29.2.20

Virus Corona bắt đầu phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới + Sự kiện Thiên Nga đen này sẽ có những hậu quả kinh tế toàn cầu

VIRUS CORONA BẮT ĐẦU PHỦ BÓNG ĐEN LÊN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Những gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang gây lo ngại cho các thị trường toàn cầu, nhưng đặc biệt là ở châu Á
Huyndai của Hàn Quốc, sở hữu những nhà máy được chụp ở đây vào ngày 10 tháng Hai, và những nhà sản xuất ô tô khác trên thế giới đang phải ngừng sản xuất do dịch Corona làm đảo lộn các chuỗi cung ứng. YELIM LEE/AFP/GETTY IMAGES
Tác động kinh tế dây chuyền của đợt bùng phát virus Corona mới ở Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn trên toàn thế giới, với sự cắt giảm bất ngờ của Apple trong dự báo doanh số vì những gián đoạn trong chuỗi cung ứng đang gieo kinh hoàng cho các thị trường toàn cầu và các chính phủ châu Á về việc giảm kì vọng tăng trưởng. Trong lúc đó, tâm lý của các nhà đầu tư Đức đang sụp đổ trong bối cảnh lo ngại đợt bùng phát dịch bệnh này sẽ làm què quặt sự phục hồi mới chớm của ngành sản xuất thế giới.
Tác dụng phụ từ đợt bùng phát virus và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn nó, với hơn 70.000 ca được cho là bị nhiễm và 1.800 ca tử vong cho đến nay, đến ngay thời điểm đặc biệt khó khăn của những nền kinh tế như Nhật Bản và Đức, những nơi chỉ vừa mới phục hồi sau một năm những căng thẳng thương mại toàn cầu đè nặng lên sản xuất và xuất khẩu của họ. Virus đã tấn công ngành sản xuất ô tô toàn cầu đặc biệt nặng nề, điều này gây hậu quả trực tiếp không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, và có thể thậm chí là Mỹ.
Print Friendly and PDF

26.2.20

Tối ưu hoá tĩnh


TỐI ƯU HOÁ TĨNH
Static optimization
® Giải Nobel: KANTOROVICH, 1975 KOOPMANS, 1975 
Leonid Kantorovich (1912-1986)
Tjalling Koopmans (1910-1985)
Khoa học kinh tế là khoa học về những lựa chọn có hiệu quả trong tình thế khan hiếm. Lựa chọn trong tình thế khan hiếm tức là tối đa hoá một tiêu chí có tính đến những ràng buộc khan hiếm này. Những phương thức tối ưu hoá cho phép, một khi vấn đề kinh tế đã được mô hình hoá bằng toán học, tìm ra những điều kiện mà các giá trị của các biến phải thoả mãn. Như vậy, trong một vấn đề thực tiễn, những phương thức số cho phép xấp xỉ những nghiệm của bài toán hay, nếu thiếu, xấp xỉ những giá trị thoả mãn một điều kiện cần. Ở đây chúng tôi giới hạn ở việc tối ưu hoá tĩnh, không cho phép tính đến những hiện tượng phụ thuộc vào thời gian.
Print Friendly and PDF

24.2.20

Tình trạng biến đổi môi trường làm xuất hiện nhiều bệnh mới như thế nào


TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG LÀM XUẤT HIỆN NHIỀU BỆNH MỚI NHƯ THẾ NÀO
Vùng Lambaréné, Gabon: đi tìm kiếm ổ virus Ebola, các nhà khoa học đang khám nghiệm các loài dơi và thu thập những mẫu sinh học sẽ được phân tích ở Trung tâm nghiên cứu y học Franceville. Jean-Jacques Lemasson/IRD, Ảnh do tác giả cung cấp 
Đại dịch virus CoronaCovid-19 đang diễn ra, bắt đầu ở Vũ Hán vào cuối năm ngoái, minh họa khá rõ mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi, không chỉ đối với sức khỏe con người và động vật, mà còn đối với sự ổn định xã hội, thương mại và nền kinh tế toàn cầu.
Thế nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy tần suất xuất hiện của các tác nhân truyền nhiễm mới có thể gia tăng trong những thập niên tới, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng dịch tễ học toàn cầu sắp xảy ra. Thực vậy, các hoạt động của con người đang gây ra những thay đổi sâu sắc trong việc sử dụng đất đai cũng như những biến động lớn trong sự đa dạng sinh học ở nhiều nơi trên hành tinh.
Những xáo trộn đó đang diễn ra trong một bối cảnh kết nối quốc tế ngày càng gia tăng bởi sự di chuyển của con người và các giao dịch thương mại, tất cả trên nền của sự biến đổi khí hậu.
Đó là những điều kiện tối ưu để thúc đẩy sự lây truyền của các vi sinh vật gây bệnh từ động vật sang người. Thế nhưng, theo tổ chức WHO, những bệnh phát sinh từ quá trình lây truyền đó nằm trong số những bệnh nguy hiểm nhất.
Print Friendly and PDF

