30.8.16

Thách thức của cải cách kinh tế học



Cải cách kinh tế học nhìn từ bên trong
THÁCH THỨC CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ HỌC
Cameron Murray
Không thể cường điệu thách thức mà cải cách kinh tế học phải đối mặt. Kinh tế học hiện đại dòng chính vẫn chiếm ưu thế trong các trường đại học và các chính phủ của chúng ta mặc cho bằng chứng áp đảo chống lại hầu hết các nguyên tắc cốt lõi của nó, và mặc cho nhiều thập niên nỗ lực của các cuộc cách mạng. Khái niệm về trạng thái cân bằng tĩnh và ‘tác nhân tiêu biểu’ (‘representative agent’) của phương pháp tổng gộp chỉ là hai khái niệm mà đã nhiều lần cho thấy là không có sự nhất quán nội tại, không chỉ từ những người bên ngoài mà còn từ nhiều trong số những nhà lãnh đạo trong dòng chính. Tuy nhiên, chúng vẫn tiếp tục thống trị bộ môn [kinh tế học] này.
Điều cốt lõi vẫn không hề suy suyển.
Các khái niệm lỗi thời và không thích đáng về mặt kinh tế vẫn chiếm đầy các trang của những quyển giáo trình nhập môn. Từ đó, chúng được nhồi vào tâm trí của mỗi thế hệ sinh viên mới, đến lượt mình, họ tiếp tục chuyển giao các ý tưởng này cho thế hệ sinh viên tiếp theo, và toàn bộ xã hội rộng lớn hơn. Để biến đổi bộ môn [kinh tế học], điều cần thiết là phải phá vỡ những vòng phản hồi trong hệ thống này.
Print Friendly and PDF

29.8.16

Các nhà kinh tế đưa ra các quy tắc đạo đức




CÁC NHÀ KINH TẾ ĐƯA RA CÁC QUY TẮC ĐẠO ĐỨC

BEN CASSELMAN
CHICAGO – Một nhóm các nhà kinh tế hàn lâm hàng đầu đã thông qua các quy tắc xung đột lợi ích để đáp lại những phê phán cho rằng ngành kinh tế học không những thất bại trong việc dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, mà trong thực tế có thể còn giúp tạo ra nó.
Chính sách mới này quyết định không đi tới cùng trước lời kêu gọi của một số người trong ngành kinh tế học về những hướng dẫn chung về mặt đạo đức.
Nhiều nhà kinh tế còn làm tư vấn cho các công ty, các chính phủ và các tập đoàn khác, những công việc ngoài lãnh vực học thuật chính thức của họ. Các nhà phê bình, cả bên trong và bên ngoài ngành kinh tế học, đã biện luận rằng các mối quan hệ đó – thường có lợi và đôi khi không được công bố – có thể đã gây ảnh hưởng đến công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, khiến họ, trước tiên, bỏ lỡ những dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sắp xảy đến và tiếp đó khuyến nghị những giải pháp về chính sách chỉ phục vụ cho lợi ích của các khách hàng của họ, với cái giá mà nền kinh tế nói chung phải gánh trả.
Print Friendly and PDF

26.8.16

Sức mạnh của những cú hích tốt và xấu

Sức mạnh của những cú hích tốt và xấu
Richard H. Thaler
Những cú hích, tức những thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hành vi cá nhân, đang trở thành mốt. Những kỹ thuật này dựa trên những hiểu biết sâu sắc của khoa học hành vi, và khi được sử dụng một cách có đạo đức, chúng có thể rất hữu ích. Nhưng chúng ta cần phải đảm bảo rằng không sử dụng chúng để dẫn dắt con người ra những quyết định sai lầm mà họ sẽ hối tiếc về sau.
Print Friendly and PDF

24.8.16

25 công ty này quyền lực hơn rất nhiều nước trên thế giới



25 công ty này quyền lực hơn rất nhiều nước trên thế giới

Không được xem là một nhà nước, để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia đang thi đua với các chính phủ về quyền lực toàn cầu. Ai là người chiến thắng?
PARAG KHANNA
Thoạt nhìn, câu chuyện của công ty Accenture giống như nguyên mẫu giấc mơ của người Mỹ. Là một trong những công ty tư vấn lớn nhất thế giới, có doanh thu hàng chục tỷ đô-la hàng năm, được thành lập vào những năm 1950 như là một bộ phận nhỏ của công ty kế toán Arthur Andersen. Dự án lớn đầu tiên của họ là tư vấn cho công ty General Electric để lắp đặt một máy tính tại một cơ sở ở bang Kentucky nhằm tự động hóa quy trình thanh toán. Họ trải qua nhiều thập niên tăng trưởng tiếp theo sau đó, và đến năm 1989, bộ phận đã trưởng thành đủ lớn để trở thành một tổ chức riêng: công ty tư vấn Andersen Consulting.
Print Friendly and PDF

