31.1.24

Daron Acemoglu: nhà kinh tế học có cơ hội

DARON ACEMOGLU: NHÀ KINH TẾ HỌC CÓ CƠ HỘI

Người thắng giải Nhà tư tưởng hàng đầu thế giới, do các bạn bình chọn, giục chúng ta phải chủ động lèo lái phương hướng phát triển.

Tom Clark

Daron Acemoglu

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu sâu rộng về công nghệ, “dân chủ, độc tài và luật lao động”, Daron Acemoglu – nhà kinh tế học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ đa tài mà độc giả Prospect đã bầu chọn là nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2024 – đã sẵn sàng tóm tắt những điểm cốt lõi [trong các công trình của ông – ND]. “Kết luận tổng quát mà tôi đạt được,” ông ấy nói với tôi, “là chẳng có gì tự động xảy ra về sự thịnh vượng chung.”

Lời này có vẻ mang tính thận trọng hơn là nhằm gây choáng, và sẽ khiến những người chưa rõ chuyện phải vò đầu bứt tai khi thấy người đàn ông 56 tuổi nhã nhặn này được các nhà nghiên cứu trẻ đón tiếp như một ngôi sao điện ảnh: sự kiện của ông ở quỹ Resolution Foundation gần đây đã chứng kiến cảnh xếp hàng đợi chụp ảnh selfie đầu tiên trong lịch sử của think tank này. Và đó là chưa kể đến sự ngưỡng mộ mãnh liệt từ các đồng nghiệp. Nhà kinh tế thương mại nổi tiếng của Harvard, Dani Rodrik, chỉ nói rất đơn giản: “Tôi ngưỡng mộ Daron Acemoglu.”

Nhưng trong ba phương pháp sau, chương trình nghị sự của Acemoglu (cách ông nhìn nhận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh tế hiện tại) cho thấy nó mang tính phá hủy nhiều hơn vẻ bề ngoài. Đầu tiên và rõ ràng nhất, nó thách thức “sự lạc quan về công nghệ”. Không chỉ là hình thức “Utopian – lạc quan không tưởng” cực đoan vốn được xem là “đồng tiền của Thung lũng Silicon”, mà còn là niềm tin tổng quát hơn mà ông nói là “thống trị” xuyên suốt “xã hội ở Hoa Kỳ”. Cụ thể là, ý tưởng rằng bước tiến trong sự tài tình của con người sẽ – ngay cả đôi khi có những trở ngại dọc đường – sớm muộn gì cũng làm giàu cho tất cả chúng ta.

Print Friendly and PDF

29.1.24

Cuộc chiến vô hình mà Trung Quốc đang chống lại phương Tây

CUỘC CHIẾN VÔ HÌNH MÀ TRUNG QUỐC ĐANG TIẾN HÀNH CHỐNG LẠI PHƯƠNG TÂY

Pierre-Antoine Donnet

Bộ não con người, một chiến trường mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (Nguồn: Washington Times)

một cuộc chiến mà Trung Quốc đang tiến hành một cách bí mật nhất chống lại Phương Tây. Thật ra đây không hẳn là một cuộc chiến quân sự mà là một cuộc chiến về thần kinh và tâm lý. Mục tiêu đầy tham vọng nhưng cũng ghê gớm, thậm chí đáng sợ: xâm chiếm bộ não của con người để làm tê liệt, gây chấn thương, vô hiệu hóa và do đó tiêu diệt mọi ý tưởng chống cự trong hàng ngũ kẻ thù. Đây là những gì các nhà nghiên cứu Mỹ đã khẳng định sau khi khảo sát các nghiên cứu trong lĩnh vực này của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Theo họ, những vũ khí mới được phát triển một cách kín đáo ở Trung Quốc này thật đáng sợ và cần phải cấp bách đưa ra các biện pháp ứng phó trước nguy cơ phải chịu những thiệt hại đáng kể cho cả lực lượng vũ trang và người dân thường.

--------------------------------------------------

Báo cáo gióng lên hồi chuông báo động. Được xuất bản vào tháng 12 năm ngoái, nó có tựa đề “Chiến tranh trong thời đại nhận thức: cuộc tấn công vào thần kinh (NeuroStrike) và các vũ khí & chiến thuật tâm lý tiên tiến của PLA/Warfare in the Cognitive Age: NeuroStrike and the PLA’s Advanced Psychological Weapons & Tactics”. Mối nguy hiểm đã trở nên cực độ vì các nhà nghiên cứu của quân đội Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ rất tiên tiến và ở mức độ hầu như không ngờ, các tác giả của báo cáo - LJ Eads, cựu sĩ quan tình báo Mỹ, Ryan Clarke, nhà hoạt động kỳ cựu trong ngành phản gián Mỹ, Xiaoxu Sean Lin, trợ lý giáo sư tại Feitian College Middletwon ở New York và cựu sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, và Robert McCreight, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia thuộc Đại học Nebraska - cho biết. Nhóm nghiên cứu này được gọi là Sáng kiến ​​về Mối đe dọa sinh học của ĐCSTQ/CCP BioThreats Initiative.

