KINH TRẮC HỌC
Econometrics
➜ Giải Nobel: BECKER, 1983 – COASE, 1991 – DEBREU, 1983 – FRISCH, 1969 – HAAVELMO, 1989 – HECKMAN, 2000 – HICKS, 1972 – KLEIN, 1980 – KOOPMANS, 1975 – LUCAS, 1995 – MCFADDEN, 2000
Kinh trắc học là sự kết hợp của hai cách tiếp cận khoa học: phân tích thống kê các dữ liệu và lí thuyết kinh tế. Lí thuyết kinh tế cung cấp một khuôn khổ qui chiếu có thể gọi là một mô hình kinh tế. Mô hình này dựa trên những giả thiết, những giả thiết có thể được kiểm chứng hay không trong thực tế, và tuỳ thuộc vào một số tham số mà những trị số là những ẩn số. Phân tích thống kê sử dụng một tập những dữ liệu kinh tế để ước lượng tất cả hay một số tham số của mô hình, và để kiểm định xem là những hệ quả của mô hình có tương hợp hay không với các dữ liệu này. (Những tham số mà ta tìm cách ước lượng được gọi là những tham số quan tâm. Những tham số khác, có mặt trong mô hình nhưng không được nhà kinh trắc quan tâm đến, được gọi là những tham số nhiễu. Việc phân biệt hai loại tham số này xuất phát từ những mục tiêu kinh tế do nhà kinh trắc xác định trong nghiên cứu của mình).
▶ BERNDT E. R., The Practice of Econometrics, Reading, Addison-Wesley Publ. Co, 1991. – COHEN M. & PRADEL J., Économétrie, Paris, Litec, 1993. – DAVISON R. & MAC-KINNON J. G., Estimation and Inference in Econometrics, Oxford, Oxford University Press, 1993. – KENNEDY P., A Guide to Econometrics, MIT Press, in lần thứ tư, 1998. – MUKHERJEE Ch., WHITE H. & WUYTS M., Econometrics and Data Analysis for Developing Countries, London, Routledge, 1998.
Jean-Pierre LAFFARGUE
Giáo sư đại học Panthéon-Sorbonne (Paris 1)
Nguyễn Đôn Phước dịch
➜ Điều tra; Đối ngẫu; Kinh tế học: đối tượng và phương pháp; Mô hình hoá; Panel (Kinh trắc học những dữ liệu); Sai số; Thống kê.
Nguồn: Dictionnaire des sciences économiques,
Claude Jessua, Christian Labrousse và Daniel Vitry (đồng chủ biên), PUF, Paris,
2001.