31.12.20

PTKT Chúc mừng năm mới 2021

 Phân Tích Kinh Tế thân chúc Quý bạn đọc bước sang Năm mới 2021: 

An khang, Thịnh vượng và gặp nhiều May mắn, Hạnh phúc!


 
Print Friendly and PDF

30.12.20

Tư bản và phân phối

TƯ BẢN VÀ PHÂN PHỐI

Capital and Income Distribution

Giải Nobel: ARROW, 1972 DEBREU, 1983

Quan hệ giữa tư bản và phân phối dẫn đến việc nối khớp lí thuyết sản xuất (gắn với tư bản) và lí thuyết thù lao của những tác nhân và lí thuyết phân phối thu nhập. Việc nối khớp này không chỉ là thiết yếu đối với lí thuyết kinh tế nhưng những hàm ý xã hội, chính trị và đạo đức của việc kết nối này là hiển nhiên đến độ là vấn đề này bắt buộc phải là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận. Nhiều cuộc tranh luận đã chấm dứt, song vẫn còn đó những cuộc tranh luận khác, một số khác lại nảy sinh, ví dụ như chung quanh khái niệm thu nhập tối thiểu phổ quát. Những cuộc tranh luận này thường được những nhận định lí thuyết đối lập nhau nuôi dưỡng. Như thế mối liên hệ giữa sản xuất và phân phối đã là một điểm thiết yếu trong sự phát triển của lí thuyết kinh tế.

Lí thuyết cổ điển

Adam Smith (1723-1790)
David Ricardo (1772-1823)

Lí thuyết cổ điển, được SmithRicardo phát triển, rồi vào thế kỉ XX được Sraffa lấy lại, dựa trên một bất đối xứng triệt để giữa ba yếu tố góp phần vào sản xuất: lao động, đất đai và tư bản. Điểm mấu chốt là những qui luật xác định những điều kiện để cho một trong những yếu tố này chiếm hữu một phần của tổng sản phẩm là không đồng nhất, nhưng ngược lại có tính đặc thù riêng cho mỗi yếu tố. Sản phẩm có thể được chia thành hai phần: một phần cho phép tái sản xuất sức lao động và đảm bảo điều được coi là cần thiết cho sự sinh tồn của người lao động, phần còn lại, thặng dư, cho phép trả thù lao cho hai nhân tố kia.

Phần của thặng dư trả cho đất đai, một nhân tố cố định, được xác định bởi năng suất của đơn vị đất được khai thác sau cùng, và do đó là đơn vị ít sinh lợi nhất, và như thế ấn định giá của lúa mà mọi đơn vị lúa sẽ được bán. Như vậy, mọi đơn vị đất phì nhiêu hơn đơn vị có sức sinh lợi kém nhất được khai thác có được một tô, hiệu giữa chi phí sản xuất lúa mà đơn vị này sản xuất ra và giá của lúa.

Một khi trừ đi khỏi tổng sản phẩm phần trả dưới dạng lương cho người lao động và phần trả cho địa chủ, thì phần còn lại cấu thành tổng lợi nhuận trả cho tư bản của nhà tư bản. Như thế lợi nhuận hiện ra như phần dư thừa và tỉ suất lợi nhuận, cũng không khác gì lương thực tế, không phải là kết quả của một cân bằng giữa cung và cầu. Số dư này có thể thay đổi tuỳ theo những điều kiện sản xuất, và do đó theo những trang thiết bị sẵn có. Chìa khoá của sự phân phối có vẻ phụ thuộc vào lương thực tế. Những qui luật của thị trường và của cạnh tranh không làm gì khác hơn là đảm bảo tính đơn nhất của tỉ suất lợi nhuận cho tất cả các nhà tư bản tham gia vào việc sản xuất sản phẩm và cạnh tranh lẫn nhau.

