31.7.17

Tin học và Sinh học hội tụ


ĐẦU THẾ KỶ 21: TIN HỌC VÀ SINH HỌC HỘI TỤ

Hàn Thuỷ
Để tưởng nhớ Bùi Mộng Hùng
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Tục ngữ
Sinh học là môn học về sự sống, muôn màu muôn vẻ. Tin học nói chung chỉ biết có số không và số một, không có gì khô khan hơn. Hiện nay đại đa số những người làm tin học không biết gì đến sinh học, và đa số người làm sinh học cũng chỉ dùng máy tính như một dụng cụ để viết bài hay tính toán.
Thế nhưng chỉ cần lật xem những tạp chí phổ biến khoa học trong thời gian vừa qua cũng thấy không hiếm những thông tin hay bài báo nói về những khảo cứu vận dụng cả hai ngành khoa học - công nghệ nói trên. Thí dụ một số tựa như: “Sự thành hình ngành y khoa xi-be”, L'avènement de la cybermédecine, La Recherche, tháng 2.2000; Phải chăng ngày mai sẽ có loài vật nhân tạo?”, Les animaux artificiels sont-ils pour demain?, La Recherche, tháng 10.1998; “Từ Sinh học tới Tin học”, De la Biologie à l'Informatique, La Recherche, tháng 2.1999; “Tính toán bằng ADN”, Calculer avec l'ADN, Pour la Science, tháng 10.1998; vân vân, không thể kể hết. Người ta luôn luôn gặp những thuật ngữ mới (vì mới quá, xin phép không dịch vì đây là công việc mà ngay những người trong nghề cũng phải bàn cãi cẩn thận), như Biopuce, Biocomputer, Pilule électronique, Algorithme  génétique, mạng nơron... cũng không thể kể hết.
Vậy chuyện gì đang và sẽ xảy ra? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó tới đâu?
Print Friendly and PDF

29.7.17

“Các con đường tơ lụa mới” và sự đổi mới: một lộ trình không có dự án?



“CÁC CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” VÀ SỰ ĐỔI MỚI: MỘT LỘ TRÌNH KHÔNG CÓ DỰ ÁN?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng tại bữa tiệc chào đón các khách mời tham dự Diễn đàn về con đường tơ lụa mới, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/5/2017. (Ảnh: AFP PHOTO / POOL / DAMIR SAGOLJ)
Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đầu tiên về dự án “Con đường tơ lụa mới” đã diễn ra, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5, tại Bắc Kinh với các nguyên thủ quốc gia từ 29 nước trong đó có Vladimir Putin [tổng thống] của Nga và Joko Widodo [tổng thống] của Indonesia. Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR, One Belt One Road) được Tập Cận Bình đề xướng vào năm 2013 từ Kazakhstan, nhắm đến việc đầu tư 1.000 tỷ US$ tại 65 quốc gia. Đây chủ yếu là vấn đề Trung Quốc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng – đường cao tốc, đường sắt, cảng biển và cả năng lượng – để cân bằng lại sự phát triển kinh tế trong nước, tăng cường chính sách khu vực của họ và trở thành cường quốc đứng đầu có ảnh hưởng đối với khu vực, trước cả Hoa Kỳ và Nga.
Print Friendly and PDF

27.7.17

Phát triển

PHÁT TRIỂN
Paul Bairoch[*]
1. Một khái niệm mới cho một hiện tượng xưa
Trong một bộ bách khoa về những vấn đề kinh tế, thuật ngữ “phát triển” tự nó kéo theo tính từ “kinh tế”. Vả lại, trong tiếng Anh, “economic development” được dùng nhiều hơn là “development” không thôi. Tuy nhiên điều này không đủ để làm rõ khái niệm phát triển; nhất là nghĩa này của thuật ngữ là mới có gần đây; như thế trong tiếng Pháp nó xuất hiện vào cuối những năm 1950 (xem phiếu số 1 Lịch sử của thuật ngữ phát triển). Thuật ngữ phát triển bắt nguồn từ thuật ngữ chậm phát triển, từ việc ý thức khoảng cách kinh tế ngày càng tăng ngăn cách thế giới phát triển với thế giới thứ ba. Mặt khác -và, qua điều này, nội dung mang nặng cảm xúc càng nổi bật- chỉ mới vừa được dùng, thuật ngữ chậm phát triển, và đặc biệt là những nước chậm phát triển, bị phê phán kịch liệt. Rất nhanh nó được thay thế, đặc biệt trong khuôn khổ của những tổ chức quốc tế năm 1965, bởi thuật ngữ vô cùng sai lầm là các nước đang phát triển. Xin được nhắc là thuật ngữ “thế giới thứ ba” do Alfred Sauvy sáng tạo ngay từ năm 1952 (trong bài viết của ông “Trois mondes, une planète” [Ba thế giới, một hành tinh], Nouvel Observateur [Người quan sát mới], 14 tháng tám) và sự thành công của thuật ngữ này vượt ra ngoài phạm vi những nước dùng tiếng Pháp, dù nó qui chiếu về đẳng cấp thứ ba[1].
Print Friendly and PDF