22.2.20

Định lý cử tri trung vị

ĐỊNH LÝ CỬ TRI TRUNG VỊ
Hay tại sao các chính trị gia lại chuyển đến trung tâm
“Trong một hệ thống biểu quyết theo nguyên tắc đa số, ứng cử viên hoặc đảng được cử tri trung vị ưa thích nhất sẽ trúng cử.”
Nói cách khác, ứng cử viên ưa thích của những người nằm ở giữa của phân phối xác suất sẽ quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử. Do đó, về mặt trực giác, người ta có thể sẽ nghi ngờ về khả năng dự đoán của mô hình này (đối với chính trị hiện nay), cụ thể:
Các ứng viên sẽ tự định vị mình xung quanh vị trí trung tâm.
Định Lý này dựa trên hai giả định chính:
  • Có thể phân bổ các ứng cử viên hoặc đảng dọc trên một trục theo một phổ chính trị; và
  • Sở thích của các cử tri là đơn đỉnh, nghĩa là các cử tri có một lựa chọn mà họ thích hơn các lựa chọn còn lại;
Print Friendly and PDF

20.2.20

Virus Corona: Sợ hãi đại dịch, hay đại dịch sợ hãi?

VIRUS CORONA: SỢ HÃI ĐẠI DỊCH, HAY ĐẠI DỊCH SỢ HÃI?

31/01/2020
Arne Ruckert, Hélène Carabin, Ronald Labonte
Virus Corona bùng phát tại Trung Quốc đặt ra những câu hỏi quan trọng về việc chính phủ kiểm soát các mầm bệnh gần đây nhất như thế nào mà để chúng vượt qua rào cản chủng loài và lây nhiễm sang người.
Nhiều người ở nhiều quốc gia ngoài Trung Quốc đã được chẩn đoán nhiễm virus Corona - với tên gọi 2019-nCoV. Người ta nghi ngờ nguồn phát tán virus là từ dơi.
Virus Corona có thể lây từ người sang người, làm dấy lên lo ngại về một trận đại dịch toàn cầu. Khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, virus Corona cũng thổi bùng lên một trận đại dịch của sự sợ hãi.
Print Friendly and PDF

18.2.20

Một loài thực vật có khả năng giúp chúng ta hiểu tình trạng biến đổi khí hậu


Mái nhà chung của chúng ta cho các lập luận táo bạo và những nhà tư tưởng lớn
MỘT LOÀI THỰC VẬT CÓ KHẢ NĂNG GIÚP CHÚNG TA HIỂU TÌNH TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
REUTERS / CHRIS HELGREN
Những chiến binh khiêm nhường
Loài hoa hướng dương khiêm nhường dường như không thuộc về quả đất này. Phần đầu màu vàng của nó nằm trên cuống như một cây chổi có màu xanh lá. Hạt của nó - sắp xếp theo hình xoắn logarith - được sinh ra từ các bộ phận gọi là các đĩa hoa, chúng nổi lên ở ngay chính giữa của đầu hoa và lồi ra ngoài. Nhưng ngoài việc là một điều kỳ diệu của sinh học, thì hoa hướng dương còn thường được chú ý trong khoa học.
Từ việc hiểu các loài thực vật mới đã xuất hiện ra sao cho đến việc nghiên cứu “sự hướng về phía mặt trời” của những bông hoa, cụ thể là bằng cách nào mà những bông hoa lại có thể hướng về vị trí của mặt trời trên bầu trời, người ta đã thấy rằng hoa hướng dương chính là đứa con cưng trong lĩnh vực khoa học. Tuy nhiên, cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới chỉ hiểu phần nào về loài hoa này, họ đã thiếu kiến thức di truyền chuyên sâu về nó. Và sau gần một thập kỷ, cuối cùng thì việc này cũng đã được giải quyết.
Print Friendly and PDF

