14.5.22

Cả tin thật và tin giả về cuộc xâm lược Ukraine của Nga đều được lan truyền trên mạng xã hội

CẢ TIN THẬT VÀ TIN GIẢ VỀ CUỘC XÂM LƯỢC UKRAINE CỦA NGA ĐỀU ĐƯỢC LAN TRUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Tác giả: Richard Lachman

Phương tiện truyền thông xã hội đã cho phép tin giả về cuộc xâm lược Ukraine tăng nhanh. (Shutterstock)

Như câu chuyện kể, vào những năm 1780, một người tình cũ của Nữ hoàng Nga muốn gây ấn tượng với bà bằng những nỗ lực của ông để xây dựng đế chế ở nơi sau này trở thành một phần của Ukraine. Grigory Potemkin đã cho các công nhân xây dựng một mặt tiền cho thấy một ngôi làng thịnh vượng dọc theo bờ sông, có thể nhìn thấy từ những chiếc thuyền đi qua, tháo rời và lắp ráp nó đi ngược dòng sông khi Catherine Đại đế đi thuyền qua.

Grigory Potemkin (1739-1791)

Một “ngôi làng Potemkin” đã trở thành cách viết tắt để chỉ một lớp ván trang trí giả tạo được thiết kế để che giấu sự thật, nhưng các nhà sử học cho chúng ta biết câu chuyện ban đầu không đứng vững khi xem xét kỹ. Theo một nghĩa nào đó, đó là tin giả, theo phong cách của những năm 1700.

Khu vực này một lần nữa trở thành chủ đề của một mặt trận giả. Các nền tảng truyền thông xã hội che chắn sự giả dối đằng sau cạm bẫy “tính xác thực”, đặc biệt được nhấn mạnh bởi sự nhân rộng và phổ biến thông tin về cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Và cũng giống như những ngôi làng của Potemkin, nếu chúng ta không xem xét điều gì ẩn sau mặt tiền của các nhà này, chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ sự thật.

Các video lan truyền trên TikTok cho thấy mọi người chạy trốn và binh lính chiến đấu với âm thanh của tiếng súng, nhưng sau đó được tiết lộ rằng hơn 13.000 video sử dụng chính xác cùng một âm thanh với hình ảnh khác nhau. Trong một ví dụ khác, 20 triệu người đã xem cảnh quay của một người lính dù trong cuộc xung đột, để rồi chỉ có một phóng viên tìm thấy đoạn phim đã được đăng ban đầu vào năm 2016.

Here's a good example of war misinfo that's plaguing TikTok right now.

This video of a parachuting soldier has 20 million views on TikTok.

The top comment? "Bro is recording an invasion."

But he isn't. This video is from 2016. pic.twitter.com/6WsjpWOLVI

— Ben Collins (@oneunderscore__) February 24, 2022

Ben Collins | @oneunderscore_

Đây là một ví dụ tốt về việc thông tin chiến tranh sai lạc hiện nay đang lan truyền như bệnh dịch trên TikTok.

Video này về một người lính nhảy dù đã có 20 triệu lượt xem trên TikTok.

Bình luận hàng đầu? “Anh trai đang ghi lại một cuộc xâm lược.”

Nhưng không phải vậy. Video này đã được làm từ năm 2016.

Một video clip cho thấy một cuộc không chiến kiểu phim hành động Top Gun đã lan truyền mạnh mẽ, với hơn hai triệu lượt xem chưa đầy ba tuần sau khi nó được đăng tải. Trong đó, một phi công Ukraine có biệt danh “Bóng ma của Kyiv” trên chiếc MIG-29 đã bắn hạ một chiếc SU-35 của Nga. Theo PolitiFact.com, một dự án phi lợi nhuận xác minh sự thật của Poynter Institute, đoạn clip này là từ một trò chơi điện tử trực tuyến miễn phí có tên Digital Combat Simulator.


Đoạn video này được lưu hành dưới dạng những cảnh trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhưng nó đến từ một trò chơi trực tuyến miễn phí.

Đồng thời khi sự giả dối lan tràn đằng sau mặt tiền của tính xác thực, các phương tiện truyền thông xã hội đang được sử dụng để kể những câu chuyện từ tâm chấn. Nội dung này trao quyền cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột kể câu chuyện theo quan điểm của họ, mà không cần đến luận điệu của phát thanh viên đưa tin.

Những người Ukraine nghe bom rơi; một đứa trẻ hát các bài hát của Disney trong boongke; một người lính trong bộ giáp đầy đủ đi tuần dưới trăng thành bản nhạc “Smooth Criminal”[*]; một thiếu niên đang sấy tóc trong hầm tránh bom.

Theo đuổi tính xác thực

Tính xác thực có một giá trị và các đặc điểm của video nghiệp dư được đăng trực tuyến hiện nay trông giống như sự thật chưa có chỉnh sửa: camera rung, ánh sáng kém, âm thanh loang lổ. Những đặc điểm này, có thể là dấu hiệu đảm bảo phẩm chất của một tài liệu thực sự được gửi về từ chiến trường, và cũng giúp chúng dễ dàng mô phỏng.