23.8.16

Nhà kinh doanh, tinh thần kinh doanh, và đạo đức kinh doanh

Nhà kinh doanh, tinh thần kinh doanh, và đạo đức kinh doanh

Trần Hữu Quang
Kinh doanh ở Việt Nam bây giờ đã trở thành một hoạt động bình thường, và từ ngữ “kinh doanh” đã được sử dụng một cách hết sức phổ thông trong đời sống xã hội hàng ngày. Tuy nhiên, xét về mặt lịch sử, nếu hoạt động kinh doanh, hiểu theo nghĩa rộng của từ này, có thể đã diễn ra từ lâu qua các thế kỷ phát triển kinh tế của Việt Nam, thì ngược lại, nhân vật nhà kinh doanh (hay doanh nhân), theo nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay, lại chỉ mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi bắt đầu hình thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong thời Pháp thuộc, đặc biệt là ở các đô thị.
Ngay bản thân thuật ngữ “kinh doanh” (hay còn nói là “kinh dinh”) ngày xưa được hiểu là việc tổ chức khai khẩn, mở mang đất đai và lập nghiệp, thường do các bậc vua quan tiến hành, chứ chưa được hiểu theo nghĩa hoạt động làm ăn buôn bán của người thường dân như bây giờ.[1] Cuốn từ điển Annam - La-tinh mà Pigneaux de Béhaine soạn năm 1772-1773 giải thích từ “kinh dinh” là “đặt mọi sự vào chỗ chúng”.[2] Đến năm 1895, cuốn từ điển của Paulus Của vẫn còn định nghĩa từ “kinh dinh” một cách khá chung chung là “sửa sang, sắp đặt”, ví dụ: “kinh dinh việc lớn”.[3] Nhưng sang đầu thế kỷ XX thì từ “kinh doanh” đã bắt đầu gắn liền với những ý niệm mới về sự sinh lợi, việc buôn bán hay hoạt động tài chính, và bên cạnh đó còn xuất hiện những từ mới có liên quan như doanh lợi, doanh nghiệp, thực nghiệp, doanh thương...[4]
Print Friendly and PDF

20.8.16

Huyền thoại về tư lợi đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu như thế nào

Huyền thoại về tư lợi đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu như thế nào

Liệu sự tiến hóa có dạy cho chúng ta điều gì quan trọng về kinh tế học và chính sách công hay không?
Mark van Vugt Michael Price
Một người bạn của tôi là một nhà quản lý nguồn nhân lực làm việc trong ngành ngân hàng ở Hà Lan vào đầu thế kỷ 21. Đây là thời kỳ những năm vinh quang khi các ngân hàng chuyển từ chỗ bạn có thể bảo vệ các khoản tiền tiết kiệm cá nhân của mình thành các ngân hàng đầu tư với các danh mục đầu tư cổ phiếu, phái sinh, trái phiếu và bất động sản của họ. Các ngân hàng đầu tư làm ra hàng tấn tiền và công việc của bạn tôi là trao các khoản tiền thưởng năm. Tiền thưởng bằng một bội số tiền lương hằng năm không phải là điều ngoại lệ. Tôi hỏi ông ấy các nhân viên ngân hàng phản ứng như thế nào khi được trao tiền thưởng. Họ có bao giờ cảm ơn ông không? Không, ông cho biết, ông chưa bao giờ nhận được một lời cảm ơn. Điều duy nhất mà họ hỏi là "bao nhiêu vậy và như vậy đủ chưa?" Bị vỡ mộng với nghề, giờ đây ông ấy làm việc tại trường đại học của tôi, giảng dạy cho sinh viên về đạo đức kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực.
Print Friendly and PDF

19.8.16

Phỏng vấn Mark Blaug


Mark Blaug (1927-2011)

Mark Blaug (1927-2011)