16.2.20

Vũ Hán, tâm chấn của virus Corona, là một địa phương rất nhạy cảm về mặt chính trị


“VŨ HÁN, TÂM CHẤN CỦA VIRUS CORONA, LÀ MỘT ĐỊA PHƯƠNG RẤT NHẠY CẢM VỀ MẶT CHÍNH TRỊ”
Nhà nhân học Frederic Keck mô tả, trong một cuộc phỏng vấn với báo Le Monde”, tính đặc thù lịch sử và y tế của thành phố lớn thứ hai ở miền trung Trung Quốc, nơi virus Corona2019-nCoV xuất hiện.
Cuộc phỏng vấn của Catherine Vincent
09/02/2020
Frédéric Keck (1974-)

Là Giám đốc nghiên cứu của CNRS, Frédéric Keck điều hành, ở Paris, Phòng thí nghiệm nhân học xã hội (LAS). Các công trình của ông tập trung vào các chủ đề rủi ro thực phẩm và thảm họa y tế. Sau cuốn Un monde grippé [Một thế giới bị bệnh cúm] (Flammarion, 2010), vào tháng Tư tới, ông sẽ xuất bản cuốn Les Sentinelles des pandémies [Những lính canh đại dịch] (ed. Zones sensibles).
Thế giới đang ngày càng lo ngại nhiều hơn về virus Corona 2019-nCoV. Liệu Trung Quốc có thua cược trong việc ngăn chặn dịch bệnh hay không?
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng này, vào tháng 12, chính quyền đã muốn chứng tỏ rằng họ đã sẵn sàng đối mặt với một dịch bệnh mới, sau những chỉ trích trong cuộc khủng hoảng SARS [hội chứng hô hấp cấp tính nặng] năm 2003. Đây là lý do vì sao họ đã nhanh chóng thông tin chuỗi gen của con virus mới, ngăn chặn việc đi lại của người dân và xây những bệnh viện chuyên về các bệnh về đường hô hấp. Chúng ta không thể dự đoán được kết quả của cuộc khủng hoảng y tế này, nhưng Trung Quốc đã cho thấy một ý chí ấn tượng khi đứng ở tâm điểm của thế giới, và tính dễ tổn thương đáng kinh ngạc của nền kinh tế thế giới đối với những gì đang xảy ra ở đất nước này. Con virus đã làm cho hàng trăm người bị chết ở Trung Quốc và nền kinh tế thế giới đứng trên bờ sụp đổ.
Print Friendly and PDF

14.2.20

Nghiên cứu hậu thực dân (Colonial Studies) và Nghiên cứu thuộc địa (Colonial Studies): thách thức và tranh luận

