví dụ hoàn hảo cho những nỗ lực này là việc sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Việc Nga xâm lược Ukraine, trong bối cảnh GDP theo tỷ giá thị trường của Nga mất đi một phần ba giá trị từ năm 2013 đến năm 2020, thể hiện một sự quyết tâm mạnh mẽ hơn của chiến lược Putin nhằm tìm kiếm tính chính đáng cho “vị thế đại cường quốc”, thay vì sự hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính không hề thương xót của phương Tây chỉ làm tăng tốc độ đi xuống của nền kinh tế Nga.

Những người Nga bình thường phải đối mặt với viễn cảnh giá cả cao hơn và việc du lịch nước ngoài bị hạn chế khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến đồng rúp lao dốc, dẫn đến việc người dân phải xếp hàng tại các ngân hàng và các máy ATM vào ngày 25 tháng 2 ở một quốc gia từng chứng kiến ​​nhiu hơn mt thm ha tin t trong thời kỳ hậu Xô Viết. (Ảnh AP/Dmitri Lovetsky)

Chứng khoán Nga giao dịch trên thị trường Anh đã giảm 98%, cuốn phăng 572 tỷ đô la Mỹ của cải, trong khi chứng khoán trên các sàn giao dịch của Nga vẫn đang bị đình chỉ.

Đồng tiền của Nga đã giảm xuống còn 155 rúp/đô la Mỹ - một sự sụt giảm hơn 50% so với 75 rúp/đô la Mỹ trước khi cuộc xâm lược diễn ra. Nếu không nhờ các biện pháp kiểm soát vốn gần đây và việc giá cả hàng hóa gia tăng, các hàng hóa vốn chiếm đa số trong giá trị xuất khẩu của Nga - do chính các biện pháp trừng phạt mang lại, thì đồng tiền của Nga thậm chí sẽ còn giảm nhiều hơn nữa.

Hiệu ứng domino

GDP theo tỷ giá thị trường của một quốc gia là GDP của quốc gia đó được quy đổi sang một đơn vị tiền tệ toàn cầu như đô la Mỹ. Mặc dù có những cách thức khác để đo lường GDP, nhưng khi tiếp cận đến thương mại và đầu tư toàn cầu - và sức mạnh kinh tế - thì tỷ giá thị trường mới là thước đo quan trọng.

GDP theo tỷ giá thị trường của Nga năm 2021 là 1,65 nghìn tỷ đô la Mỹ, đủ để đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, xếp sau Hàn Quốc. Nếu chúng ta quy đổi thô GDP ước tính năm 2021 của Nga theo tỷ giá tiền tệ vào ngày 7 tháng 3 năm 2022, thay vì theo tỷ giá hối đoái trung bình đã được sử dụng cho năm ngoái, và ta đặt giá trị này vào so với bảng GDP theo tỷ giá thị trường năm 2021, các thứ hạng sẽ thay đổi và Nga trượt xuống vị trí thứ 22, rơi xuống giữa Đài Loan và Ba Lan.

Sự tụt dốc này có thể là một ước tính thấp hơn giá trị thực. Trong khi việc đồng rúp lao dốc làm giảm GDP của Nga tính theo tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia này so với đô la Mỹ, thì nền kinh tế đang suy yếu của Nga trực tiếp làm giảm GDP tính bằng đồng rúp. Và việc Nga bị cô lập sẽ làm xói mòn khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc gia này, nới rộng hơn nữa khoảng cách kinh tế trong trung hạn.

Những người Ukraine từng chạm trán với quân đội Nga đang tiến đến đã hiểu rõ về chiến lược hão huyền của Putin. Anh không có những vấn đề cần giải quyết ở đất nước của anh sao? Ở đó, tất cả các anh đều giàu có sao, như ở Emirates? một người đàn ông lớn tuổi đã chất vấn những người lính Nga.

Bước đi tiếp theo của Putin

Robert F. Kennedy (1925-1968)

Robert F. Kennedy đã có một quan sát rất tốt rằng GDP không tính đến nhiều thứ mà chúng ta quan tâm - như y tế và giáo dục. Sự sụt giảm GDP theo tỷ giá thị trường của Nga không thể bắt đầu mô tả thảm kịch về con người đang diễn tiến ở cả Ukraine và Nga.

Nhưng những gì mà các số liệu này làm rõ chính là tuyên bố của Putin về tính chính đáng thông qua hiệu quả kinh tế hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Với “vị thế đại cường quốc” gắn chặt với quyền lực kinh tế, nguồn gốc phi pháp của tính chính đáng của Putin, xuất phát từ việc khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, giờ đây dường như cũng đã khép lại.

Putin có thể đã dẫn dắt nước Nga khỏi một “Thời kỳ Đại loạn”, nhưng ông ta lại đưa quốc gia này bước vào một thời kỳ đại loạn khác. Đó là một lời an ủi nhạt nhẽo dành cho người dân Ukraine, và thực sự là dành cho phần còn lại của thế giới, những người đang băn khoăn về bước đi tiếp theo của Putin.

Eric Werker

Về tác giả

Eric Werker

William Saywell Giáo sư Kinh doanh Quốc tế, Đại học Simon Fraser

Tuyên bố công khai

Eric Werker không làm việc, tư vấn, sở hữu cổ phần hay nhận tài trợ từ bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào có thể hưởng lợi từ bài viết này, và không tiết lộ mối liên kết xác đáng nào khác ngoài sự bổ nhiệm trong học thuật của họ.

Nguyễn Thị Thanh Trúc dịch

Nguồn: The Russian economy is headed for collapse, The Conversation, ngày 10 tháng 3 năm 2022

Print Friendly and PDF