Brian SnowdonHoward R. Vane
Mark Blaug hiện nay là Professor Emeritus tại đại học London và đại học Buckingham và Visiting Profesor tại đại học Exeter, Anh. Ông được biết đến nhất nhờ những công trình về kinh tế học giáo dục, khoa học luận và lịch sử tư tưởng kinh tế.
Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Mark Blaug trong văn phòng của con ông tại đại học Leeds ngày 1 tháng năm 1998.
Thông tin căn bản
Giáo sư bắt đầu học kinh tế lúc nào và ở đâu?
Tôi học khoá kinh tế đầu tiên tại đại học California, Berkeley năm 1947. Nhưng mối quan tâm của tôi đối với kinh tế học thực sự được phát triển từ thời học trung học ở Hoa Kì. Tôi là một người Hoà Lan đến Hoa Kì vào giữa thế chiến thứ hai. Năm cuối bậc trung học tôi có một người thầy dạy thương mại - vào lúc bấy giờ kinh tế học được dạy dưới tên gọi này ở bậc trung học và không bao giờ được gọi là kinh tế học. Bà ta dẫn tất cả những học trò giỏi trong lớp, mà tôi là một trong những số đó, đi nghe một buổi diễn thuyết về Henry George tại Henry George School of Social Science ở New York và được phát miễn phí một quyển sách của ông, Tiến bộ và nghèo khó (1879)[1]. Khi đọc quyển này tôi vào khoảng 17 tuổi và nghĩ rằng đây quả thật là một cuốn sách tuyệt vời - thật ra nó làm tôi hoàn toàn sửng sốt. Sau đó tôi quyết định là tôi muốn học kinh tế học. Tôi tiếp tục ở đại học California, Berkeley, nơi tôi học khoá kinh tế đầu tiên. Vào thời đó tôi là một nhà mácxít. Từ chủ nghĩa Marx tôi học được quyết định luận kinh tế, theo đó không có gì quan trọng hơn bằng những cơ sở kinh tế của xã hội. Tiếc thay, càng học nhiều về kinh tế tôi lại càng ít tin vào Henry George hay vào Karl Marx. Nói như thế rồi thì tôi cũng phải nói thêm là, ngay cả ngày nay, tôi chưa bao giờ khắc phục hết chủ nghĩa triệt để của George và Marx và tôi nghĩ kết quả là nhờ thế tôi là một nhà kinh tế tốt hơn.
Print Friendly and PDF

17.8.16

Ngân hàng trung ương



Ngân hàng trung ương

Central bank
® Giải Nobel: MUNDEL, 1999
Ngân hàng trung ương được định nghĩa như định chế nằm ở trung tâm của hệ thống thanh toán nhằm đảm bảo việc chi trả và kiểm soát sự bành trướng của cung tiền. Đây là định chế được xem là có khả năng gìn giữ giá trị đồng tiền của một nước.
Những ngân hàng lâu đời nhất, Ngân hàng Anh (1694), Ngân hàng Thuỵ Điển (1666) hay mới hơn như Ngân hàng Pháp (1800) không được quan niệm như những định chế trung ương mà chỉ như những viện phát hành giấy bạc ngân hàng và chiết khấu những hối phiếu và lệnh phiếu, một phần những hoạt động này nhằm làm lợi cho Nhà nước.
Chính như thế mà, để chỉ giới hạn ở trường hợp của Pháp, những nghiệp vụ của Ngân hàng Pháp chủ yếu là phát hành giấy bạc vô danh trả ngay khi xuất trình cũng như những lệnh phiếu, đối phần của những thương phiếu có đầy đủ ba chữ kí. Hơn nữa, ngân hàng cũng có thể nhận kí gởi của các cá nhân và của những cơ quan công cộng. Ngân hàng Pháp cam kết cung cấp một số dịch vụ khác nhau cho Kho bạc, những dịch vụ này sau đấy đã phát triển dưới hình thức những ứng trước tạm thời cho Kho bạc. Lúc đầu những nghiệp vụ chiết khấu phải là nguồn gốc cho việc phát hành tiền tín dụng. Trong những năm đầu tồn tại của Ngân hàng Pháp, tỉ phần của những ngân hàng trong những nghiệp vụ chiết khấu là vô cùng quan trọng. Tỉ phần của chiết khấu trong toàn bộ những thương phiếu lên đến hơn 50% năm 1935 và chỉ bị bãi bỏ vào năm 1970. Rồi đạo luật về tính độc lập của Ngân hàng Pháp năm 1993 đã gần như bỏ hẳn khách hàng tư nhân, cấm cung cấp tín dụng cho Nhà nước và giao cho ngân hàng trung ương trách nhiệm về chính sách tiền tệ. Chính như thế mà dần dần Ngân hàng Pháp, lúc ban đầu là một ngân hàng thương mại chiết khấu đã thật sự biến thành một ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm về sự an toàn và trường tồn của toàn bộ hệ thống thanh toán cũng như về chính sách tiền tệ.
Print Friendly and PDF