NGHIÊN CỨU HẬU THỰC DÂN (POST COLONIAL STUDIES) VÀ NGHIÊN CỨU THUỘC ĐỊA (COLONIAL STUDIES): THÁCH THỨC VÀ TRANH LUẬN

Emmanuelle Sibeud[*]
Emmanuelle Sibeud (1967-)
Trong tất cả những sự phát triển mới đây của trào lưu Nghiên Cứu Văn hóa (Cultural Studies)[1], Nghiên Cứu Hậu Thực Dân có lẽ là bí mật nhất. Vậy Nghiên Cứu Hậu Thực Dân là gì?
Phải chăng đó là một thể loại hiện tượng mới cần được nghiên cứu hay một dự án lý thuyết và có thể là chính trị? Những câu hỏi này còn rất là xa lạ ở Pháp, nhưng nó có một vị trí quan trọng trong các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh. Chẳng hạn như tại Hội Nghị thường niên vừa rồi của Society for French Historical Studies (ở Paris vào tháng 6 năm 2004) đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về công cuộc thực dân hoá của Pháp, tuy tất cả không gắn liền với trào lưu Nghiên Cứu Hậu Thực Dân, nhưng cũng nhấn mạnh đến tính chính đáng mà trào lưu này đã giành được trong các mạng lưới tương đối kinh điển của các nhà sử học.
Sự hâm mộ này có thể gây ngạc nhiên. Nghiên Cứu Hậu Thực Dân là liên ngành có chủ ý, với vô số những quy chiếu lý thuyết khá hỗn tạp và cũng đầy những biệt ngữ khó hiểu. Tuy nhiên nó cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng, đặc biệt cho các nhà sử học. Phải chăng ta có thể khẳng định rằng chúng ta đang sống trong một thế giới “Hậu Thực Dân”, tức là hoàn toàn được giải phóng về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa khỏi những hình thức thực dân của sự thống trị, kể cả khỏi những sự biến đổi của nó, nhưng cùng lúc lại mang dấu ấn sâu sắc của sự thống trị này. Nếu điều đó đúng, thì làm sao thuật lại sự đa dạng của những trải nghiệm lịch sử của những người cựu dân thuộc địa và những cựu thực dân, mà vẫn tránh được cái khó khăn kép về một sự tan vỡ của lịch sử thành những câu chuyện trái ngược nhau, hay ngược lại, sự kềm hãm nó (lịch sử) trong cái logic nhị nguyên sẽ luôn luôn dẫn tới sự đối lập giữa “chúng nó” và “chúng ta”.
Nghiên Cứu Hậu Thực Dân đã có một sự phát triển vượt bậc vào những năm 1990. Nó cũng đã gây ra những luận chiến gay gắt. Ta cần trở lại sự năng động đã yểm hộ nó để rút ra một bản tổng kết mang tính phê phán. Những đóng góp của Nghiên Cứu Hậu Thực Dân chắc có lẽ là không tương xứng với những suy nghĩ mà nó đã khơi mào. Nhưng nó cũng đã gây ra một sự đổi mới của lịch sử về những công cuộc thực dân hoá và sự phát triển của Nghiên Cứu Thuộc Địa đã tiếp nối những câu hỏi của nó.
Print Friendly and PDF

12.2.20

Virus Corona: quy luật của tin đồn, từ sự phản bác đến nạn phân biệt chủng tộc


VIRUS CORONA: QUY LUẬT CỦA TIN ĐỒN, TỪ SỰ PHẢN BÁC ĐẾN NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC
Hành khách đeo khẩu trang để tự bảo vệ khỏi virus Corona khi có một chuyến bay từ châu Á đến Sân bay Quốc tế Los Angeles, ngày 29 tháng 1 năm 2020. (Nguồn: USA Today)
Liệu virus Corona có là một “đại dịch sợ hãi” mới hay không? Để hiểu rõ những gì đang diễn ra, từ Vũ Hán đến Paris, cần phải xem xét một tác nhân trung tâm trong cuộc khủng hoảng y tế quốc tế này: tin đồn. Ở Trung Quốc, tin đồn có thể đóng vai trò là vec-tơ giận dữ chống lại việc ngăn chặn nguồn thông tin chính thức tại những thành phố bị cách ly. Ở nước ngoài và đặc biệt ở Pháp, tin đồn cũng nuôi dưỡng một chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á đã tiềm ẩn trong cuộc sống hàng ngày.
Một trong những điểm chung giữa dịch bệnh và tin đồn là cả hai đều mang mầm virus. Trước đây, chúng chủ yếu được lan truyền qua tiếp xúc với con người: dịch bệnh qua đường tiếp xúc vật lý, tin đồn được truyền miệng. Ngày nay, phương thức lan truyền dịch bệnh không thay đổi, nhưng tin đồn có thể lan đến đầu bên kia địa cầu chỉ bằng một cú nhấp chuột nhờ vào các mạng xã hội: sự nguy hiểm của tin đồn, vì thế, càng trở nên khó đánh giá hơn.
Tin tức trên thế giới bị chi phối bởi diễn biến và sự lan truyền của virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV). Liệu chúng ta đã từng đặt câu hỏi này chưa: tại sao con virus này, mà theo các chuyên gia, chỉ nghiêm trọng hơn một chút so với bệnh cúm theo mùa, lại khiến chúng ta lo lắng đến như vậy, thậm chí còn làm cho một số người hoảng loạn? Liệu đây có phải, một lần nữa, là một đại dịch sợ hãi hay không? Hay sự sợ hãi ngày càng tăng này, được biện minh bằng diễn biến của dịch bệnh bắt đầu từ Vũ Hán, tâm chấn của virus Corona, do một chế độ chính trị, phi dân chủ, nuôi dưỡng làm đậm nét hơn những thành tố gây lo lắng?
Print Friendly and PDF