Print Friendly and PDF

28.12.20

Edgar Morin: “Chúng ta phải chung sống với sự bất trắc”

EDGAR MORIN: “CHÚNG TA PHẢI CHUNG SỐNG VỚI SỰ BẤT TRẮC”

Francis Lecompte

Ian HANNING/REA

Giữa đại dịch, nhà triết học Edgar Morin vẫn trung thành với tầm nhìn tổng thể của mình về xã hội. Ông nói với chúng tôi, cuộc khủng hoảng dịch bệnh dạy chúng ta hiểu rõ hơn về khoa học và cách sống chung với sự bất trắc, để tìm lại một dạng thức nhân văn. Cuộc phỏng vấn này được xuất bản vào tháng Tư, là một trong mười bài báo được đọc nhiều nhất trên trang web của chúng tôi trong năm nay.

Đại dịch coronavirus đã đưa khoa học trở lại trung tâm của xã hội một cách mạnh mẽ. Liệu khoa học sẽ biến đổi từ chuyện này?

Edgar Morin: Điều làm tôi ngạc nhiên là phần lớn công chúng coi khoa học là một danh mục những chân lý tuyệt đối, những khẳng định không thể bác bỏ. Và mọi người yên tâm khi thấy vây quanh tổng thống là một hội đồng khoa học. Nhưng điều gì đã xảy ra? Rất nhanh chóng, người ta nhận ra rằng các nhà khoa học này đang bảo vệ những quan điểm rất khác nhau, và đôi khi trái ngược nhau, cho dù đó là các biện pháp phải thực hiện, các giải pháp ý tế mới khả dĩ ứng phó tình trạng khẩn cấp, xác nhận loại thuốc này hay loại thuốc kia có hiệu lực, thời gian thực hiện các thử nghiệm lâm sàng… Tất cả những tranh cãi này gây ra sự nghi ngờ trong tâm trí người dân.

Print Friendly and PDF

26.12.20

Đọc lại Condorcet để giảm bớt các bất bình đẳng xã hội và môi sinh

ĐỌC LẠI CONDORCET ĐỂ GIẢM BỚT CÁC BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ MÔI SINH

Christian Walter[*]

Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc chủ trương “thực hiện những bước đi táo bạo [...] để đưa thế giới đi theo con đường bền vững và có khả năng tự hồi phục” vào năm 2030. Shutterstock

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (MTPTBV) của Liên Hiệp quốc cho năm 2030 rất rõ ràng: “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ hành tinh khỏi sự hủy hoại”. Và để làm được điều này, cần phải “thực hiện những bước đi táo bạo và mang tính chuyển đổi cần thiết để hướng thế giới đi theo con đường bền vững và có khả năng tự hồi phục”.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 23 tháng 9 năm 2020 trên tạp chí Carenews, Olivia Grégoire, Thứ trưởng phụ trách nền kinh tế xã hội và liên đới bên cạnh Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Phục hồi, cho biết trong viễn tưởng này bà muốn “tạo cầu nối giữa nền kinh tế xã hội và liên đới (SSE) và phần còn lại của nền kinh tế” bởi vì “cấu trúc của nền kinh tế xã hội và liên đới có một đặc điểm, đó là […] bù đắp cho sự bất bình đẳng xã hội và môi sinh”.

Thật vậy, như mọi người có thể thấy ngày nay, nền tài chính và tiến trình tài chính hóa nền kinh tế toàn cầu kể từ năm 1980, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng năm 2008, là một ví dụ nổi bật về định hướng của một nền kinh tế không bền vững và không có khả năng tự hồi phục đã đào sâu các bất bình đẳng xã hội và môi sinh.

Print Friendly and PDF

24.12.20

Làm thế nào để đối phó với các thuyết âm mưu trong thời đại Covid-19

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC THUYẾT ÂM MƯU TRONG THỜI ĐẠI COVID-19

Ngày nay có hàng trăm thuyết âm mưu, từ các thuyết cổ điển nhất đến các thuyết kì lạ nhất.