Những vũ khí mới này, được phát triển trong vòng bí mật, nhằm phục vụ ba mục tiêu về sức khỏe thể chất và thần kinh: sự cố sức khỏe bất thường (Anomalous Health Incidents, AHI), tổn thương não bất thường (Unconventionally Acquired Brain Injury, UBI) và cuộc tấn công vào thần kinh (Neurostrike). Một số có tác dụng tạm thời, một số khác gây tổn thương não không thể khắc phục được.

Print Friendly and PDF

27.1.24

Đâu là sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước?

ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC?

Donald Trump, bên trái, và Harry Truman: Hai cựu tổng thống có quan điểm khác nhau về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước. Tờ Conversation, với hình ảnh từ Wikimedia Commons, CC BY-NC

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Donald Trump từng nói: “Chúng ta đặt nước Mỹ lên trên hết… chúng ta đang chăm sóc chính mình để tạo nên một sự thay đổi,” và sau đó tuyên bố: “tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc”. Trong một bài phát biểu khác, ông ta khẳng quyết rằng dưới nhiệm kì của ông, Hoa Kỳ đã “[đi] theo học thuyết về chủ nghĩa yêu nước.”

Trump hiện đang tiến hành chiến dịch tái tranh cử tổng thống. Khi tuyên bố ứng cử, ông ta khẳng quyết rằng ông “cần mỗi người yêu nước tham gia vì đây không chỉ là một chiến dịch, mà đây là nhiệm vụ cứu đất nước của chúng ta.”

Nicholas J. Fuentes (1998-)

Một tuần sau, ông ăn tối ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago với Nick Fuentes, một người tự mô tả là người theo chủ nghĩa dân tộc và là người đã bị cấm sử dụng các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và những nền tảng khác vì đã dùng ngôn ngữ mang tính phân biệt chủng tộc và bài Do Thái.

Sau đó, Trump xác nhận cuộc gặp đó nhưng không tố cáo Fuentes, bất chấp những lời kêu gọi ông nên làm vậy.

Những từ chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chính sách Nước Mỹ trên hết của ông chẳng hạn. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, trong đó có cả tôi, thường không xem hai thuật ngữ đó là tương đương – hay thậm chí chúng không hề tương thích với nhau.

Print Friendly and PDF

25.1.24

Antoine de Montchrestien và Richard Cantillon: Những lưỡi dao sắc lẻm ...

ANTOINE DE MONTCHRESTIEN VÀ RICHARD CANTILLON: NHỮNG LƯỠI DAO SẮC LẺM ...

Cantillon cho rằng Thượng Đế không hề trao quyền sở hữu đất đai cho người này thay vì cho người kia: “Các danh hiệu lâu đời nhất đều dựa trên bạo lực và chinh phục”. Ở đây người ta tưởng chừng đã đọc được thuyết của Marx. ẢNH: Titwane

Gilles Dostaler

[Các bộ đôi trong kinh tế học] Người đầu tiên là người xứ Normand và được coi là người phát minh ra thuật ngữ “kinh tế học chính trị”. Người thứ hai sinh ra ở Ireland nhưng sau này trở thành người Pháp. Điểm chung của họ có phần hơi đặc biệt: cả hai đều chết bằng đao kiếm, trước khi cả hai bị đều thiêu đốt!

1/ Antoine de Montchrestien: “Tiền bạc là động lực của chiến tranh”

Cuộc đời của Antoine de Montchrestien[1] sóng gió như những vở bi kịch ông đã viết, mang dấu ấn bạo lực và tội ác, như ông đã viết. Mồ côi từ lúc nhỏ, ông suýt chết trong một cuộc đấu kiếm tay đôi ở tuổi 20, trước khi làm giàu bằng cách truy tố kẻ tấn công mình ra tòa. Bị đe dọa treo cổ sau khi giết chết con trai của Sieur de Grichy-Moinnes trong một cuộc đấu kiếm tay đôi khác, ông phải sống lưu vong khỏi nước Pháp trong 5 năm, khi đơn xin ân xá được viết thành thơ bị vua Henri IV bác bỏ. Cuối cùng ông đã được ân xá nhờ sự can thiệp của nhà vua nước Anh, James I, khi ông trình diễn vở kịch, L’écossaise [Người phụ nữ Scotland] của mình. Nhà vua là con trai của Marie Stuart, nhân vật nữ chính trong vở bi kịch của ông.

