5.5.22

AI (trí tuệ nhân tạo) đe dọa gia tăng bất bình đẳng

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐE DỌA GIA TĂNG BẤT BÌNH ĐẲNG

Cuộc tranh luận về AI (trí tuệ nhân tạo) chủ yếu tập trung vào tác động tiềm tàng của AI đối với việc làm. Tuy nhiên, không nên bỏ qua tác động đối với bình đẳng.

Ảnh: TG23/shutterstock.com

Vốn con người’ — giá trị kinh tế của năng lực nhận thức và phi nhận thức — là tài sản quan trọng nhất của chúng ta. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới mới đây, giá trị vốn con người trên toàn cầu chiếm 64% tổng vốn, trong khi ở các nước tiên tiến thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vốn con người thường có giá trị gấp 4 đến 6 lần vốn hữu hình. Vốn con người không chỉ quyết định đối với phúc lợi mà còn đối với tăng trưởng, dịch chuyển xã hội và phân phối thu nhập.

Trong số các biến trên, mối liên hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng đã gây tranh cãi trong nghiên cứu kinh tế. Ba hoặc bốn thập kỷ trước, sự đồng thuận trong giới chuyên môn là bất bình đẳng có lợi cho tăng trưởng - thực sự điều này được cho là hiển nhiên đến mức không cần thiết phải kiểm tra thực nghiệm. Khi cuối cùng vấn đề được điều tra, thì bức tranh có nét hỗn hợp. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào hệ số Gini - phổ từ 0 đến 1 vì bất bình đẳng trải dài từ không tồn tại đến vô hạn - như một thước đo bất bình đẳng. Nhưng đây là một công cụ cùn: hai xã hội có cùng một hệ số Gini có thể rất khác nhau, vì vậy việc thiếu các mối tương quan thống kê ổn định giữa tăng trưởng và hệ số hẳn không có gì đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, trong một nhóm nghiên cứu nhỏ hơn, với bất bình đẳng được chia ra theo tỷ trọng thu nhập của các tầng lớp dân cư khác nhau, bức tranh đã rõ ràng: tỷ trọng của các tầng lớp thấp càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng cao. Điều này đã được xác nhận trong một nghiên cứu về các nước OECD. Tuy nhiên, ý tưởng ​​cho rng bình đẳng là phi tr giá v mt tăng trưởng vn được khuyến khích trong các cuộc tranh luận công khai, bao gồm cả những người tham gia có trình độ ở vẻ bề ngoài.

Vai trò quan trọng

Vốn con người đóng một vai trò quan trọng ở đây. Như nghiên cứu của OECD cho thấy, tính dịch chuyển của cá nhân cao hơn ở các quốc gia bình đẳng hơn. Khả năng những người trẻ có cha mẹ có trình độ học vấn cao hoặc trung bình sẽ chọn giáo dục đại học tương đối độc lập với mức độ bất bình đẳng xã hội, nhưng đối với những trẻ em có cha mẹ chỉ có trình độ học vấn cơ bản, có một mối liên hệ tiêu cực mạnh mẽ. Do đó, bất bình đẳng cao có liên quan đến mức độ thăng tiến xã hội thấp.

Kết luận chính xác không phải là việc tái phân phối đầy tham vọng thông qua thuế và chuyển nhượng sẽ nhất thiết thu hút những đứa trẻ như vậy đến với giáo dục đại học. Mối liên hệ nhân quả quan trọng đi theo một hướng khác: một hệ thống giáo dục cơ bản chất lượng cao sẽ huy động năng lực tiềm ẩn trong nhóm này và từ đó tạo thuận lợi cho khả năng dịch chuyển xã hội và cũng thúc đẩy tăng trưởng, thông qua việc nắm bắt tốt hơn tài năng của tất cả mọi người. Mức sinh thấp hơn và tuổi thọ cao hơn sẽ theo sau và đến lượt chúng củng cố hiệu ứng này.