David Bertrand

SIPHOTOGRAPHY VIA GETTY IMAGES

Trong mười năm qua, sự phát triển các mạng xã hội đã làm nổi hơn nữa sự hiện diện của các thuyết âm mưu và làm tăng thêm phạm vi của chúng. Ngày nay có hàng trăm thuyết âm mưu, từ các thuyết cổ điển nhất đến các thuyết kì lạ nhất, chẳng hạn như niềm tin cho rằng thế giới bị loài bò sát cai trị hoặc thuyết cho rằng Australia không tồn tại.

Marie Peltier (1980-)

THUYẾT ÂM MƯU - Các thuyết âm mưu từng luôn tồn tại. Theo thời gian, các thuyết đó đã được đa dạng hóa và toàn cầu hóa. Internet, vốn đã trải qua một quá trình phát triển nhanh như chớp vào đầu những năm 2000, có vẻ như đã đóng một vai trò trội nhất khi cung cấp cho chúng một lượng người theo dõi đa dạng. Đối với nhà sử học nữ Marie Peltier, vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 là một sự kiện bản lề của sự phát triển các thuyết âm mưu hiện đại, trong đó Hoa Kỳ là mục tiêu rất thường xuyên. Cuộc xâm lược của Iraq vào năm 2003 có lẽ đã giúp khuếch đại hiện tượng này, với những lời dối trá của nhà nước và những âm mưu thực vốn là một mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu.

Trong mười năm qua, sự phát triển các mạng xã hội đã làm nổi hơn nữa sự hiện diện của các thuyết âm mưu và làm tăng thêm phạm vi của chúng. Ngày nay có hàng trăm thuyết âm mưu, từ các thuyết cổ điển nhất đến các thuyết lập dị nhất, chẳng hạn như niềm tin cho rằng thế giới bị loài bò sát cai trị hoặc thuyết cho rằng Australia không tồn tại.

Các thuyết đó dựa một phần vào các thông tin sai sự thật, với thuật ngữ “fake news [tin giả]” nổi tiếng. Vào năm 2018, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học MIT đã chứng minh thành công rằng một tin giả có 70% khả năng được chia sẻ nhiều hơn so với một thông tin thật, đặc biệt trên Twitter. Lý do như sau: tin giả khơi dậy nhiều cảm xúc hơn chẳng hạn như sự ngạc nhiên, tâm lý mới lạ, sự sợ hãi hoặc ghê tởm. Ngoài ra, tin giả mang tính chính trị được lan truyền nhanh gấp 3 lần các tin khác, với tất cả những hậu quả có thể tưởng tượng được. Ví dụ, chúng ta đều biết các tin giả liên quan đến Hillary Clinton đã đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử của Donald Trump vào năm 2016. Người ta cũng quy việc đắc cử của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vào năm 2018 cho tin giả. Thật vậy, ông và các con trai của mình đã sử dụng mạng WhatsApp để phổ biến trên toàn quốc thông tin về một cẩm nang hướng dẫn giáo dục giới tính, mà lẽ ra sẽ được phe cánh tả phổ biến ở các trường học để giáo dục trẻ em về tình dục đồng giới. Trên thực tế, cẩm nang hướng dẫn này không hề tồn tại.

Print Friendly and PDF

23.12.20

COVID-19 tại châu Á/Việt Nam: Tại sao lây nhiễm và tử vong thấp?

 COVID-19 TẠI CHÂU Á/VIỆT NAM: TẠI SAO LÂY NHIỄM VÀ TỬ VONG THẤP?

Nguyễn Sĩ Huyên

Cập nhập những dữ liệu về COVID-19, xét về mặt lây nhiễm và con số tử vong thấp liên quan đến COVID-19, thì Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu trong những nước có mật độ dân số cao tương tự.

Câu hỏi là tại sao, khác hẳn với Châu Âu, một số nước ở Châu Á có số ca lây nhiễm và tử vong thấp, và Việt Nam có gì đặc biệt hơn để có thể giữ vị trí hàng đầu trong các nước hiện nay?