25.7.17

Niết bàn của các nhà kinh tế học (5): Các đường biểu diễn



Niết bàn của các nhà kinh tế học (5)

CÁC ĐƯỜNG BIỂU DIỄN

Đường Beveridge
Lord William Beveridge (1879-1963) được biết đến nhiều nhất vì là người đặt cơ sở (năm 1942) cho hệ thống bảo hiểm xã hội của Anh, như nó được thiết lập kể từ năm 1945, dưới sự thúc đẩy của chính phủ thuộc Đảng Lao động của Clement Attlee. Vả lại người ta gọi mô hình Beveridge (đối lập với mô hình Bismarck) mọi hệ thống bảo hiểm xã hội theo khuynh hướng phổ quát (tất cả mọi người đều được trợ cấp và kinh phí cho chế độ bảo hiểm xã hội được lấy từ tiền thuế), trong khi đó hệ thống Bismarck dựa trên việc làm và các khoản đóng góp về an sinh xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được giới hạn trợ cấp theo chế độ người hưởng quyền.
Nhưng đường biểu diễn được đặt tên theo Nam tước không liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội. Nó kết nối tỷ lệ việc làm còn trống tại một thời điểm nhất định với tỷ lệ thất nghiệp. Thông thường, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, thì tỷ lệ việc làm còn trống giảm: người thất nghiệp phải chấp nhận những vị trí công việc này, bởi vì họ không có sự lựa chọn. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm, thì tỷ lệ việc làm còn trống tăng. Nhưng nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ việc làm còn trống đều tăng, thì điều đó có nghĩa là có tình trạng thất nghiệp cơ cấu: trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp của người thất nghiệp và các vị trí việc làm còn trống không phù hợp, và điều này dẫn đến một sự tiến hóa của hệ thống đào tạo để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi ngành nghề.
Print Friendly and PDF

23.7.17

Dân cư TPHCM mong muốn mức học vấn cho con

DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MONG MUỐN MỨC HỌC VẤN CHO CON

Bùi Thế Cường[*]
EXPECTATION OF HO CHI MINH CITY’S RESIDENTS TO THEIR CHILDREN’S EDUCATIONAL LEVEL. Based on a survey conducted in 2010, the paper outlines the expectation of the Ho Chi Minh City’s residents to their son’s and daughter’s educational level. Several characteristics of the respondents, including education level, occupational status, income, and age, are taken into consideration. The analysis shows that the majority of the interviewees present the expectation toward to high educational level for their sons as well as daughters. And there is the little difference by the four characteristics of the interviewees as mentioned above. The high expectation of children’s education without the gender bias among all social strata of the Ho Chi Minh City’s residents should be seen as an important value and resource of the City for the development.
Dựa trên số liệu khảo sát năm 2010, bài viết trình bày mong muốn về mức học vấn cho con trai và con gái ở cư dân Thành phố Hồ Chí Minh. Sự khác biệt được xem xét theo một số đặc điểm của người trả lời, gồm học vấn, vị thế nghề, thu nhập và độ tuổi. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn cư dân Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng cao đối với mức học vấn cho cả con trai và con gái. Và điều này rất ít khác biệt theo bốn đặc điểm nêu trên. Sự phổ biến rộng và đồng thuận giữa các giai cấp và tầng lớp trong kỳ vọng học vấn cho thế hệ sau không phân biệt theo giới tính là một giá trị và nguồn lực quan trọng để Thành phố vận dụng cho phát triển, với điều kiện xây dựng được một thể chế giáo dục đúng đắn.
Print Friendly and PDF