Là một tín đồ của giới tòa án, ông đã giúp một phụ nữ truy tố chồng bà, “một quý ông giàu có, nhưng ngu xuẩn về mặt thể xác và tinh thần”. Ông trở thành chồng bà ấy, sau khi người chồng trước của bà qua đời, và do đó tài sản thừa hưởng được đã cho phép ông từ một nhà soạn kịch trở thành một doanh nhân và thương nhân.

Print Friendly and PDF

23.1.24

Biển Hoa Đông, khu vực căng thẳng khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

BIỂN HOA ĐÔNG, KHU VỰC CĂNG THẲNG KHÁC Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI BÌNH DƯƠNG

Olivier Guillard[*]

Một tàu giám sát của hải quân Trung Quốc gặp lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Đông, ngày 23/4/2013. (Nguồn: Bloomberg)

Đài Loan, Triều Tiên và Biển Đông không phải là những điểm nóng duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Olivier Guillard nhấn mạnh trong diễn đàn này rằng Biển Hoa Đông đã trải qua sự gia tăng căng thẳng nguy hiểm trong nửa cuối năm qua.

------------------------------------------------

Cũng giống như thời sự Trung Quốc - Đài Loan đáng lo ngại trong những tháng gần đây và lời lẽ kích động sôi sục và các vụ pháo kích của Triều Tiên với những thách thức [Hướng tới Seoul và Washington trong năm bầu cử này (bầu cử lập pháp Hàn Quốc vào tháng 4, bầu cử tổng thống ở Mĩ vào tháng 11], Biển Đông và chuỗi các sự cố, hành động hăm dọa, tư thế hiếu chiến giữa hải quân Trung Quốc và Philippines trong quý vừa qua đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế và sự tò mò của dư luận. Đó là vì mức độ căng thẳng đã trở nên đặc biệt đáng lo ngại giữa Bắc Kinh và Manila, gần như trong tư thế cừu địch với nhau với các tàu chiến nằm trong phạm vi nhạy cảm của Bãi cạn Thomas thứ hai, thuộc quần đảo Trường Sa.

Bộ ba điểm nóng Châu Á này đương nhiên có thể được bổ sung bởi cuộc nội chiến đang diễn ra ở Miến Điện từ gần ba năm nay. Bộ ba điểm nóng này hoàn toàn xứng đáng nhận được sự quan tâm vì các vấn đề liên quan chứa đựng những hậu quả nghiêm trọng trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, có một không gian biển Châu Á đang tranh chấp khác, nơi mà các áp lực cạnh tranh đều đặn được gây ra ở đây từ các chủ thể Nhà nước có quan niệm lãnh thổ không nhất thiết phải thống nhất: Biển Hoa Đông. Trải dài trên diện tích khoảng 750.000 km2, khu vực hàng hải này là một nhánh của Thái Bình Dương bao quanh lục địa Đông Á và kéo dài về phía đông bắc từ Nam Hải, nơi được nối với eo biển Đài Loan nhạy cảm [Cf. Britannica]. Nó kéo dài về phía đông đến chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản, phía bắc đến đảo Kyushu, phía tây bắc đến đảo Cheju của Hàn Quốc và cuối cùng về phía tây đến các tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc. Britannica giải thích một cách hữu ích: “Một số lượng lớn các đảo và bãi cạn nằm rải rác ở biên giới phía đông cũng như ở khu vực gần Trung Quốc đại lục”.

Print Friendly and PDF

21.1.24

Làm thế nào để tự định hướng trong vùng “cao nguyên tân tự do”? Cuộc trò chuyện với Thomas Piketty, Felicia Wong và Gary Gestle

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỰ ĐỊNH HƯỚNG TRONG “VÙNG CAO NGUYÊN TÂN TỰ DO”? CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI THOMAS PIKETTY, FELICIA WONG VÀ GARY GERSTLE

“The World at Work”, trang đầu của một cuốn sách giáo khoa kinh tế học (1934)

Đây có phải là sự kết thúc của chủ nghĩa tân tự do? Đối với một số người, “đỉnh cao” đã qua; đối với những người khác, chúng ta đang chuyển vào trong một vùng “cao nguyên”: làm thế nào để tìm đường đi và làm thế nào để hình dung chuyện gì sẽ xảy ra sau này?