Trong khuôn khổ thời gian 10 phút cho phép, tôi xin trình bày một số biện pháp cơ bản đã được thực hiện ở một số nước Châu Á và những yếu tố thuận lợi ngẫu nhiên về mặt xã hội đã đưa đến thành công trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 tại những nước đó:

Print Friendly and PDF

22.12.20

Pascal Picq: “Giống đực của loài người nằm trong số những loài linh trưởng bạo lực nhất đối với giống cái, những phụ nữ”

 PASCAL PICQ: “GIỐNG ĐỰC CỦA LOÀI NGƯỜI NẰM TRONG SỐ NHỮNG LOÀI LINH TRƯỞNG BẠO LỰC NHẤT ĐỐI VỚI GIỐNG CÁI, NHỮNG PHỤ NỮ”

PHỎNG VẤN

Florence Rosier thực hiện

Trong tác phẩm mới nhất của mình, nhà cổ nhân học đề ra một cách phân tích theo thuyết tiến hóa về sự cưỡng bức phụ nữ và kết luận đó là một vấn đề xã hội, văn hóa và nhân học.

Nhà cổ nhân học Pascal Picq, năm 2014. LIONEL BONAVENTURE / AFP

Charles Darwin, Friedrich Engels, Karl Marx, tất cả đều có nhận định sau đây: trong các xã hội loài người, tầng lớp bị áp bức đầu tiên là phụ nữ. Tại sao lại có nhiều bạo lực như thế? Cho đến nay, vấn đề này đã được khảo sát dựa vào nhân học, xã hội học, dân tộc học… Trong tác phẩm mới nhất của ông Et l’évolution créa la femme - Và sự tiến hóa đã tạo ra phụ nữ - (Nhà xuất bản Odile Jacob, 464 pages, 22,90 euros) Pascal Picq, giảng sư tại Collège de France, đã đưa ra một cách nhìn theo thuyết tiến hóa về vấn đề này của xã hội. Di sản sinh học hay sự tiến hóa không may của các xã hội loài người? Thực trạng tự nhiên hay văn hóa?

Ông đã tìm cách trả lời câu hỏi về nguồn gốc của sự lệ thuộc của phụ nữ như thế nào? (một vấn đề vốn gây nhiều tranh cãi)

Tôi muốn thoát ra khỏi những tư tưởng rập khuôn hay những hệ tư tưởng riêng có của một phần các khoa học xã hội với một quan điểm mới, một cách tiếp cận khoa học theo thuyết tiến hóa. Cách tiếp cận này được thiết kế theo hai giai đoạn. Trước tiên tôi so sánh mức độ cưỡng bức giới tính giữa các loài linh trưởng khác nhau trong đó có loài người chúng ta. Những hạn chế về môi trường và sinh học tương tự nhau có tạo ra những ảnh hưởng như nhau đối với hành vi cưỡng bức của giống đực? Sau đó tôi đi sâu nghiên cứu thời tiền sử của loài người và một số loài gần gũi với loài người. Quyển sách của tôi đề ra một phác họa về điều có thể là sự tiến hóa của phụ nữ và các quan hệ giới qua các thời kỳ khác nhau của thời tiền sử. Bạo lực chống lại họ đã xuất hiện như thế nào? Và những bạo lực này đã tiến hóa như thế nào qua các giai đoạn lịch sử và qua các nền văn hóa?

Print Friendly and PDF

20.12.20

Năm năm sau Thỏa thuận Paris, 30 năm sau báo cáo đầu tiên của IPCC, cuối cùng sẽ là sự tăng tốc hành động vì khí hậu toàn cầu?

NĂM NĂM SAU THỎA THUẬN PARIS, 30 NĂM SAU BÁO CÁO ĐẦU TIÊN CỦA IPCC, CUỐI CÙNG SẼ LÀ SỰ TĂNG TỐC HÀNH ĐỘNG VÌ KHÍ HẬU TOÀN CẦU?