21.7.17

Những hứa hẹn của không gian blog kinh tế



NHỮNG HỨA HẸN CỦA KHÔNG GIAN BLOG KINH TẾ
Blog cho phép các nhà nghiên cứu bước ra khỏi tháp ngà của họ, giao tiếp với một công chúng rộng lớn hơn và biến các công trình của họ thành một đề tài tranh luận. Tuy nhiên, những ý kiến trao đổi trái chiều vẫn còn quá hiếm trong không gian blog kinh tế Pháp ngữ.
Blog đang chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các cuộc tranh luận về kinh tế. Ngay cả khi blog hoạt động năng động, thì không gian blog kinh tế Pháp ngữ vẫn còn tương đối khiêm tốn so với sự thành công của không gian blog kinh tế Anh ngữ. Về mặt lịch sử, các bài phân tích kinh tế từng được giới thiệu trong các công trình nghiên cứu, các sách báo hoặc tạp chí chuyên ngành, hoặc qua các cột bình luận trên các báo và tạp chí có một công chúng rộng lớn hơn, thậm chí qua các chương trình phát thanh hay truyền hình. Với sự ra đời của các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta đã ứng dụng nhiều hình thức khác để thảo luận và giải thích về kinh tế học. Các trang wiki tập thể và hợp tác đã được tạo lập vì mục đích sư phạm đại chúng; các diễn đàn đã được mở ra cho các cuộc tranh luận, nơi mà mọi người đều có thể nói lên tiếng nói và đưa ra ý kiến của mình; và đặc biệt là các blog đã được khởi xướng dưới sự thúc đẩy của những người viết blog, những người đã tìm ra một cách biểu hiện bổ sung cho hoạt động hàng ngày của họ. Thuật ngữ blog[1], ra đời từ sự thu hẹp của thuật ngữ “weblog”, khá mơ hồ để bao phủ các hình thức và thực hành rất khác nhau.
Print Friendly and PDF

20.7.17

Hoa Kỳ/ Kenya: Công bố nghiên cứu mới về các kết quả thí điểm thu nhập cơ bản tại Kenya



HOA KỲ/ KENYA: CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ CÁC KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM THU NHẬP CƠ BẢN TẠI KENYA
Austin Douillard
Các phụ nữ tại một làng nông thôn ở phía Tây Kenya. (Andrew Renneisen/Thời báo New York)
GivenDirectly, một tổ chức phi chính phủ đóng tại New York, mà hoạt động đã được Thời báo Thu nhập Cơ bản tường thuật trước đây, đã khởi xướng một chương trình thí điểm tại một làng nông thôn ở phía Tây Kenya, vào tháng Mười vừa qua. Tổ chức vừa mới công bố phân tích nội bộ về chương trình thí điểm, trong một nỗ lực đầu tiên để tổng hợp những kết quả của một dự án của GiveDirectly về thu nhập cơ bản. Những kết quả sẽ tạo lập tinh thần chung cho các chương trình tiếp theo và ảnh hưởng đến chính sách thu nhập cơ bản nhằm tạo bước tiến về phía trước.
Print Friendly and PDF

17.7.17

Trung Quốc: “chế độ độc tài hoàn hảo”?



TRUNG QUỐC: “CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI HOÀN HẢO”?
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 12/10/1992. (Ảnh: AFP PHOTO/MIKE FIALA)

Đọc sách: Đây là một cuốn sách rất cần thiết để hiểu được chế độ chính trị ở Trung Quốc ngày nay. Là giáo sư tại Đại học Oxford và chuyên gia phân tích các Nhà nước, Stein Ringen vừa công bố cuốn The Perfect Dictatorship [Chế độ độc tài hoàn hảo] Nhà xuất bản HKU Press.

- Người đối thoại 1: “Trung Quốc là một chế độ độc tài.”
- Người đối thoại 2: “500 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói.”
... Im lặng. (Stein Ringen, The Perfect Dictatorship [Chế độ độc tài hoàn hảo], tr. 135)
Stein Ringen (1945-)

Để thoát khỏi cuộc đối thoại này, khá phổ biến và dường như đi vào bế tắc, thì cuốn sách nhỏ của Stein Ringen là cần thiết. Thật vậy, cuốn sách này gợi ý cho chúng ta hiểu được làm thế nào một chế độ được xây dựng trên cơ sở của “rất nhiều điều đáng ghét” (tr. 135) lại trụ được lâu dài bằng cách áp đặt lên người dân của mình một hình thức thỏa hiệp cưởng bức mà Xu Ben gọi một cách khá thích đáng là một ”sự lựa chọn mà không lựa chọn” và rõ ràng đây là một thắng lợi thầm lặng của chế độ toàn trị (tr. 143)[1]. Chúng ta thực sự khó tưởng tượng được về mặt học thuật rằng một đất nước trên đà phát triển kinh tế – như người ta nói – theo chủ nghĩa tư bản lại có thể tiếp tục đường lối Lêninít về mặt chính trị (tr. 165).
Print Friendly and PDF