10.2.20

“Duy xã hội luận” (É. Durkheim, 1895)


QUAN ĐIỂM DUY XÃ HỘI LUẬN

Tác giả: Émile Durkheim*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Duy xã hội luận cho rằng nhà xã hội học phải truy tìm giải thích cho một sự kiện hay hiện tượng xã hội trong “môi trường xã hội nội bộ”, nghĩa là trong một lý do cùng tồn tại với sự kiện và thực tế xã hội, một nguyên nhân xã hội học đặc thù, không vướng mắc vào một tiên đề sinh lý, tâm lý hoặc lịch sử nào cả.
Trong hai trích đoạn từ Những Hình Thức Sơ Đẳng Của Đời Sống Tôn Giáo dưới đây, Durkheim đã minh họa luận thuyết trên qua hai thí dụ, đặt ở mức độ rất cao, bởi vì liên quan tới một phạm trù của giác năng và quyền uy của lý trí. Đối với Durkheim, các học thuyết cổ điển đều là bất cập. Chủ nghĩa kinh nghiệm bất lực trước đòi hỏi lý giải tính phổ quát và tính thiết yếu của các nguyên lý. Chủ nghĩa duy lý tiên nghiệm không có khả năng giải thích tính cưỡng bách vượt quá kinh nghiệm của lý trí. Theo Durkheim, chỉ một lý thuyết nhận thức được nguồn gốc xã hội nơi các nguyên lý và phạm trù của tri thức mới có thể giúp ta giải quyết được các vấn đề trên.
Print Friendly and PDF

8.2.20

Trung Quốc hy sinh một tỉnh để cứu nguy thế giới khỏi dịch Coronavirus

TRUNG QUỐC HY SINH MỘT TỈNH ĐỂ CỨU NGUY THẾ GIỚI KHỎI DỊCH CORONAVIRUS
Bloomberg News
Ngày 5 tháng 2 năm 2020

Bà của nhạc sĩ Zhang Yaru đã qua đời vào hôm thứ Hai sau khi rơi vào tình trạng hôn mê. Bà đã nhiều lần bị bệnh viện từ chối cho nhập viện.
John Chen, một sinh viên đại học, đang tuyệt vọng tìm kiếm sự giúp đỡ cho người mẹ của mình. Bà ấy bị sốt cao, không đủ sức để đứng xếp hàng hàng giờ để mong được xét nghiệm loại virus đang hoành hành trong thành phố của họ.
Trên chiến tuyến, một bác sĩ 30 tuổi về hô hấp chỉ ngủ được vài giờ trong hai tuần qua.
Cảnh hỗn loạn và tuyệt vọng đang xuất hiện hàng ngày từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, khu vực không giáp biển với 60 triệu người, nơi con coronavirus mới, được đặt tên là 2019-nCoV, lần đầu được phát hiện vào tháng 12, và từ đó đã tàn phá trên một phạm vi rộng lớn, chết người.
Trong khi các trường hợp lây nhiễm coronavirus đã lan rộng trên toàn cầu, người ta đã cảm nhận được, một cách sâu sắc nhất, tác động của virus ở Hồ Bắc, nơi đã chứng kiến,​​ một cách đáng kinh ngạc, 97% tất cả các trường hợp tử vong vì dịch coronavirus và 67% trên tổng số các bệnh nhân.
Con số thiệt hại, ngày càng lớn hơn mỗi ngày, phản ánh một hệ thống y tế bị quá tải của địa phương bởi một mầm bệnh lây lan nhanh, thuộc một chủng loại lạ, khiến người ta không thể thực hiện ngay cả những biện pháp chăm sóc y tế cơ bản nhất. Đây cũng là một minh họa liên tục về chi phí con người từ ​​khu vực cách ly lớn nhất thế giới, với việc Trung Quốc đã phong tỏa chặt khu vực từ ngày 23 tháng 1 để ngăn chặn virus lây lan ra các vùng còn lại của đất nước và thế giới.
Print Friendly and PDF