Ngày 10 tháng 12 năm 2020

Christian de Perthuis

Biểu tình ủng hộ hành động vì khí hậu vào tháng 12 năm 2015, tại Oostende (Bỉ). NICOLAS MAETERLINCK / BELGA / AFP

Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển chỉ cân bằng một cách chậm chạp dưới hiệu ứng của việc giảm thải khí nhà kính. Thời gian tăng phát thải càng dài, thì cần phải giảm thải càng nhiều để nồng độ khí nhà kính cân bằng ở một mức nhất định.”

Chúng ta có thể tưởng rằng trích dẫn trên được rút ra từ văn kiện của Thỏa thuận Paris về khí hậu, vừa được tổ chức kỷ niệm lần thứ năm ngày ký kết Thỏa thuận này vào hôm thứ Bảy tuần này, hôm 12 tháng 12 năm 2020. Thế nhưng, nguồn gốc của nó là báo cáo đánh giá đầu tiên của Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, Intergouvernemental Panel on Climate Change), được đệ trình cách đây 30 năm cho các nhà hoạch định chính sách vào thời đó. Đó là điểm khởi đầu thực sự của cuộc đàm phán về khí hậu.

Từ kỷ niệm kép nói trên nổi lên một ấn tượng chung: cứ mỗi lần như vậy là một sự khởi động hết tốc độ, sau đó là việc động cơ bị rít và cuối cùng là một hành trình chậm chạp trong tuyệt vọng.

Print Friendly and PDF

19.12.20

800 nhà khoa học nói rằng đã đến lúc từ bỏ “ý nghĩa thống kê” + Giải thích đơn giản về giá trị-p cho các Nhà Khoa học Dữ liệu

800 NHÀ KHOA HỌC NÓI RẰNG ĐÃ ĐẾN LÚC TỪ BỎ “Ý NGHĨA THỐNG KÊ”

Các giá trị-p và “ý nghĩa thống kê” bị hiểu nhầm một cách phổ biến. Đây là ý nghĩa thực sự của chúng.

Brian Resnick | @B_resnick | brian@vox.com

Có một tình thế phổ biến rằng việc theo đuổi các giá trị-p đã khiến khoa học đi chệch hướng. erhui1979/Getty Creative Images
Trong suốt một thời gian dài, sự nghiệp của nhiều nhà khoa học đã được xây dựng xoay quanh việc theo đuổi một giá trị thống kê duy nhất: p < 0,05.

Trong nhiều ngành khoa học, đó là ngưỡng mà khi vượt quá nó thì các kết quả nghiên cứu có thể được tuyên bố là “có ý nghĩa thống kê”, điều này thường được diễn giải ít có khả năng các kết quả thu được là do may mắn, một hệ quả của sự ngẫu nhiên.

Dẫu cho đây cũng chẳng phải là ý nghĩa thực sự của nó trong thực tiễn. “Ý nghĩa thống kê” rất thường xuyên bị hiểu nhầm — và bị sử dụng sai. Đó là lý do tại sao mà một nhóm gồm ba nhà khoa học viết bài cho tạp chí Nature [Tự nhiên] tuần này đang kêu gọi “phải từ bỏ toàn bộ khái niệm ý nghĩa thống kê”.

Print Friendly and PDF

16.12.20

Alain Caillé: “Các khoa học xã hội không còn tạo điều kiện suy nghĩ về thế giới”


PHỎNG VẤN

ALAIN CAILLÉ: “CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI KHÔNG CÒN TẠO ĐIỀU KIỆN SUY NGHĨ VỀ THẾ GIỚI”

Alain Caillé (1944-)

Đối diện với những diễn ngôn rất chuyên sâu của các khoa học xã hội nhưng không có khả năng nắm bắt được sự phức tạp của thế giới hiện nay, nhà xã hội học và kinh tế học Alain Caillé đi tiên phong trong cách tiếp cận tổng hợp. Cùng với Philippe Chanial, Stéphane Dufoix và Frédéric Vandenberghe, ông vừa mới chủ biên tác phẩm Des sciences sociales à la science sociale globalisée. Fondements anti-utilitaristes (Từ những khoa học xã hội đến khoa học xã hội. Các nền tảng của phong trào chống chủ nghĩa duy lợi) (bộ sưu tập La bibliothèque du Mauss, Le Bord de l’eau), bộ sách này tập hợp sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Robert Boyer, François Dubet, Olivier Favereau, Nathalie Heinich, André Orléan, v.v.[*].