13.7.17

"think tank"



Nhân đọc hai tác phẩm "Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989" và "Phá Rào"

THINK TANK

Trần Hải Hạc



Trong Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 - Nhật ký thời bao cấp (bản 2009, sẽ viết tắt TDKT) và 'Phá rào' trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (bản 2009, sẽ viết tắt PR), nhà sử học kinh tế Đặng Phong tạo tính độc đáo khi vận dụng khái niệm phương Tây “think tank” để phân tích diễn biến tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tác giả mở đầu Tư duy kinh tế Việt Nam với chương nhập đề “Những think tank xưa và nay”, rồi trong lần tái bản đã khai triển phần “think tank ở các nước xã hội chủ nghĩa” và thêm tiểu tựa “think tank về kinh tế Việt Nam” [TDKT, tr. 32 và tiếp theo]. Trong Phá rào, chương kết luận (xem tại đây) nhắc lại đặc điểm của think tank trong thể chế của Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa [PR, tr. 480-481].
Print Friendly and PDF

11.7.17

Trào lưu chính thống và phi chính thống trong kinh tế học phát triển



TRÀO LƯU CHÍNH THỐNG VÀ PHI CHÍNH THỐNG TRONG KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

Marc Raffinot
Với sự ngự trị của trào lưu phi chính thống vào những năm 1960 và 1970, rồi của trào lưu chính thống tân tự do vào những năm 1980, kinh tế học phát triển có xu hướng làm mờ đi các ranh giới. Ví dụ, có rất nhiều thành quả kinh tế học “phi chính thống” từ nay sẽ là những sản phẩm trong khung lý thuyết của kinh tế học dòng chính [mainstream].
Kinh tế học phát triển là đối tượng của một sự quan tâm đặc biệt đối với những ai mong muốn đào sâu cuộc tranh luận lặp đi lặp lại giữa kinh tế học chính thống và phi chính thống. Thật vậy, việc thành lập nhánh kinh tế học này vào những năm 1950 bắt nguồn từ một phản ứng chống lại kinh tế học dòng chính (kinh tế học chuẩn, tân cổ điển). Hơn nữa, việc phân tích kinh tế học phát triển cung cấp một cuộc kiểm định tuyệt vời về tính xác đáng của những hành vi được giả định bởi kinh tế học chuẩn, ở cấp độ vi mô lẫn vĩ mô. Việc các hành vi đôi khi diễn ra một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt là tại những nước có thu nhập thấp (LIC, Low Income Countries), và ngày càng đi chệch xa khỏi các hành vi được coi là “duy lý” (theo nghĩa hẹp của thuật ngữ) hoặc đơn giản là “bình thường”, tại châu Âu hay Hoa Kỳ, đã ngay lập tức đặt thành vấn đề.
Bên cạnh đó, kinh tế học phát triển tất yếu quan tâm đến những lĩnh vực ở đấy nó cạnh tranh với các ngành khoa học xã hội khác. Thật vậy, đối tượng của chuyên ngành này là sự thay đổi của các nền kinh tế, và rộng hơn là sự thay đổi của các xã hội. Hầu hết các khoa học xã hội khác cũng quan tâm đến sự thay đổi này, tạo ra một sự “cọ sát” liên tục. Điều đáng tiếc, có lẽ do sự phân chia thành một số bộ môn, nên điều xảy ra thường xuyên nhất là những lời kêu gọi nghiên cứu đa ngành, gần như không bao giờ được triển khai một cách nghiêm túc (trong trường hợp tốt nhất, có một số khái niệm hoặc phân tích của các bộ môn khác được ghép với ít nhiều thành công từ bộ môn này sang bộ môn khác).
Kinh tế học phát triển đã trải qua, liên quan đến các mối quan hệ giữa trường phái chính thống và phi chính thống, ba thời kỳ được định ranh khá rõ, mà chúng tôi sẽ trình bày để chỉ ra bằng cách nào hai cực phân tích này tự bản thân đã biến đổi. Do hai thời kỳ đầu là chủ đề của rất nhiều công trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào thời kỳ thứ ba, lựa chọn một số ví dụ để minh họa cho phương pháp này.
Print Friendly and PDF

10.7.17

Giáo dục nào cho Tương lai?