Các chương trình tìm hiểu về phương tiện truyền thông dạy tất cả chúng ta cách xác định và chống lại tin tức giả trên mạng. Người ta cho rằng những người dùng mạng xã hội có trách nhiệm thì phải kiểm tra các nguồn, tìm kiếm chứng thực từ các bên đáng tin cậy, kiểm tra thời gian và đánh giá xem nội dung quá tốt - hay quá xấu - để được là tin tức thật sự.

Nhưng thiết kế của các nền tảng truyền thông xã hội cuối cùng lại hoàn toàn không khuyến khích những hành vi này. TikTok, Instagram Reels, Snapchat Spotlight và YouTube Shorts ưu tiên các video siêu ngắn. Những video này không tạo được sự tương tác sâu sắc: chúng ta xem, trải qua một vài giây tác động về mặt cảm xúc và tiếp tục cuộn lên. Các nền tảng này cũng là cách tin tức lan truyền - khi mọi người tìm kiếm thông tin về cuộc xâm lược của Nga, các video và thông tin lưu hành trực tuyến trên phương tiện truyền thông xã hội.

@blevinkt

anyways back to my silly little video games

♬ Young - Vacations

blevinkt | TikTok

dù sao thì cũng quay lại trò chơi điện tử nhỏ bé ngớ ngẩn của tôi

Young - Vacations

Giữ sự chú ý

Các trang mạng xã hội khuyến khích chia sẻ và đăng lại, có nghĩa là nguồn gốc của clip rất khó truy tìm. Các nền tảng này được thiết kế để giữ chân người dùng trên trang web và đối diện với các nhà quảng cáo càng lâu càng tốt. Mở thêm các tab để kiểm tra chéo thông tin không phải là một phần của trải nghiệm, điều này giúp thông tin sai lệch lan rộng.

Đến lượt điều này lại dẫn đến một mối nguy hiểm khác: đó là chúng ta bắt đầu nghi ngờ mọi thứ chúng ta thấy, tin rằng mọi thứ đều là quan điểm và thành kiến, và chỉ đơn giản là quan điểm của ai đó. Cả hai tình huống đều nguy hiểm cho hoạt động của xã hội dân sự.

Vậy thì ta có thể làm được gì? Chúng ta cần nhiều người điều tiết hơn ở cấp độ con người tại các nền tảng để nhanh chóng gỡ bỏ nội dung rõ ràng là có hại hoặc sai sự thật. Và khi các cuộc khủng hoảng xảy ra trên khắp thế giới, những người điều tiết này sẽ cần kiến thức khu vực và chuyên môn về ngôn ngữ.

Mặc dù điều này sẽ đắt tiền hơn các phương pháp tiếp cận thuật toán mà các nền tảng ưa thích, nhưng nó sẽ cần phải trở thành một phần của chi phí kinh doanh. Chúng ta cần các chính phủ cộng tác trong việc thiết lập các quy định, tiền phạt và các hình thức trách nhiệm giải trình khác ở quy mô buộc các nền tảng phải thay đổi.

Những nỗ lực đang diễn ra

Đã có một số nỗ lực để điều chỉnh nội dung nhằm bảo vệ trẻ em, nhưng cần có sự hợp tác quốc tế nhiều hơn nữa.

Các chương trình tìm hiểu về các phương tiện truyền thông cần phải dạy cho khán giả ở mọi lứa tuổi một liều lượng hoài nghi lành mạnh, nhưng họ cũng cần phải hiểu rõ rằng nghi ngờ mọi thứ cũng có thể là nguy hiểm.

Richard Lachman

Để giúp truyền thông xã hội thực hiện lời hứa trong những ngày đầu của Internet như là một công cụ truyền thông ủng hộ xã hội đang mang chúng ta đến với nhau và cho phép chúng ta chia sẻ những câu chuyện của cá nhân mình - chúng ta cần các chính phủ, công ty và cá nhân chịu trách nhiệm.

Nếu chúng ta muốn nhìn thấy sự thật đằng sau Làng Potemkin, chúng ta không thể tiếp tục tiến về phía trước - chúng ta phải đi chậm lại và xem xét mọi thứ kỹ hơn.

Về tác giả

Richard Lachman là Giám đốc, Zone Learning & Phó Giáo sư, Truyền thông Kỹ thuật số, Đại học Toronto Metropolitan.

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn:Both facts and fake news about the Russian invasion of Ukraine are spread on social media“, The Conversation, ngày 16.03.2022.




Chú thích:

[*] “Smooth Criminal”: tạm dịch là “Tên tội phạm nhanh như cắt”, một bản nhạc của ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ Michael Jackson (1987). (ND)

Print Friendly and PDF