Các khoa học xã hội ít có khả năng hơn trước để hiểu những qui luật vận hành của các xã hội như thế nào?

Càng ngày ta càng có ít điểm mốc trong những gì đang xảy ra. Những hiện tượng hiện nay thật phức tạp vì chúng bao gồm cùng lúc các tính chất kinh tế, chính trị, tôn giáo, chiến lược và môi trường. Đối diện với điều đó, các khoa học xã hội chỉ đưa ra những diễn ngôn mang tính chuyên ngành - về khủng hoảng môi trường, những thiên đường thuế, những thách thức địa chiến lược, v.v. -, những phần rời rạc của diễn ngôn không tạo điều kiện cho việc suy nghĩ v thế giới trong tổng thể phức hợp của nó.

Nếu ta so sánh với các khoa học xã hội trước đây, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của chúng vào đầu thế kỷ XX, ta thấy có những tư tưởng chủ đạo: chất vấn về hiện đại hóa, công nghiệp hóa, sự xuất hiện của xã hội thị trường… Những điều này tạo nên một khuôn khổ cho tính chất dễ hiểu và diễn giải tổng hợp. Ngày nay không còn những hệ hình xuyên ngành - như chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa mác-xít, v.v. - trước đây.

Print Friendly and PDF

15.12.20

Đối mặt với Trung Quốc, EU và NATO thôi thúc Biden khôi phục mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương

 ĐỐI MẶT VỚI TRUNG QUỐC, EU VÀ NATO THÔI THÚC JOE BIDEN KHÔI PHỤC MỐI QUAN HỆ XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG

Pierre-Antoine Donnet

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, tại Munich vào ngày 7 tháng 2 năm 2015. (Nguồn: Time)

Gần như cùng lúc, Liên minh châu Âu (EU) và NATO đã có những lời kêu gọi thúc giục chính quyền tương lai của Joe Biden để hàn gắn lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vốn bị rạn nứt dưới thời Tổng thống Donald Trump sắp mãn nhiệm. Một trong những mục tiêu là: chung sức trở lại để đối phó tốt hơn với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Trong một báo cáo được Ủy ban châu Âu chuẩn bị vào cuối tháng 11, Brussels kêu gọi Washington nắm bắt “cơ hội của một thế hệ” để xây dựng một liên minh toàn cầu mới với châu Âu nhằm đối phó với “thách thức chiến lược” do Trung Quốc đặt ra. Trong tài liệu này, được tờ Financial Times đưa tin, Ủy ban châu Âu đề xuất với chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden, người sẽ nắm quyền lãnh đạo Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 tới, làm “hồi sinh” mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương và nhấn mạnh đến sự cần thiết của “đổi mới” cho liên minh của một thế giới dân chủ khi đối mặt với các chế độ chuyên chế, đặc biệt trong số đó là Trung Quốc.

Báo cáo này, do Ủy ban châu Âu và các đại diện chính của EU về đối ngoại chuẩn bị, sẽ được đệ trình để lãnh đạo các nước thành viên thông qua tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu vào thứ Năm ngày 10 và thứ Sáu ngày 11 tháng 12 này. Báo cáo gợi ý sử dụng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Âu-Mỹ trong sáu tháng đầu năm 2021 để khởi động một “lịch trình xuyên Đại Tây Dương mới”.

Là những xã hội dân chủ và nền kinh tế thị trường, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ thống nhất về thách thức chiến lược đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế, mặc dù chúng ta không phải lúc nào cũng thống nhất về cách thức tốt nhất để giải quyết thách thức đó”, tài liệu này nhấn mạnh.