15.8.16

Định nghĩa lại Tư bản chủ nghĩa



ĐỊNH NGHĨA LẠI TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Nick Hanauer & Eric Beinhocker
Sự thịnh vượng là gì? Tăng trưởng bắt nguồn từ đâu? Tại sao các thị trường vận hành? Chúng ta giải quyết sự căng thẳng giữa một thế giới thịnh vượng và một thế giới đạo đức (moral world) như thế nào?
Đối với tất cả mọi người, ngoại trừ nhóm 1 phần trăm người có thu nhập cao nhất, nền kinh tế Mỹ là bị rạn nứt. Từ những năm 1980, đã có một sự thiếu kết nối ngày càng lớn giữa đời sống của những người Mỹ bình thường với số liệu thống kê - thể hiện rằng sự thịnh vượng của chúng ta đang tăng lên. Mặc dù có sự thụt lùi do cuộc Đại suy thoái, nền kinh tế Mỹ đã tăng qui mô hơn gấp đôi trong ba thập kỷ qua, trong khi thu nhập của tầng lớp trung lưu và sức mua đã chững lại. Của cải khổng lồ được tạo ra trong khi những người sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số (ND: 1946- 1964) mất tiền tiết kiệm hưu trí của mình. Lợi nhuận doanh nghiệp đạt mức cao kỷ lục trong khi tính cơ động xã hội đạt mức thấp kỷ lục, tụt hậu so với các nước phát triển khác. Đối với rất nhiều gia đình, giấc mơ Mỹ ngày càng trở thành một kí ức lịch sử hơn là một hiện thực có thể đạt được.
Print Friendly and PDF

13.8.16

Tiền tệ được dùng vào việc gì?



Tiền tệ được dùng vào việc gì?

Là một công cụ trao đổi đơn giản đối với các nhà kinh tế, tiền tệ trước hết là một sự được mất về quyền lực và là một vec-tơ gắn kết xã hội mạnh mẽ. Các đường nét của nó không ngừng tiến hóa theo thời gian, để trở nên mờ nhạt với sự tài chánh hóa nền kinh tế.
1. Tiền tệ là gì và ai tạo ra nó?
Jézabel COUPPEY–SOUBEYRAN
Tiền tệ đóng vai trò then chốt trong hoạt động của các nền kinh tế và của các xã hội. Vì vậy làm chủ được việc tạo ra tiền luôn là một sự được mất mang tính quyết định.
Print Friendly and PDF

10.8.16

Kinh tế học vĩ mô



Kinh tế học vĩ mô

Macroeconomics
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 KLEIN, 1980 LEWIS, 1979 LUCAS, 1995 MEADE, 1977 MODIGLIANI, 1985 MUNDELL, 1999 OHLIN, 1977 SCHULTZ, 1979 SOLOW, 1987 TOBIN, 1981
Định nghĩa phân tích vĩ mô trong vài trang là một thách thức do trường của phân tích này vô cùng rộng lớn. Quyết định võ đoán được chọn trong bài này là xuất phát từ việc mô tả một mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản, những giả thiết của mô hình ấy, những cách sử dụng có thể của mô hình và những vấn đề về mặt khái niệm mà mô hình đặt ra. Có thể sử dụng mô hình này một cách rõ ràng, hoặc thường mô hình là điểm qui chiếu ngầm của tư duy kinh tế vĩ mô. Sau khi mô tả mô hình và những giới hạn của nó, chúng tôi sẽ mô tả những phát triển và cải tiến được đưa vào mô hình: những cơ sở kinh tế vi mô của mô hình, những hiệu ứng tồn kho chứ không chỉ những hiệu ứng luồng, những hiệu ứng động, những bổ sung gắn liền với một mô tả chi tiết các cơ chế tài chính. 