Trong tập mới của loạt bài “chủ nghĩa tư bản chính trị trong chiến tranh/Capitalismes politiques en guerre” của chúng tôi, một nhà kinh tế học, một nhà sử học và một nhà khoa học chính trị đề xuất mở ra những bước đột phá.

Thomas Piketty[1], Noam Maggor[2], Gary Gerstle[3] Felicia Wong[4]

NOAM MAGGOR

Noam Maggor

Một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tự do đang bắt đầu?[*] Hay ngược lại, chúng ta đang tiến tới một phương thức cai quản trao cho chính phủ vai trò tích cực hơn không? Làm thế nào để suy nghĩ lại về vai trò của Nhà nước trong kỷ nguyên toàn cầu mới?

Chính quyền Biden đã đưa ra một số sáng kiến ​​​​táo bạo, không thể hình dung được dưới các chính quyền trước đây. Đáng kể nhất là Đạo luật Đầu tư Cơ sở hạ tầng và Việc làm, đã đầu tư 1,2 nghìn tỷ đô la vào giao thông, truy cập băng thông rộng, nhà máy lọc nước và mạng lưới điện. Sau đó, Đạo luật Khoa học và Chip có kế hoạch dành 280 tỷ đô la cho việc phát triển và sản xuất chất bán dẫn trên lãnh thổ quốc gia. Cuối cùng, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) dự kiến khoản tài trợ 400 tỷ đô la cho các công nghệ sạch.

Chính quyền Biden đã chấp nhận logic và luận điệu của một chính sách công nghiệp mang tính can thiệp cao mà cách đây không lâu là điều hoàn toàn cấm kỵ - một chính sách thậm chí không cần phải nêu tên.

Những biện pháp này đã gây tiếng vang khắp thế giới, ở châu Á, nơi chúng được coi là nỗ lực nhằm kìm hãm sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, và ở châu Âu, nơi các chính sách tương tự đang được xem xét. Phải chăng chúng ta đang đi đầu trong một cái gì đó mới? Chúng ta có đang áp dụng một cách tiếp cận cai quản mới giao lại vai trò tích cực hơn cho chính phủ không?

Print Friendly and PDF

20.1.24

Có phải chúng ta đang chứng kiến một cuộc diệt chủng ở Gaza? 10 điểm về cáo buộc của Nam Phi chống lại Israel

CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐANG CHỨNG KIẾN MỘT CUỘC DIỆT CHỦNG Ở GAZA? 10 ĐIỂM VỀ CÁO BUỘC CỦA NAM PHI CHỐNG LẠI ISRAEL

Ngày 29/12, Nam Phi đã đệ đơn lên Tòa àn Công lý Quốc tế (Cour Internationale de Justice/CIJ), cáo buộc Israel thực hiện hành vi “diệt chủng” đối với người Palestine ở Dải Gaza. Phiên điều trần đầu tiên mà Israel đồng ý xuất hiện để bác bỏ những cáo buộc “vô căn cứ” sẽ được tổ chức vào ngày 11 và 12/1 tại La Haye. 10 điểm, 8 bản đồ và đồ thị giúp chúng ta hiểu được điều gì được thực thi trong quy trình tố tụng bất thường này.

Người Palestine tập trung tại địa điểm Israel tấn công một ngôi nhà ở Rafah, phía nam Dải Gaza, Thứ Tư, ngày 10 tháng 1 năm 2024. © Ismael Mohamad/UPI Ảnh qua Newscom

-----------------------------------------------

1 – Diệt chủng là gì?

Nam Phi đã chính thức khởi kiện Nhà nước Israel trước Tòa án Công lý Quốc tế vào ngày 29 tháng 12[1] vì hành vi diệt chủng đối với người Palestine ở Dải Gaza.

Công ước về diệt chủng[2] được thông qua năm 1948 định nghĩa tội ác này là thực hiện một trong năm hành vi được trích dẫn trong Điều 2 - giết các thành viên của nhóm; gây tổn hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong nhóm; cố ý buộc nhóm phải phục tùng các điều kiện tồn tại gây nên sự hủy diệt toàn bộ hoặc một phần về thể chất của nhóm đó; áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong nhóm; cưỡng chế chuyển trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác - với ý định thực hiện hành vi được đề cập.