Xúc động ở Trung Quốc khi có thông báo về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo sớm virus Corona


XÚC ĐỘNG Ở TRUNG QUỐC KHI CÓ THÔNG BÁO VỀ CÁI CHẾT CỦA BÁC SĨ LÝ VĂN LƯỢNG, NGƯỜI CẢNH BÁO SỚM VIRUS CORONA

Ngay từ ngày 30 tháng 12 năm 2019, ông đã lưu ý các đồng nghiệp là có bảy người làm việc ở chợ động vật Vũ Hán đã phải nhập viện và có vẻ như đã bị nhiễm bởi một loại virus tương tự như virus SARS.
Bày tỏ lòng kính trọng bác sĩ Lý Văn Lượng trước cơ sở phụ của Bệnh viện Trung ương Houhu của Vũ Hán vào ngày 7 tháng 2. STR / AFP
Vừa thêm một nạn nhân của virus Corona không thể mang tính biểu tượng nào khác hơn: Lý Văn Lượng [Li Wenliang], bác sĩ nhãn khoa, một trong tám bác sĩ bị cảnh sát Vũ Hán bắt giữ vào ngày 1 tháng Giêng vì đã phát hiện quá sớm những nguy hiểm của virus, đã qua đời vào hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, trước 3 giờ sáng một chút, theo tuyên bố chính thức của bệnh viện một giờ sau đó. Cái chết của ông, được nhiều phương tiện truyền loan báo vào cuối buổi chiều ngày hôm trước, đã gây xúc động to lớn trên các mạng xã hội. Nhà chức trách sau đó đã tuyên bố ông đang được chăm sóc đặc biệt, kéo theo một sự lộn xộn và tức giận ngày càng tăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, trước khi bệnh viện xác nhận cái chết của ông trước 4 giờ sáng một chút.
Ngay từ ngày 30 tháng 12 năm 2019, người đàn ông 34 tuổi này, bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã lưu ý các đồng nghiệp là có bảy người làm việc ở chợ động vật ở thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc đã phải nhập viện và có vẻ như đã bị nhiễm bởi một loại virus tương tự như virus SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng).
Print Friendly and PDF

6.2.20

Virus Corona là một căn bệnh của chế độ chuyên quyền Trung quốc


VIRUS CORONA LÀ MỘT CĂN BỆNH CỦA CHẾ ĐỘ CHUYÊN QUYỀN TRUNG QUỐC
Một khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tuyên bố chiến thắng sự bùng phát của virus Corona chủng mới gây chết người, họ chắc chắn sẽ nói nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc. Nhưng sự thật thì ngược lại, đảng một lần nữa phải chịu trách nhiệm cho tai ương này.
28/01/2020, Minxin Pei
CLAREMONT, CALIFORNIA – Sự bùng phát virus Corona chủng mới ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã khiến 4.000 người bị nhiễm - hầu hết ở Trung Quốc, nhưng cũng lây lan sang nhiều quốc gia khác, từ Thái Lan đến Pháp, Mỹ - và đã giết chết hơn 100 người. Với lịch sử các trận bùng phát dịch bệnh của Trung Quốc - bao gồm dịch suy hô hấp cấp (SARS) và dịch tả lợn Châu Phi - và giới quan chức biết rõ cần phải tăng cường khả năng giải quyết “các rủi ro lớn”, trận dịch này diễn biến như thế nào?
Không phải là điều ngạc nhiên khi lịch sử lặp lại ở Trung Quốc. Để duy trì nền chuyên chế, ĐCS Trung Quốc phải làm cho dân chúng tin rằng mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Việc này có nghĩa là phải ém nhẹm một cách có hệ thống các vụ bê bối và khuyết điểm có thể bôi xấu sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, thay vì triển khai những việc cần thiết để ứng phó [các rủi ro lớn].
Chủ ý bệnh hoạn này hầu giấu giếm dịch khiến cho các cơ quan chức năng lúng túng trong việc phản ứng nhanh với các trận dịch. Đáng lẽ dịch SARS diễn ra vào những năm 2002-03 có thể được ngăn chặn sớm hơn nếu các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả bộ trưởng bộ y tế, không cố tình che giấu thông tin. Nếu các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thích hợp được thực hiện, thì dịch SARS đã được ngăn chặn chỉ trong vòng vài tháng.
Nhưng Trung Quốc dường như không rút ra được bài học cho mình. Mặc dù trận dịch virus Corona hiện tại có nhiều khác biệt quan trọng với trận dịch SARS - kể cả tiến bộ vượt bậc về năng lực công nghệ theo dõi dịch bệnh - ĐCS Trung Quốc vẫn giữ thói quen bưng bít thông tin như thường lệ.
Print Friendly and PDF

