31.5.21

Mức sinh bị ngưng trệ, có lẽ Trung Quốc không còn là nước đông dân nhất thế giới

MỨC SINH BỊ NGƯNG TRỆ, CÓ LẼ TRUNG QUỐC KHÔNG CÒN LÀ NƯỚC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI

Tác gi: Pierre-Antoine Donnet

Tỷ suất sinh của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Sự kết thúc của chính sách một con vào năm 2015 đã không giúp gây ra một sự bùng nổ mức sinh. (Nguồn: SCMP)

Tiếng đồn râm ran ngày càng mạnh ở Bắc Kinh. Việc trì hoãn thông báo số liệu của Cục Thống kê quốc gia tiếp sức cho tiếng đồn này. Mức sinh sản đang hạ thấp và có lẽ Trung Quốc không còn là nước đông dân nhất thế giới, bị thay thế bởi Ấn Độ. Tình trạng chưa hề xảy ra này là rất quan trọng, vì nếu nó được kiểm chứng thì nó sẽ xác nhận điều người ta đã nghi ngờ bấy lâu: Trung Quốc sẽ không còn khả năng chi trả tiền hưu trí. Hiện tượng này lt ngược tình hình trên phương diện địa chiến lược: “giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình có bị nguy hại không?

Nhà cầm quyền Trung Quốc đã hứa sẽ thông báo vào ngày 10 tháng tư các kết quả đang được hết sức mong chờ của cuc tổng điều tra dân số quốc gia được thực hiện năm 2020. Cứ mỗi mười năm, các số liệu phải xác định dân số của cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới này. Thế nhưng đã không có gì cả. Từ đó có sự nghi ngờ có thể nhng số liệu này hàm chứa nhiều tai họa hơn dự kiến. Sau nhiều tuần có những suy luận như vậy, Cục Thống kê quốc gia lại một lần nữa trễ hạn, càng nung nấu thêm giả thuyết về một cuộc khủng hoảng dân số sâu sắc hơn dự đoán, với những hậu quả nặng nề về xã hội, kinh tế và địa chính trị đối với Trung Quốc vừa mới phục hưng của chủ tịch Tập Cận Bình, đã già nua trước khi giàu có.

Điều đó có nghĩa là các số liệu rất xấu. Và Cục Thống kê cần có thời gian đề điều chỉnh chúng”, những người sử dụng mạng Weibo, mạng tương đương với Twitter ở Trung Quốc đã chế giễu như vậy, theo trích dẫn của Le Figaro.
Print Friendly and PDF

30.5.21

Trung Quốc: Các nghị sĩ châu Âu đóng băng thỏa thuận đầu tư, một cái tát vào mặt Bắc Kinh

TRUNG QUỐC: CÁC NGHỊ SĨ CHÂU ÂU ĐÓNG BĂNG THỎA THUẬN ĐẦU TƯ, MỘT CÁI TÁT VÀO MẶT BẮC KINH

Pierre-Antoine Donnet

Nghị viện châu Âu “gắn việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc với thỏa thuận đầu tư”, theo nghị quyết được thông qua vào ngày 20 tháng 5 năm 2021. (Nguồn: La Croix)

Vào hôm thứ Năm, ngày 20 tháng 5, với đa số 599 phiếu thuận và 30 phiếu chống (58 phiếu trắng), Nghị viện châu Âu đã quyết định đóng băng vô thời hạn việc xem xét hiệp định Trung-Âu về đầu tư đã được ký kết vào ngày 30 tháng 12 năm ngoái, kết thúc các cuộc đàm phán kiên trì kéo dài suốt bảy năm qua. Một thất bại lớn về chính trị và ngoại giao đối với chế độ Trung Quốc.

Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI, Comprehensive Agreement on Investment), được Bắc Kinh và Brussels công bố ầm ĩ, cần phải được Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn để trở thành luật. Nhưng các Nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (MEP, Member of the European Parliament) đã bỏ phiếu không xem xét cho đến khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên các yếu nhân châu Âu. Nghị viện “gắn việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Trung Quốc với việc Liên minh châu Âu xem xét thỏa thuận về đầu tư”, điều này được chỉ rõ trong nghị quyết.

Trên thực tế, động thái này đã tập hợp được toàn bộ các đảng phái lớn đại diện trong Nghị viện châu Âu, bao gồm Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), đảng của nhóm xã hội chủ nghĩa và dân chủ, cũng như Đảng Phục hưng và Đảng Xanh, trong một sự thống nhất hiếm thấy ở Brussels.