Quan điểm truyền thống cho rằng bất bình đẳng và tăng trưởng nên có mối tương quan dương là những người có thu nhập cao có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn, những khoản tiết kiệm cao này chuyển thành đầu tư vốn chìm vào các doanh nghiệp và tích lũy. Lập luận này đã lỗi thời, vì (ít nhất) hai lý do.

Thứ nhất, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, đầu tư vào vốn hữu hình - cơ sở hạ tầng, máy móc, các tòa nhà - thực sự quan trọng đối với tăng trưởng, nhưng khi vốn con người đã thay thế vốn hữu hình là yếu tố chi phối của sản xuất, mối liên kết này đã suy yếu. Thứ hai, trong các thị trường vốn toàn cầu hóa, không có gì đảm bảo rằng vốn tiết kiệm được sẽ ở lại một quốc gia và đóng góp vào tăng trưởng trong nước.

Mối quan hệ tự củng cố

Tầm quan trọng của việc phân biệt các loại vốn đã được nhấn mạnh bởi một nghiên cứu ở cấp ngành. Phân phối thu nhập không đồng đều có xu hướng làm tăng tốc độ tăng trưởng trong những ngành triển khai mạnh vốn hữu hình và giảm tốc độ tăng trưởng ở những ngành có vốn con người chiếm ưu thế.

Điều này chuyển thành mối quan hệ tự củng cố giữa sự bất bình đẳng phổ biến và loại hình đầu tư. Vốn con người được phân bổ đồng đều hơn vốn tài chính hoặc hữu hình và sự bình đẳng có xu hướng thúc đẩy đầu tư vào nó nhiều hơn nữa.

Hơn nữa, có một phần thưởng sinh thái, vì tăng trưởng dựa trên vốn con người, chủ yếu là phi vật chất, ít xâm lấn hơn vào môi trường vật chất. Tăng trưởng sẽ vẫn cần thiết trong tương lai - đặc biệt vì quá trình chuyển đổi sang trật tự kinh tế bền vững toàn cầu sẽ đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, trong khi các lựa chọn thông minh sẽ giúp hài hòa các mục tiêu xã hội và môi trường dễ dàng hơn.

Mối đe dọa đối với bình đẳng

Trong bối cảnh đó, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo thể hiện một mối đe dọa đối với bình đẳng. AI biến vốn con người thành vốn máy móc, do đó làm suy yếu sự khác biệt giữa hai loại vốn này và có thể đảo ngược mối quan hệ lành tính tiềm tàng giữa ưu thế của vốn con người và bình đẳng xã hội.

Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào cách AI được triển khai và có chỗ cho sáng kiến ​​chính tr về mặt này. Khu vực công có vị trí ảnh hưởng đến các lựa chọn được đưa ra và định hướng sự phát triển công nghệ, trong giáo dục và các dịch vụ công khác.

Per Molander (1950-)

Nói một cách sơ lược, sự lựa chọn rất đơn giản. Một mặt là con đường phát triển được đặc trưng hóa bởi bất bình đẳng nhiều hơn về thu nhập, chủ yếu là tích lũy vốn hữu hình và có lẽ là tỷ lệ thấp về việc làm. Mặt khác là một con đường tập trung vào nguồn vốn con người được phân bổ đồng đều hơn, tăng trưởng cao hơn, có nhiều công ăn việc làm hơn và ít phá vỡ môi trường hơn.

Về tác giả

PER MOLANDER là nhà văn, cựu Tổng Giám đốc và Chủ tịch Swedish Public Commission of Equality (Ủy ban Bình đẳng Công cộng Thụy Điển). Cuốn sách gần đây nhất của ông là The Origins of Inequality (Nguồn gốc của Bất bình đẳng - Nhà xuất bản Springer).

Người dịch: Lê Thị Hạnh

Nguồn:AI threatens to increase inequality”, Social Europe, ngày 20.04.2022

Print Friendly and PDF