4.2.20

Làm thế nào để hưởng lợi từ tư duy huyền bí

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HƯỞNG LỢI TỪ TƯ DUY HUYỀN BÍ
Ảnh: Michael Byers
Chana R. Schoenberger
Tại Phòng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA, ở Pasadena, California [Hoa Kỳ], nơi cơ quan vũ trụ quản lý nhiều vụ phóng tàu, trong phòng điều khiển có trưng bày đựng một hộp đậu phộng Planters, một minh chứng cho tư duy huyền bí (magical thinking) trong hành động. Đậu phộng xuất hiện lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm như một món ăn nhẹ vào năm 1964, khi tàu vũ trụ Ranger 7 chuẩn bị phóng. Sau 6 lần phóng thất bại, Dick Wallace, một kỹ sư quỹ đạo nhiệm vụ, đã phát biểu trong báo cáo chính thức của NASA về truyền thống “đậu phộng may mắn” rằng “theo tôi, việc phân phát đậu phộng cho mọi người có thể giúp bớt đi sự lo lắng trong phòng điều hành nhiệm vụ”.
Ngày hôm đó diễn ra tốt đẹp, và đậu phộng đã trở thành vật cố định trong vài thập kỷ cho đến khi thế hệ kỹ sư tiếp theo quên đi ý nghĩa của truyền thống này. Năm 1997, nhiệm vụ Cassini tới Sao Thổ (Jupiter) dự kiến sẽ ra mắt vào ngày 13 tháng 10, nhưng đã bị dời lại do điều kiện gió không thuận lợi. Sau đó, một người nào đó nhớ ra đậu phộng và nhận ra không có hạt nào trong phòng. Khi buổi đếm ngược cuối cùng cũng bắt đầu hai ngày sau, các kỹ sư trong phòng điều khiển lại ăn nhẹ bằng đậu phộng.
Print Friendly and PDF

3.2.20

Coronavirus nguy hiểm hơn SARS đối với TQ và thế giới + Coronavirus ở Trung Quốc: Chuỗi sai sót trong công tác quản lý cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán

KINH TẾ: CORONAVIRUS NGUY HIỂM HƠN SARS ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI
Nhà máy sản xuất khẩu trang ở Handan, miền bắc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc, ngày 22 tháng 1 năm 2020. (Nguồn: Lowy Institute)
Dịch coronavirus nghiêm trọng hơn dịch SARS vào năm 2003. Nếu còn quá sớm để đánh giá hậu quả của coronavirus lên nền kinh tế Trung Quốc, chúng ta sẽ ít gặp rủi ro hơn khi dự đoán tác động của nó lên nền kinh tế thế giới sẽ cao hơn rất nhiều so với dịch SARS.
NÓI LẠI VỀ DỊCH SARS
SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xuất hiện vào tháng 11 năm 2002 tại tỉnh Quảng Đông, nơi mà lần đầu tiên, virus đã vượt qua rào cản giữa động vật và con người. Chính quyền tỉnh đã đợi đến tháng 2 năm 2003 để đưa ra một thông báo chính thức. Ở cấp độ quốc gia, cảnh báo chỉ được đưa ra vào tháng 4. Trong thời gian đó, đã có hàng tỷ tin nhắn SMS đề cập đến virus SARS được trao đổi với nhau. Lúc bấy giờ, phóng viên John Pomfret của tờ Washington Post đã tường thuật rằng, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2, thông điệp “Có một bệnh cúm nguy hại ở Gu Shandong” đã được gửi đi 126 triệu lần tới Quảng Châu. Dịch SARS xuất hiện ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 3 và số trường hợp lây nhiễm đã tăng từ 339 vào tháng 4 lên 1.000 một tuần sau đó. Vào cuối tháng, đã có hơn một triệu cư dân (10% dân số) đến ga xe lửa ở phía Tây và rời khỏi thủ đô.
Khi cảnh báo được xác nhận ở cấp độ quốc tế, virus SARS đã được trình bày như là một siêu virus tương đương với đại dịch đã giết chết một nửa dân số châu Âu vào cuối thế kỷ 14. Những dự báo này đã không thành sự thật. Dịch bệnh diễn ra trong ba đợt: từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003, tiếp theo đó là hai cơn dư chấn nhỏ từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 1 năm 2004 và từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2004; sau đó virus đã biến mất. Con số tổng kết cuối cùng là 778 người chết và 8.000 trường hợp lây nhiễm trên toàn thế giới. Những ước tính ban đầu về hậu quả kinh tế là đáng báo động, và những phân tích được thực hiện sau đó chỉ cho thấy SARS có khả năng gây ra những tổn thất đáng kể (giảm 3 điểm tăng trưởng) trong quý hai năm 2003 khi dịch bệnh đang ở đỉnh điểm. Trong năm, chi phí [phòng chống SARS] sẽ chiếm 2% GDP. SARS đã khiến nền kinh tế tạm dừng tăng trưởng, sau đó hồi phục và tăng trưởng trở lại với mức cao hơn 10% cho đến năm 2008.
Print Friendly and PDF

1.2.20

Khi triết học giúp suy nghĩ về tình trạng nóng lên toàn cầu và trách nhiệm của chúng ta


KHI TRIẾT HỌC GIÚP SUY NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG THỜI TIẾT NÓNG LÊN TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA
Chúng ta sẽ để lại cho con cháu chúng ta hành tinh nào? Liệu chúng ta có trách nhiệm đạo đức với chúng hay không?
BURADAKI VIA GETTY IMAGES
Chúng ta, những người đang lớn lên, đang già đi, đang sinh sống vào thời điểm hiện nay, chúng ta sẽ truyền lại cho con cái chúng ta thế giới nào đây? Cho thế hệ cháu chắt chúng ta ư? Cho những người sẽ được sinh ra trong 100, 200, 1000 năm ư? Chúng ta há chẳng có nghĩa vụ phải để lại cho chúng một hành tinh có thể sống được hay sao?
TRIẾT HỌC – Hành tinh đang nóng lên, các sông băng đang tan chảy, các loài sinh vật đang biến mất. Chúng ta, những người đang tồn tại ngày nay, vẫn có cơ hội để sinh sống trên một Trái đất có thể sống được, dù cho tình trạng hiển nhiên của thời tiết nóng lên toàn cầu. Nhưng liệu các thế hệ tương lai có còn nói được như thế hay không?
Những kịch bản tưởng tượng ra thế giới trong những năm sắp tới đều gây bối rối. Những kịch bản đó đặt câu hỏi về hành tinh sẽ chào đón các thế hệ tiếp theo. Chúng ta, những người đang lớn lên, đang già đi, đang sinh sống vào thời điểm hiện nay, chúng ta sẽ truyền lại cho con cái chúng ta thế giới nào đây? Cho thế hệ cháu chắt chúng ta ư? Cho những người sẽ được sinh ra trong 100, 200, 1000 năm ư? Chúng ta há chẳng có nghĩa vụ phải để lại cho chúng một hành tinh có thể sống được hay sao?
Print Friendly and PDF