Print Friendly and PDF

29.5.21

Vòng đời sản phẩm

VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Product life cycle

Khái niệm vòng đời của một sản phẩm được sử dụng một cách thông thường trong phân tích công ti, và đặc biệt là kể từ việc công bố một bài viết của Vernon (1966) trên tạp chí Quarterly Journal of Economics. Thật vậy, một sản phẩm bán chạy được là do quyết tâm của một tổ chức. Do đó phải có một khởi đầu cho sự thương mại hoá này, coi như sự ra đời trên thị trường. Thường người ta xem là nếu một sản phẩm thoả mãn được một người tiêu dùng thì sẽ có thể thoả mãn những người tiêu dùng khác, và điều này đưa đến một số sản phẩm được doanh nghiệp bán ra. Tuy nhiên việc nhân bội người tiêu dùng không phải là không có giới hạn và thường đến một thời điểm thống kê số hàng bán đạt đến đỉnh và ở thế ổn định. Như thế, nếu không có gì thay đổi trong cung thì một sụt giảm số bán sẽ tiếp theo sự ổn định, rồi tiếp đó là biến mất hẳn. Chính như thế mà lí thuyết vòng đời sản phẩm đã xuất hiện trong thế giới của khoa học kinh tế và quản lí.

Lí thuyết này xuất phát từ một quan sát đơn giản: một sản phẩm ra đời, tăng trưởng, sống, suy tàn và chết đi như một hệ thống sinh động. Lợi thế chính của khái niệm là tạo điều kiện dễ dàng cho việc dự báo, chỉ cho những nhà ra quyết định trong một doanh nghiệp đâu là những mức thành tựu thương mại họ có thể đạt được trong tương lai với sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nếu khái niệm cơ bản là khá đơn giản thì những phát triển dẫn đến việc cấu trúc hoá lí thuyết phải tính đến một số lớn tham số. Phải vô cùng thận trọng vì không có một mô hình chung áp dụng nguyên si được cho mọi sản phẩm. Mặt khác không ai tránh được những điều kiện của môi trường có thể làm gián đoạn trước thời hạn đời sống của một sản phẩm, đó là chưa tính đến là ngay chính trong nội bộ của tổ chức có thể có những lí do để can thiệp vào đường biểu diễn vòng đời của một sản phẩm. Do đó, không thể có những xác suất chính xác về những tuổi thọ của sản phẩm. Cung sản phẩm là quá đa dạng và chịu những thay đổi thường xuyên, những điều kiện cạnh tranh cũng thay đổi và trong dài hạn tiến hoá của thị trường là không dự báo được.

Print Friendly and PDF

27.5.21

Miến Điện: Nhóm đảo chính được giới tướng lãnh Thái Lan hậu thuẫn một cách kiên định

MIẾN ĐIỆN: NHÓM ĐẢO CHÍNH ĐƯỢC GIỚI TƯỚNG LÃNH THÁI LAN HẬU THUẪN MỘT CÁCH KIÊN ĐỊNH

Francis Christophe

Thống tướng Miến Điện Min Aung Hlaing được Thủ tướng Thái Lan Prayuth Cha-ocha tiếp đón tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok vào ngày 3 tháng 9 năm 2019. (Nguồn: Southeast Asia Globe)

Các đơn vị quân đội Thái Lan được triển khai ở biên giới Miến Điện, là sự giúp sức cho nhóm đảo chính chống lại các phong trào ủng hộ dân chủ, bắt giữ các nhân vật đối lập tị nạn... Sự ủng hộ về chính trị của giới tướng lãnh Thái Lan dành cho những người đồng cấp ở Miến Điện diễn ra dưới nhiều hình thức. Sự đoàn kết đó cũng liên quan đến vấn đề tài chính: hai nhóm đảo chính là đối tác trong một tập đoàn ở Bermuda, do tập đoàn dầu khí Total của Pháp hợp doanh với tập đoàn Unocal của Mỹ, và sau này là tập đoàn Chevron, thành lập.

Một trăm ngày sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 ở Miến Điện, cuộc đàn áp đã khiến 800 người chết. Số người bị thương, người bị bắt giữ và người mất tích đã vượt con số chục nghìn người. Do mọi hoạt động bị tê liệt, Miến Điện đang trên bờ vực một cuộc nội chiến toàn diện, nơi gần như toàn bộ 54 triệu người dân, đoàn kết như chưa từng có trước đây, chống lại quân đội. Về phần giới tướng lãnh đảo chính, họ hưởng lợi từ sự hậu thuẫn kiên định và nhiều mặt của giới tướng lãnh Thái Lan.