GIÁO DỤC NÀO CHO TƯƠNG LAI?[*]
Nguyễn Xuân Xanh
Thích nghi hay tiêu vong, mãi mãi là mệnh lệnh nghiệt ngã của tự nhiên.
H.G. Wells
Một lược sử thế giới, 1922
[Mục đích giáo dục? Cách mạng công nghiệp thế giới. Mục đích đại học. Môi trường thông minh. Tương lai nào cho chúng ta?]
Mori Arinori (1847-1889)
Thứ nhất. Mục đích giáo dục.
Để mở đầu, xin được trích dẫn những lời sắc bén của Vị bộ trưởng giáo dục đầu tiên Mori Arinori của Nhật Bản Minh Trị như một Tuyên ngôn cho ngành giáo dục của đất nước Phù Tang trước thềm cuộc Duy Tân vĩ đại 1868 như sau:
Chiến tranh (sensō) không phải chỉ là đánh nhau bằng súng đạn và giết nhau, mà tất cả mọi người Nhật phải được tham gia ngay từ bây giờ vào cuộc chiến tranh của kỹ năng, kỹ năng của cuộc sống, của công nghiệp, thương mại, tri thức. Và đào tạo thầy giáo phải dựa trên sự chuẩn bị cho cuộc chiến này. Thua cuộc chiến này là sẽ thua cuộc chiến bằng súng đạn. Đất nước chúng ta phải chuyển dịch từ vị trí hạng ba lên vị trí hạng hai, rồi hạng hai lên hạng nhất; và sau cùng lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản”.
Print Friendly and PDF

7.7.17

Kinh tế học phát triển

KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

Development economics
® Giải Nobel: LEWIS, 1979 MIRRLEES, 1996 SCHULTZ, 1979 SEN, 1998
Đương nhiên là không thể định nghĩa kinh tế học phát triển độc lập với chính ngay khái niệm phát triển, một khái niệm có nhiều định nghĩa. Theo một nghĩa truyền thống đầu tiên, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng thu nhập trên đầu người, bền vững hay tự nuôi dưỡng và được phổ biến rộng trong những tầng lớp khác nhau của dân số. Theo một nghĩa thứ hai, phát triển là việc dân số lần hồi với tới được sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản hay đơn giản hơn là việc từ từ xoá đói giảm nghèo một cách lâu dài. Theo một nghĩa thứ ba, phát triển là việc cải thiện những năng lực con người, điều được A. Sen (Nobel kinh tế 1998), và trước đấy ở Pháp là F. Perroux, làm nổi bật một cách rõ ràng. Nhưng cũng có thể quan niệm phát triển như sự biến đổi của xã hội cho phép thu nhập trung bình tăng trưởng một cách bền vững và cộng dồn, sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản, xoá đói giảm nghèo, cải thiện những năng lực của con người. Như thế kinh tế học phát triển là nhánh của khoa học kinh tế phân tích sự phát triển được hiểu như một trong những cách trên (xem những định nghĩa được nêu trong những tác phẩm tổng quát về phát triển trong vòng mười lăm năm qua, Gillis et al., 1989; Guillaumont, 1995; Ray, 1998).
Print Friendly and PDF

5.7.17

Bất bình đẳng: Chúng ta có thể làm được gì?



Anthony B. Atkinson (1944-2017)

BẤT BÌNH ĐẲNG: CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ?