Những nguyên lí cơ bản của phân tích và mô hình hoá kinh tế vĩ mô

Phân tích kinh tế vĩ mô điển hình giả định là có một số tác nhân tiêu biểu: một nhà sản xuất, một người tiêu dùng, một ngân hàng Tiêu biểu có nghĩa là các tác nhân này được giả định có hành vi của toàn thể những tác nhân kinh tế vi mô (giá cả làm cân bằng cung và cầu): thị trường tài chính, thị trường ngoại hối. Đối với những thị trường khác, giả thiết biến đổi tuỳ thị trường.
Print Friendly and PDF

8.8.16

Gerard Debreu hay kinh tế học giống như toán học ứng dụng



Gérard Debreu (1921-2004)

Gerard Debreu hay kinh tế học giống như toán học ứng dụng

Gilles Dostaler
Là kiến trúc sư của thuyết chính thống tân cổ điển mới, Gerard Debreu đã xây dựng cho lý thuyết cân bằng kinh tế chung một phiên bản mang tính dứt điểm. Ông cũng là một trong những người gây dựng chính việc toán học hoá kinh tế học.
Gerard Debreu là người Pháp đầu tiên được trao giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel.
Về mặt định lượng, số tác phẩm của Gerard Debreu ít hơn số tác phẩm của hầu hết các nhà kinh tế học, mà chúng ta đã đề cập đến thời điểm này: một cuốn sách ngắn, độ một trăm trang, và vài chục bài viết. Hơn nữa, tác phẩm của ông không phải dễ đọc đối với các độc giả bình thường, không quen thuộc với các kỹ thuật toán học tiên tiến nhất được sử dụng trong kinh tế học. Tuy nhiên, Debreu là một trong những nhà kinh tế học được viện dẫn nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất thời hậu chiến.
Print Friendly and PDF

6.8.16

Tại sao Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học hành vi sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có Darwin


Tại sao Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học hành vi sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có Darwin 
Terry Burnham 
Kinh tế học đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng thầm lặng, rơi vào sự chia rẽ từ bốn mươi năm trước [những năm 1970] và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong nghiên cứu “Hướng đến sự kết hợp theo thuyết Darwin mới của kinh tế học tân cổ điển và kinh tế học hành vi”, tôi đã tranh luận về việc những môn khoa học tự nhiên đã đưa ra được một lộ trình để tái thống nhất kinh tế học theo hướng tốt nhất.
Kinh tế học được chia thành trường phái tân cổ điển (the neoclassical school), vốn cho rằng con người là những sinh vật tối đa hóa một cách duy lí, và trường phái hành vi (the behavioral school) vốn chỉ ra rằng con người - theo cách nói của Richard Thaler - “ngớ ngẩn và tử tế” hơn nhiều so với những giả định của các nhà kinh tế học tân cổ điển.
Print Friendly and PDF

4.8.16

Vì sao các nhà kinh tế ưu tiên cho y tế


Apurva Sanghi
Kenneth Arrow (1921-)

Vì sao các nhà kinh tế ưu tiên cho y tế

Kenneth Arrow và Apurva Sanghi
PALO ALTO – Trong một thế giới lý tưởng, tất cả mọi người, ở mọi nơi, sẽ được tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết mà không phải trả nhiều hơn những gì mà họ có khả năng. Nhưng "chăm sóc y tế cho mọi người" – còn được gọi là bảo hiểm y tế toàn dân – có thực sự là điều khả thi, không chỉ ở các nước giàu, mà cả ở những nước nghèo nhất không?
Tóm lại, câu trả lời là có. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã tham gia cùng hàng trăm nhà đồng nghiệp kinh tế thuộc gần 50 nước thúc giục các nhà lãnh đạo trên thế giới ưu tiên đầu tư vào bảo hiểm y tế toàn dân. Và động lực to lớn hơn đằng sau bản Tuyên bố của các nhà kinh tế về bảo hiểm y tế phổ quát này, được Quỹ Rockefeller tập hợp và giờ đây có hơn 300 chữ ký, đã đặt y tế và sự phát triển toàn cầu vào một khúc quanh lịch sử.
Print Friendly and PDF

3.8.16

An sinh gia đình tại nông thôn Nam Bộ hiện nay



AN SINH GIA ĐÌNH TẠI NÔNG THÔN NAM BỘ HIỆN NAY

Vũ Th Thu Thanh[*]