Print Friendly and PDF

14.12.20

Thiết kế vắc xin cho mọi người chứ không vì lợi nhuận

THIẾT KẾ VẮC XIN CHO MỌI NGƯỜI CHỨ KHÔNG VÌ LỢI NHUẬN

Các tác giả: Mariana Mazzucato, Henry Lishi LiEls Torreele

Đối với tất cả hy vọng được thúc đẩy bởi các công bố về hiệu quả đã được chứng minh ở nhiều ứng viên vắc xin COVID-19, vẫn còn một chặng đường dài để thực hiện lời hứa về một “vắc xin dành cho mọi người” phổ biến, có sẵn miễn phí. Về vấn đề này, lợi ích quốc gia và tư nhân hiện đang lấn át nguyên tắc y tế công bằng.

LONDON - Những thông báo gần đây về hiệu quả đã được chứng minh trong các thử nghiệm vắc xin COVID-19 đã mang lại hy vọng rằng sự trở lại bình thường đang trong tầm mắt. Dữ liệu sơ bộ về vắc xin mRNA mới của Pfizer/BioNTech và Moderna rất đáng khích lệ, cho thấy rằng các vắc xin này đang được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp. Và những tin tức gần đây về tính hiệu quả (mặc dù với tỷ lệ thành công thấp hơn một chút) trong một loại vắc xin từ AstraZeneca và Đại học Oxford đã thúc đẩy sự lạc quan rằng thậm chí còn có nhiều bước đột phá hơn nữa đang trên đường tiến triển.

Về lý thuyết, sự xuất hiện của một loại vắc xin an toàn và hiệu quả sẽ là dấu hiệu khởi đầu cho sự kết thúc của đại dịch COVID-19. Trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa chấm dứt bước khởi đầu của việc phân phối những thứ cần thiết: một “vắc xin dành cho mọi người được phân phối công bằng và cung cấp miễn phí cho tất cả những ai cần.

Print Friendly and PDF

12.12.20

“Liên minh trà sữa” đã gắn kết các nhà đấu tranh trẻ tuổi ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan như thế nào

“LIÊN MINH TRÀ SỮA” ĐÃ GẮN KẾT CÁC NHÀ ĐẤU TRANH TRẺ TUỔI ỦNG HỘ NỀN DÂN CHỦ Ở HỒNG KÔNG, ĐÀI LOAN VÀ THÁI LAN NHƯ THẾ NÀO

Cyrielle Cabot

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Bangkok, tháng 10 năm 2020 (Nguồn: Time.com)

Trong những tháng gần đây, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan đã thành lập một liên minh xuyên quốc gia, “Liên minh trà sữa”. Mục tiêu của họ: hỗ trợ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh bằng cách tạo ra một phong trào toàn châu Á vì dân chủ.

Hình ảnh cảnh sát dùng vòi rồng phun nước đẩy lùi đám đông dùng ô che chắn cho thân mình, hàng nghìn người mặc đồ đen cùng lúc tràn ra nhiều nơi trong thành phố… Những hình ảnh biểu tình ủng hộ dân chủ vốn diễn ra ở Thái Lan từ nhiều tuần qua giống, đến mức nhầm lẫn, những cuộc biểu tình mà Hồng Kông đã trải qua một năm trước, trước khi bị bóp nghẹt bởi luật an ninh quốc gia nghiêm khắc.