Đơn kiện của Nam Phi được đệ trình vào tháng 12 tố cáo “tính chất diệt chủng” của “những hành động và những thiếu sót” của Israel, lưu ý đến sự hiện diện của “ý định đặc thù đi kèm […] nhằm tiêu diệt người Palestine ở Gaza”. Ngoài ra đơn kiện này cũng tố cáo những thiếu sót của Israel đối với “nghĩa vụ ngăn chặn nạn diệt chủng, cũng như nghĩa vụ trừng phạt hành vi xúi giục trực tiếp và công khai phạm tội diệt chủng”, điều cũng được quy định trong công ước năm 1948.

Print Friendly and PDF

19.1.24

Chi phí ẩn đằng sau sự bùng nổ AI: bóc lột xã hội và môi trường

CHI PHÍ ẨN ĐẰNG SAU SỰ BÙNG NỔ A.I.: BÓC LỘT XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Shutterstock

Các cuộc thảo luận chính thống về trí tuệ nhân tạo (AI) đã bị chi phối bởi một số mối quan tâm chính, chẳng hạn như liệu AI siêu thông minh có quét sạch loài người hay liệu AI có cướp đi công việc của chúng ta hay không. Nhưng ta lại ít chú ý đến nhiều tác động môi trường và xã hội khác của việc “tiêu thụ” AI, điều được cho là cũng quan trọng không kém.

Mọi thứ chúng ta tiêu thụ đều có “ngoại ứng” tương ứng – tức những tác động gián tiếp từ việc tiêu dùng này. Ví dụ, ô nhiễm công nghiệp là một ngoại ứng nổi tiếng có tác động tiêu cực đến con người và môi trường.

Các dịch vụ trực tuyến mà chúng ta sử dụng hằng ngày dĩ nhiên cũng có các ngoại ứng, nhưng dường như mức độ nhận thức của công chúng về những điều này còn thấp hơn nhiều (so với sức ảnh hưởng thực sự). Khi mà AI được sử dụng rầm rộ khắp nơi, ta không thể bỏ qua những nhân tố này nữa.

Print Friendly and PDF

17.1.24

Trào lưu triết học Khai Sáng cấp tiến của Spinoza, một cuộc đàm thoại với Jonathan Israel

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHAI SÁNG CẤP TIẾN CỦA SPINOZA, MỘT CUỘC ĐÀM THOẠI VỚI JONATHAN ISRAEL

Tại sao Spinoza lại là thành viên của thế giới và của nền văn hóa của chúng ta? Thật ra đó là câu hỏi thúc đẩy cuộc điều tra lịch sử quan trọng gần đây của Jonathan Israel về thời kỳ của triết gia này. Ngược lại với một số lớn các nhà nghiên cứu, ông khẳng định rằng Spinoza và di sản của ông là rất quan trọng đối với một bộ phận các nhà tư tưởng của trào lưu triết học Khai Sáng. Chúng tôi đã gặp ông ở New York và đã có một cuộc trò chuyện dài.

Tác giả: Florian Louis[*]


Jonathan I. Israel, Spinoza, Life and Legacy, Oxford, Oxford University Press, 2023, 1344 trang, ISBN 9780198857488

Để bắt đầu, xin ông có thể nói cho chúng tôi rõ hơn về tính chất của quyển sách ông dành cho Spinoza? Như nhan đề phụ nêu ra, ông nghiên cứu cuộc đời của Spinoza và cả di sản của ông ấy. Như vậy đây không chỉ là một tiểu sử. Công trình của ông khác với công trình nghiên cứu tiểu sử kinh điển ở những điểm nào, ví dụ như công trình của Steven Nadler?

JONATHAN I. ISRAEL:

Jonathan Israel (1946-)
Steven Nadler (1958-)

Trước tiên tôi muốn nói là tôi khâm phục công trình của Steven Nadler. Chúng tôi là những người bạn thân và thường xuyên trao đổi với nhau về những nghiên cứu của chúng tôi về Spinoza. Tác phẩm tiểu sử của Spinoza của ông ấy đã được xuất bản năm 1999. Vậy là đã gần một phần tư thế kỷ, và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu mới ở Hà Lan, Anh, Pháp, Ý, Đức và đặc biệt là ở Mỹ, từ những tài liệu lưu trữ vốn chưa được khai thác. Như vậy chúng ta có được nhiều chi tiết về cuộc đời của Spinoza và ảnh hưởng đầu tiên của những tư tưởng của ông hơn năm 1999 và tất nhiên, Steven Nadler có lẽ đã viết tiểu sử của ông khác hơn với nhiều chi tiết hơn, nếu như ngày đó ông đã có được tất cả những nghiên cứu mới này.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Steven Nadler là một triết gia và ông chủ yếu tập trung vào cuộc đời của Spinoza. Như vậy quyển sách của ông chủ yếu là một tiểu sử. Thế nhưng như bạn nói quyển sách của tôi có nhiều điều hơn đơn thuần là một tiểu sử. Tôi thấy dường như cuộc đời của Spinoza ẩn dật và bình lặng, đòi hỏi phải vượt khỏi khuôn khổ này. Thật vậy, ông đã rất ít đi du lịch và có nhiều thời gian sống một mình. Ông làm việc ban đêm và ngủ ban ngày, trái ngược với đa số người. Như vậy, thoạt tiên ta có thể nghĩ ông sống một cuộc đời rất bình lặng, không sóng gió. Nhưng trong thực tế, ông đã gây ra những chống đối, giận dữ, cuồng nộ nhiều hơn bất kỳ một nhà tư tưởng nào cùng thời với ông.