An sinh gia đình là một khái niệm dùng để chỉ sự đảm bảo của gia đình cho từng thành viên, nhất là trong những phân đoạn có khả năng dễ tổn thương như sinh, lão, bệnh, tử và trạng huống khác như tai nạn, thất nghiệp, khuyết tật, mất tài sản… về những nhu cầu cơ bản như thực phẩm, nhà ở, quần áo, giáo dục, tài chính và những sự hỗ trợ tinh thần để giúp các thành viên phát triển và hội nhập xã hội. Sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản và lợi ích của các thành viên dựa trên sự phân chia về vai trò và trách nhiệm được thực hiện một cách tuần tự giữa các thế hệ trong gia đình. Nhiều biến động xã hội đã xảy ra ở nông thôn Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa như áp lực dân số, cạn kiệt quỹ đất nông nghiệp, bất bình đẳng trong phân phối ruộng đất, gia tăng ứng dụng các loại máy móc nông nghiệp tiết kiệm lao động, biến động giá cả nông sản và xuất cư. Bài viết này phân tích một số xu hướng xã hội đã và đang xảy ra làm suy giảm an sinh gia đình, đó là: sự biến động về sở hữu ruộng đất, về cơ hội nông nghiệp, cơ hội sinh kế có được từ mạng lưới trao đổi kinh tế nông thôn, và xu hướng xuất cư; đồng thời cho thấy một bối cảnh sản xuất nông nghiệp rộng hơn đang chi phối nền kinh tế nông nghiệp hiện nay.
Có thể nói, gia đình là nơi đáp ứng những nhu cầu cơ bản và lợi ích cho các thành viên. Trong gia đình luôn có “những cánh tay làm việc lẫn những miệng ăn phải nuôi; trẻ em và người già là những miệng ăn, những đôi tay của họ thì không có ích lợi gì bao nhiêu cho lao động, ngược lại, thanh niên và người lớn sản xuất nhiều hơn cái mà họ ăn, và diễn ra một sự tái phân phối giữa người này và người kia, mỗi người đều biết rằng trong suốt cuộc đời, mình sẽ trải qua tất cả các tình cảnh” (Henri Mendras. 1995:39-49, dẫn lại theo Trần Hữu Quang, 2011:5). Trong xã hội nông nghiệp, gia đình là hình thức phổ biến và là một đơn vị sản xuất mà phương tiện để đảm bảo sự sinh tồn của nó là đất đai. Trong gia đình, con cái là nguồn đảm bảo kinh tế và là nơi nương tựa của bố mẹ khi họ già yếu. Những người già, sau một quá trình dài lao động, được tôn kính và được chăm sóc cho tới chết; trẻ em được nuôi nấng và được xã hội hóa phần lớn trong gia đình; thanh niên và người lớn là nguồn lao động chính để cung cấp các nguồn lực cho các thành viên còn lại. Các biến cố xảy ra trong gia đình đều được các thành viên chia sẻ, chăm sóc và giúp đỡ. Sự phân chia các trách nhiệm được thực hiện giữa các thế hệ theo tuần hoàn chứ không phải theo tuyến tính. Có thể nói gia đình là nơi mà các thành viên, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, đều có thể dựa vào đó để tìm kiếm sự nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển và chia sẻ tình cảm. Chính trên cơ sở đó mà gia đình được xem như một bộ phận của hệ thống bảo hiểm (Bùi Quang Dũng. 2007:129-130).
Print Friendly and PDF

1.8.16

Hãy chặn đứng chủ nghĩa tự do kinh tế: Bài phỏng vấn Alan Kirman gây sốc



Hãy chặn đứng chủ nghĩa tự do kinh tế: Bài phỏng vấn Alan Kirman gây sốc
Christian Chavagneux
Alan Kirman, giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Aix-Marseille 3, không được công chúng biết đến nhiều. Nhưng ông rất được tôn trọng trong thế giới nhỏ bé của các nhà kinh tế, ở nước ngoài cũng như ở Pháp. Là môn đồ của lý thuyết thống trị và các công cụ của nó, ông được các đồng nghiệp thừa nhận, nhưng điều đó không ngăn ông thường phê phán rất gắt những tiến hóa của phân tích kinh tế. Trong cuộc phỏng vấn này dành cho trang Evonomics (kinh tế học tiến hóa) của Mỹ, ông tranh luận về vị thế của chủ nghĩa tự do trong các suy tưởng kinh tế.
Print Friendly and PDF