Bản thân Thủ tướng Thái Lan hiện tại, Tướng Prayuth Chan Ocha, cũng lên nắm quyền vào năm 2014, khi dẫn đầu một cuộc đảo chính quân sự. Ông cũng đã chỉ đạo cuộc đàn áp diễn ra vào giữa những năm 2010 chống lại các nhân vật đối lập dân chủ bao gồm các vụ ám sát người trí thức tị nạn ở Lào[*], mà xác chết có nhiều vết tổn thương được vớt lên từ sông Mekong. Ở Campuchia, người tị nạn Thái Lan đã biến mất sau khi bị bắt cóc ở giữa phố Phnom Penh. Các nhân vật đối lập người Thái Lan khác, may mắn thoát khỏi bọn tay sai của Tướng Prayuth, thường đã xin tị nạn chính trị, đặc biệt ở Pháp. Giới lãnh đạo phương Tây đã đưa ra những lời phản đối chính phủ Thái Lan. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kết luận các cơ quan mật vụ quân sự của Bangkok có liên quan trong các vụ nói trên.

Print Friendly and PDF

26.5.21

Trung Quốc: Khi các nhà nữ quyền không còn quyền công dân

TRUNG QUỐC: KHI CÁC NHÀ NỮ QUYỀN KHÔNG CÒN QUYỀN CÔNG DÂN

Tác giả: Lou Lee Po

Nhà nữ quyền Tiêu Mỹ Lệ (肖美) mặc một trong những áo thun mà cô đã thiết kế, với dòng chữ: Một người nữ quyền là như thế này đây”. (Nguồn Source: Fuanna)

Trong những tuần vừa qua, nhiều tiếng nói quan trọng của phái nữ quyền Trung Quốc đã bị dập tắt, với việc ồ ạt đóng nhiều tài khoản của họ trên các mạng xã hội Trung Quốc. Giải thích thế nào về hình phạt cấm đoán này? Một vài nhóm nữ quyền bác bỏ hôn nhân và sinh sản. Nhà cầm quyền Trung Quốc không thể chấp nhận điều trái tai này vì họ đang quan tâm thúc đẩy sinh sản trở lại thông qua hôn nhân dị giới vào lúc nhân khẩu của Trung Quốc suy giảm.

Tất cả đã bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 vừa qua ở Thành Đô, tỉnh lỵ của tỉnh Tứ Xuyên ở vùng tây nam Trung Quốc. Tiêu Mỹ Lệ, một phụ nữ trẻ chừng ba mươi tuổi, là một nhà hoạt động có ảnh hưởng trong các nhóm nữ quyền trên các mạng xã hội Trung Quốc. Tối hôm đó, cô ăn tối với ba người bạn trong một quán lẩu Trung quốc, một món đặc sản nổi tiếng của thành phố. Bị khó chịu với khói thuốc của của người ngồi bàn bên cạnh, cô đã nhiều lần yêu cầu anh ta tắt thuốc lá và tôn trọng qui định cấm hút thuốc ở nơi công cộng. Nhưng người hút thuốc và những ông bạn của anh ta lại thấy hoàn toàn có quyền: họ không hề có ý định nghe lời những phụ nữ trẻ này. Cuộc cãi cọ trở nên gay gắt và cuối cùng thì người đàn ông ấy tạt ly nước vào Tiêu Mỹ Lệ. Theo tường thuật của New York Times về cuộc cãi vã này, có hai cô bạn bị rảy nước nóng. Nhưng xem video do Tiêu Mỹ Lệ quay sự kiện này từ đầu đến cuối thì cô nói đó là một ly chứa đầy dầu – không rõ có phải là chất lỏng nóng của lẩu không.

Print Friendly and PDF

25.5.21

“Chủng tộc của bạn là gì?”

“CHỦNG TỘC CỦA BẠN LÀ GÌ?”

Bạn là “người da đen”, “người da trắng”, “người Mỹ bản địa”, “người châu Á”... Trong hơn hai thế kỷ qua, cư dân người Mỹ phải khai báo “chủng tộc” của mình với các nhân viên điều tra dân số. Là một công cụ của các chính sách chống phân biệt đối xử, những thống kê về sắc tộc thu được qua đó cuối cùng đã củng cố thêm tâm lý mỗi người thuộc về một bản sắc nhất định. Với nguy cơ hợp pháp hóa những sự chia rẽ mà các thống kê này được cho là góp phần đấu tranh chống lại.