Quyển sách của tôi có nhiều điều hơn đơn thuần là một tiểu sử. Tôi thấy dường như cuộc đời của Spinoza là ẩn dật và bình lặng, đòi hỏi phải vượt khỏi khuôn khổ này.

JONATHAN I. ISRAEL

Print Friendly and PDF

15.1.24

Adam Smith và “phồn vinh của các quốc gia”

ADAM SMITH VÀ “PHỒN VINH CỦA CÁC QUỐC GIA”

Tôn Thất Thông

Phỏng theo phim tài liệu của ARTE.TV France & ZADIG Productions

Adam Smith (1723-1790)

Giới thiệu: Ai cũng thừa nhận rằng, Adam Smith đã khai sinh lý thuyết kinh tế hiện đại, là cha đẻ của nền kinh tế mà ngày nay chúng ta gọi là tư bản chủ nghĩa. Điều phiền toái là, vài khái niệm cốt lõi được Smith trình bày rất tổng quát mà để hiểu toàn diện, chúng ta cần đặt chúng vào luồng tư duy triết học đạo đức của Adam Smith. Bài tóm tắt sau đây lấy ý từ bộ phim tài liệu dài 60 phút của đài ARTE.TV, chủ yếu đề cập đến ba trong nhiều khái niệm quan trọng vốn dĩ đã gây khá nhiều tranh cãi, thậm chí việc hiểu sai của một số lãnh đạo kinh tế đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Ba khái niệm đó là ‘phân công lao động, tư lợi và bàn tay vô hình’. Nội dung bộ phim này tóm tắt ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Adam Smith, những giáo sư đại học ngành kinh tế, sử học, triết học và nhân chủng học (xin xem danh sách ở cuối bài).

* * *

Chủ nghĩa tư bản sản sinh một động lực thường xuyên về tích lũy, sáng tạo và khủng hoảng. Giống như Adam Smith, Karl MarxJoseph Schumpeter, chúng ta hôm nay đã tìm thấy những tiền đề đầu tiên để cắt nghĩa các cuộc khủng hoảng. Chủ nghĩa tư bản phát xuất từ đâu? Nó có phải là sản phẩm của một quá trình phát triển tự nhiên của xã hội? Hay nó bắt nguồn từ lý thuyết vốn xuất hiện đồng thời với sự chuyển hóa chính trị và công nghệ? Mỗi người trong chúng ta là một bộ phận của hệ thống này mà lịch sử của nó có thể cắt nghĩa được hiện tại và tương lai chúng ta.



Adam Smith dọn về ở trong căn nhà mới Panmure House năm 1778, hai năm sau khi xuất bản tác phẩm Phồn vinh của các Quốc gia (The Wealth of Nations). Có một lò sưởi đốt bằng củi trong phòng khách của Smith, nơi chứng kiến phút giây định mệnh trong cuộc đời học thuật của Smith. Ông không muốn để lại những bản thảo viết tay chưa hoàn tất hoặc chưa trau chuốt cẩn thận, cho nên đã viết trong di chúc rằng, hai người chưởng khế lo việc quản lý bản di chúc phải đốt hết các bản viết tay sau khi ông mất. Nhưng chưa yên tâm, vài ngày trước khi mất, ông gọi hai người chưởng khế đến để đốt trước mặt ông tất cả những bản thảo chưa công bố. Chỉ còn lại hai tác phẩm đã được hiệu đính cẩn thận và đã phát hành, đó là Lý thuyết về Cảm xúc Luân lý (Theory of Moral Sentiments) xuất bản lần đầu năm 1759 và tác phẩm nổi danh hơn Phồn vinh của các Quốc gia xuất bản lần đầu năm 1776, từ đây chúng ta gọi tắt là Phồn vinh.