Tony Atkinson
Về Tony Atkinson: Huân tước Tony Atkinson là một kinh tế gia nổi tiếng thế giới. Ông là Nghiên cứu viên cao cấp của Trường Nuffield, Đại Học Oxford và là Giáo sư Centennial của Trường Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị London.
Xin chào buổi sáng ông Tony Atkinson và rất cảm ơn ông đã tham gia cùng chúng tôi hôm nay.
Xin chào buổi sáng.
Ông làm việc và nghiên cứu về bất bình đẳng đã từ rất lâu và ông đã có không ít công trình nổi tiếng được công bố. Để khởi động, ông vui lòng nhắc lại: Đâu là những vấn đề lớn nhất của bất bình đẳng? Tại sao bất bình đẳng lại là một vấn đề kinh tế - xã hội hệ trọng?
Theo tôi có hai nhóm nguyên nhân giải thích tại sao người ta lại quan tâm đến bất bình đẳng, nhóm thứ nhất mang tính nội tại, xuất phát từ thực tế chúng ta mong muốn được sống trong loại hình xã hội mà ít ra khoảng cách giữa thành phần trên đỉnh và thành phần dưới đáy không quá lớn và tôi cho đó là nhóm nguyên nhân bên trong giải thích tại sao chúng ta cảm thấy rằng chúng ta nên giải quyết các vấn đề công bằng xã hội. Nhóm thứ hai chính là tác hại của bất bình đẳng, mà gần đây đã có khá nhiều sự chú ý tập trung vào tác động của bất bình đẳng lên tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội. Nhưng theo tôi, tác hại trầm trọng nhất là khi có sự cộng hưởng của hai loại bất bình đẳng: bất bình đẳng về cơ hội và bất bình đẳng về kết quả.
Và tôi có xu hướng chú trọng vào bất bình đẳng về kết quả vì tôi cho rằng để đạt được điều gì đó, chúng ta nên có một sân chơi bình đẳng về mặt cơ hội, đây là điều mà hầu như ai cũng công nhận.
Print Friendly and PDF

4.7.17

Trung Quốc: Nhà nước ưu đãi các công ty khởi nghiệp nhưng không hẳn là ưu tiên cho đổi mới, sáng tạo



TRUNG QUỐC: NHÀ NƯỚC ƯU ĐÃI CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP NHƯNG KHÔNG HẲN LÀ ƯU TIÊN CHO ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO
Ma Yun, còn được biết đến là Jack Ma, chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc về kỹ thuật số Alibaba tại Hội nghị Máy tính năm 2016, thành phố Yunqi Cloud Town, Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) vào ngày 13/10/2016. (Ảnh: Xu kangping / Imaginechina / via AFP)
Nhà nước Trung Quốc đã công bố, vào tháng 8 năm 2016, sự ra mắt của một quỹ đầu tư trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (30 tỷ US$) để kích thích công cuộc đổi mới và hiện đại hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của các công ty khởi nghiệp. Các công ti khởi nghiệp và chính sách công về đổi mới liên quan với nhau như thế nào ở Trung Quốc?
Tinh thần khởi nghiệp và việc tài trợ cho nó đóng một vai trò then chốt trong những động thái về sản xuất và đổi mới trong các nền kinh tế hiện đại. Tự bản thân số tiền mà Trung Quốc đầu tư [vào quỹ nói trên] đã vượt xa tất cả các quỹ khác trên thế giới cộng lại. Được tài trợ bởi những định chế ngân hàng nhà nước lớn nhất nước như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và được quản lý bởi các tổ chức có sự tham gia của tư nhân ở cấp độ quốc gia và địa phương, quỹ này đáp ứng quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa vào việc tiêu dùng đại trà trong nội địa hơn là dựa vào việc xuất khẩu hàng hóa.
Print Friendly and PDF

2.7.17

Robot hóa có nên được miễn thuế?

ROBOT HÓA CÓ NÊN ĐƯỢC MIỄN THUẾ?
Robert J. Shiller
NEW HAVEN - Ý tưởng về một sắc thuế đánh lên robot đã được đề xuất vào tháng Năm vừa qua trong một dự thảo báo cáo sơ bộ gửi Nghị viện Châu Âu được soạn thảo bởi nghị sĩ Mady Delvaux thuộc Ủy ban các Vấn đề Pháp lý. Nhấn mạnh đến cách mà những robot có thể nới rộng sự bất bình đẳng, bản báo cáo đã đề xuất rằng nên chăng “cần phải yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin về mức độ và tỷ lệ đóng góp của các loại người máy và trí tuệ nhân tạo vào những kết quả kinh tế của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và tính toán những khoản đóng góp an sinh xã hội.
Những phản ứng từ công chúng về đề xuất của Delvaux là vô cùng tiêu cực, với ngoại lệ đáng chú ý của Bill Gates, người tán thành nó. Nhưng chúng ta không nên bác bỏ ý tưởng này. Chỉ mới năm ngoái, chúng ta đã thấy sự gia tăng của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa), nhằm thay thế những mặt nào đó của việc nội trợ. Cũng như thế, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy ở Singapore đã được khởi động để thay thế những bác tài xế. Và Doordash, vốn sử dụng những bánh xe tự hành thu nhỏ của công ti Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao hàng thức ăn.
Print Friendly and PDF