Print Friendly and PDF

10.12.20

Giải Nobel cho Lý thuyết Đấu giá: Paul Milgrom và Robert Wilson

GIẢI NOBEL CHO LÝ THUYẾT ĐẤU GIÁ: PAUL MILGROM VÀ ROBERT WILSON

Timothy Taylor

Đấu giá được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ nền kinh tế. Các nhà đấu giá lớn như Christie’s và Sotheby’s nổi tiếng với việc bán các kiệt tác nghệ thuật, và nhiều người từng đấu giá trực tiếp ở một sự kiện gây quỹ hay chợ trời, hoặc trực tuyến trên các website như eBay. Nhưng quan trọng hơn cả là những ứng dụng của đấu giá mà không nhiều người biết. Các nhà quảng cáo online phải đấu giá để giành quyền xuất hiện trên màn hình của bạn. Chính phủ Hoa Kỳ vay tiền bằng cách bán nợ kho bạc theo thể thức đấu giá. Khi các nhà phân phối điện ký hợp đồng mua điện từ nhà sản xuất, họ hay đấu giá. Một vài đề xuất mua bán giấy phép phát thải carbon, như một cơ chế để giảm dần phát thải carbon, sẽ đem bán đấu giá quyền phát thải.

Đấu giá hữu ích ở chỗ trong một số trường hợp, chúng buộc khu vực công phải ra quyết định dựa trên giá trị kinh tế và không thể dùng trò thiên vị. Ví dụ, khi thành phố muốn ký hợp đồng với một công ty thu gom rác thải gia đình, các công ty có thể nộp hồ sơ dự thầu—thay vì để hội đồng thành phố chọn công ty của con ông chủ tịch. Khi chính phủ Mĩ muốn trao quyền khai thác dầu ngoài khơi cho các công ty, hay muốn phân bổ phổ tần vô tuyến cho các công ty viễn thông, họ có thể bán đấu giá các quyền đó, thay vì giao cho công ty nào có những nhà vận động hành lang tốt nhất. Ở nhiều quốc gia, đấu giá được dùng để tư nhân hóa việc bán một công ty từng do chính phủ sở hữu.

Print Friendly and PDF

Các nhà kinh tế giống người kể chuyện hơn là nhà khoa học - đừng để Giải Nobel cho “khoa học kinh tế” đánh lừa bạn

 CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC GIỐNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN HƠN LÀ NHÀ KHOA HỌC - ĐỪNG ĐỂ GIẢI NOBEL CHO “KHOA HỌC KINH TẾ” ĐÁNH LỪA BẠN

Carolin Benack

Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học Duke

Các nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ thích kể những câu chuyện. Hình ảnh: Jessica McGowan/Getty

Khi nghe một nhà kinh tế học nói, nhiều khả năng là bạn sẽ thấy rất nhiều những số liệu thống kê.

Bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powel tại Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE) vào ngày 6/10 là một ví dụ. Trong vòng hai phút đầu tiên ông chỉ nói đến một tràng dài chóng mặt các chỉ số kinh tế: tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân, sự tham gia lực lượng lao động, năng suất, lương thực tế, v.v..

Nhưng nếu theo dõi bài phát biểu, bạn có thể nhận ra ông ấy rất ít trích dẫn các số liệu thực tế. Đó là bởi vì Powel, và các nhà kinh tế học nói chung, có xu hướng quan tâm đến chiều hướng của các con số hơn là bản thân chúng. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp? Chỉ số Dow Jones tăng hay giảm? Tăng trưởng GDP đang hướng lên hay hướng xuống?

Nói cách khác, Powell đang kể cho bạn một câu chuyện. Và mặc dù các nhà kinh tế học theo truyền thống có một mong muốn là lĩnh vực của họ có thể liên kết với những ngành được gọi là khoa học cứng - một trò ảo thuật được minh họa bởi Giải Nobel về Khoa học Kinh tế - tôi vẫn thấy nó có nhiều điểm tương đồng với văn học, đặc biệt là tiểu thuyết, hơn là vật lý hay hóa học.

Là một học giả văn chương, khi nghiên cứu kinh tế học và lịch sử của nó, tôi nhận thấy rằng việc ý thức được sự giống nhau giữa các kinh tế gia và tiểu thuyết gia giúp chúng ta đánh giá tốt hơn những tuyên bố của họ. Cả hai đều đang kể những câu chuyện. Việc hiểu được điều này khiến chúng ta tự tin hơn để đánh giá mức độ đáng tin cậy của những gì họ đang nói với chúng ta.

Print Friendly and PDF