Tác phẩm Phồn vinh không những được giữ lại sau khi Smith mất mà đã trở thành Thánh Kinh của kinh tế thị trường tự do trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Tiếc thay, rất nhiều tài liệu chép bằng tay đã vĩnh viễn biến mất trong ngọn lửa. Chỉ còn lại Phồn vinh và những lý giải liên quan của người đời sau để quảng bá tác phẩm giáo khoa kinh tế mang tính chất thuần túy khoa học này. Sử gia Nicholas Phillipson nhận xét: “Lịch sử về tác phẩm Phồn vinh quả là lý thú. Nếu bạn quan sát phiên bản đầu tiên thì sẽ thấy, đó là một tác phẩm vô cùng công phu. Nó gợi cho chúng ta cảm giác rằng, tác phẩm này chỉ dành cho một giới độc giả đặc biệt, như triết gia hoặc chính trị gia chẳng hạn. Nhưng thật lý thú là, với lần tái bản năm 1784 bán với giá thấp hơn, nó đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất ngay trong lúc tác giả còn sống, và nó đã trở thành một sản phẩm hàng loạt. Nói cách khác, từ một tác phẩm dành cho chuyên gia, nó trở thành tác phẩm bán chạy nhất cho đại chúng và cứ giữ vị trí đó mãi đến sau này. Tác phẩm Phồn vinh không bao giờ bị quên lãng, luôn luôn có mặt trên thị trường sách và luôn luôn là sách bán chạy”.

Print Friendly and PDF

13.1.24

Norbert Elias, nhà nghiên cứu không thể xếp loại được

NORBERT ELIAS, NHÀ NGHIÊN CỨU KHÔNG THỂ XẾP LOẠI ĐƯỢC

Nathalie Heinich[*]

Ngày nay, Norbert Elias, nhà xã hội học về nền văn minh của các phong tục đã truyền cảm hứng cho toàn bộ các ngành khoa học nhân văn. Sự nghiệp của ông bao gồm nhiều chủ đề, từ cơ thể đến Nhà nước, vượt ra ngoài ranh giới của các ngành.

Sự tiếp nhận chậm chạp đối với sự nghiệp của Norbert Elias đã trở thành huyền thoại trong lịch sử của các khoa học về con người và xã hội. Luận án của ông về xã hội cung đìnhcuốn sách lớn đầu tiên của ông về “quá trình văn minh” chỉ xuất hiện trong các hiệu sách hơn ba mươi năm sau khi chúng được soạn thảo; và ông chỉ được công nhận là một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất sau khi đã về hưu, kết thúc một sự nghiệp hàn lâm thất thường.

Print Friendly and PDF

11.1.24

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận của mình

MỘT HỌC THUYẾT CỦA FRIEDMAN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP LÀ TĂNG LỢI NHUẬN CỦA MÌNH

Milton Friedman

Ngày 13 tháng 9 năm 1970

Nguồn ảnh: Kho lưu trữ của tờ New York Times

Xem bài báo trên trang nguyên thủy ngày 13 tháng 9 năm 1970 trong kho lưu trữ của NYT, Mục SM, Trang 17. Mua bản in lại

Giới thiệu về Kho lưu trữ [của New York Times]

Đây là phiên bản số hóa của một bài báo từ kho lưu trữ bản in của The Times, trước khi bắt đầu xuất bản trực tuyến vào năm 1996. Để giữ nguyên những bài báo này như ban đầu, The Times không thay đổi, chỉnh sửa hoặc cập nhật chúng.

Đôi khi, quá trình số hóa đưa ra các lỗi sao chép hoặc các vấn đề khác; chúng tôi đang tiếp tục làm việc để cải thiện các phiên bản lưu trữ này.

KHI nghe các nhà doanh nghiệp nói một cách hùng hồn về “các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong một hệ thống kinh doanh-tự do (free-enterprise)”, tôi nhớ tới câu nói tuyệt vời của một người Pháp ở tuổi 70, người đã nhận ra rằng bản thân anh ta suốt đời đã nói bằng văn xuôi. Các nhà doanh nghiệp tin rằng họ đang bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi họ tuyên bố rằng doanh nghiệp không “chỉ quan tâm” tới lợi nhuận mà còn tới việc thúc đẩy các mục tiêu “xã hội” mong muốn; doanh nghiệp đó có “lương tâm xã hội” và thực hiện nghiêm túc các trách nhiệm của mình trong việc cung cấp công ăn việc làm, xóa bỏ phân biệt đối xử, tránh ô nhiễm và bất kỳ điều gì khác có thể là khẩu hiệu của hàng loạt nhà cải cách đương thời. Trên thực tế, họ – hoặc sẽ như vậy nếu họ hoặc bất kỳ ai khác coi trọng họ – đang rao giảng chủ nghĩa xã hội thuần khiết và không pha trộn gì cả. Những nhà doanh nghiệp nói theo cách này vô tình là những con rối của các lực lượng trí thức đang phá hoại cơ sở của một xã hội tự do trong những thập kỷ qua.

Các cuộc thảo luận về “các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” là đáng chú ý vì sự phân tích lỏng lẻo và thiếu chặt chẽ của chúng. Việc nói rằng “doanh nghiệp” có trách nhiệm có nghĩa lý gì? Chỉ có con người mới có thể có trách nhiệm. Một công ty là một con người giả tạo, và theo nghĩa này có thể có các trách nhiệm giả tạo, nhưng không thể nói “doanh nghiệp” nói chung là phải có trách nhiệm, ngay cả theo nghĩa mơ hồ này. Bước đầu tiên hướng tới sự rõ ràng trong việc suy xét học thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đặt câu hỏi chính xác nó ám chỉ điều gì đối với ai.

Print Friendly and PDF

9.1.24

Thách thức Vésuve: đi thư viện, 2000 năm sau

THÁCH THỨC VÉSUVE: ĐI THƯ VIỆN, 2000 NĂM SAU

Quan điểm thời sựSức mạnh của trí tuệ nhân tạo

Một thư viện bị lãng quên có thể tái sinh từ những tro tàn của núi Vésuve? Đã hai thế kỷ trôi qua từ khi ta biết đến sự tồn tại của những cuộn giấy cói bị cháy đen thành than, chúng dường như bị hủy hoại mãi mãi, không thể giải mã được. Nhưng những bước tiến nhảy vọt về công nghệ gần đây nhất và sự hợp tác của những người đam mê có thể giúp giải mã các văn bản Hy Lạp và La Mã từ thời Cổ Đại. Raphaël Doan giải thích cho chúng ta những lý do của phép lạ này.

Tác giả: Raphaël Doan[1]

Johan Christian Dahl, Núi lửa Vésuve phun trào, tranh sơn dầu, 1824, Metropolitan Museum of Art.

Càng tiến về tương lai thì chúng ta cũng tiến đến gần quá khứ. Đó là một trong những đặc tính kỳ lạ của sự tiến bộ của kỹ thuật và tri thức. Khoảng cách giữa chúng ta và các thời kỳ cổ xưa càng gia tăng thì những thời kỳ này lại càng lộ rõ ra cho chúng ta. Chúng ta biết thời Cổ Đại nghìn lần rõ hơn người thời Trung Cổ biết về nó (thời Cổ Đại), chúng ta biết thời Trung Cổ nghìn lần rõ hơn người thời kỷ nguyên Ánh Sáng biết về nó. Voltaire đã viết: “Để thâm nhập vào mê lộ tối tăm của thời Trung Cổ, cần phải nhờ đến các tài liệu lưu trữ, và ta hầu như không có.” Công nghệ và hoạt động nghiên cứu càng tiến triển, chúng ta càng tìm lại được và có thể xử lý các nguồn và các tài liệu, chúng ta càng có thể suy diễn, phát hiện và phục dựng.

Print Friendly and PDF

7.1.24

Giải sách Quốc gia 2023 cho Bí mật Thung lũng Silicon

Sách

BÍ MẬT CỦA THUNG LŨNG SILICON

nhận được

GIẢI SÁCH QUỐC GIA NĂM 2023

(HẠNG KHUYẾN KHÍCH)

Anh chị và bạn đọc thân mến,

Một tuần trước, quyển sách dịch Bí mật của Thung lũng Silicon đã lọt vào danh sách Chung khảo trở thành finalist, và hôm nay nó chính thức được trao giải Giải Sách Quốc Gia lần thứ 6 năm 2023, hạng khuyến khích, như Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố vừa báo tin vui. “Con thuyền không bến” lọt vào một giải lớn của nhà nước là một sự may mắn và niềm vui. Trước đó, sách cũng đã được nhà nước đặt hàng mua 2.000 bản, một niềm vui khác:

Bà Deborah Perry Piscione, một startuper thành công và là tác giả quyển sách, chắc sẽ rất vui khi nghe tin này. Bà rất xứng đáng vì đã bỏ ra nhiều công sức để điều tra và nghiên cứu hệ sinh thái của Thung lũng Silicon, giống như Một cuộc điều tra về bản chất và nguyên nhân của sự phồn vinh từ mảnh đất Thung lũng Silicon. Hiệu ứng giàu có từ đây lan tỏa ra khắp các lục địa.

Print Friendly and PDF