Benoît Bréville

Juan Genovés. – “Turbulencias” (Hỗn loạn), 2014. © ADAGP, Paris, 2019

Giờ đã gần mười năm kể từ khi chính quyền Mỹ chuẩn bị và gia tăng các nghiên cứu, thử nghiệm, điều trần và báo cáo của họ. Vào năm 2020, lần thứ hai mươi tư trong lịch sử, Hoa Kỳ sẽ tiến hành cuộc điều tra dân số của họ. Hàng trăm nhân viên điều tra dân số sẽ đi khắp nước để giúp những người chưa khai báo trên Internet tiến hành thủ tục khai báo. Những kẻ ngoan cố hãy coi chừng: bất kỳ người nào né tránh thủ tục [điều tra dân số] sẽ bị phạt 5.000 đô la[1]; cho đến năm 1976, người vi phạm thậm chí có nguy cơ phải ngồi tù.

Aaron Sorkin (1961-)

Cuộc tổng điều tra dân số Mỹ là một nghĩa vụ được tiến hành mười năm một lần, và được ghi trong điều 1 của Hiến pháp[2]. Là một cột trụ của chế độ liên bang, nó giúp xác định số lượng đại biểu được bầu mà mỗi bang sẽ cử đến Hạ viện, và là cơ sở để phân bổ lại các khu vực bầu cử. Nó xác định việc phân chia ngân sách liên bang cho các bang (một gói ngân sách 800 tỷ đô la vào năm 2018) và, kể từ những năm 1960, nó định hướng cho các chính sách về sự phân biệt đối xử tích cực (affirmative action – ND). Mặc cho vẻ bề ngoài không mấy hấp dẫn – “nói đến ‘tổng điều tra dân số’, thì mọi người đều chìm vào giấc ngủ[3]”, theo lời của nhà sản xuất bộ phim truyền hình À la Maison Blanche [Ở Nhà Trắng] Aaron Sorkin –, vấn đề có tầm quan trọng. Và tốt hơn hết là mọi người được tính hết đầy đủ.
Print Friendly and PDF

23.5.21

Trần Việt Phương: “Bàng hoàng khi bước vào Đại học”

“BÀNG HOÀNG KHI BƯỚC VÀO ĐẠI HỌC”[*]

Trần Việt Phương

Lời nói đầu. Ngày 6 tháng 5, 2021, kỷ niệm ngày mất thứ 4 của nhà thơ, nhà văn hóa, nhà chính trị Trần Việt Phương. Mười một năm trước (2010) ông đã cùng tham gia Kỷ yếu ĐẠI HỌC HUMBOLDT 200 NĂM:

KỶ YẾU ĐẠI HỌC HUMBOLDT 200 NĂM

Đó là niềm vui và vinh dự lớn cho chúng tôi, làm cho số Kỷ yếu trở nên thêm phần trang trọng và súc tích. Cảm giác “bàng hoàng” của ông khi bước vào đại học giống như cảm giác tôn kính của nhiều sinh viên khi bước vào đại học hay thư viện, những thánh đường học thuật vĩ đại ở châu Âu. Đại học, như nhà triết học J. G. Fichte nói, là “tài sản thiêng liêng nhất mà nhân loại có được.” Có lẽ ông đã có sự cảm thụ sâu sắc về đại học nên mới có được cảm giác bàng hoàng, chứ không phải xem đại học chỉ là “bộ máy” để sản xuất ra những sản phẩm của nó.

Dưới đây tôi xin đăng lại bài viết đó để kỷ niệm và tưởng nhớ ông. Sau số Kỷ yếu, tôi có dịp một lần gặp ông tại Hà Nội vào một buổi tối, có cả chị Phạm Chi Lan (tôi cũng lần đầu tiên gặp gỡ), anh Lê Đăng Doanh và nhiều sĩ phu khác. Lúc đó tôi được biết rằng ông sống chay trường. Lúc đó tôi mới cảm nhận được nhân cách lớn của ông. Ông nổi tiếng với những tập thơ Cửa mở năm 1970 và Cửa đã mở năm 2008.

Ngoài ra ông cũng đã tham gia Kỷ yếu mừng Đặng Đình Áng 80 tuổi năm 2006. Hai người từng là bạn học thân thiết của trường Bưởi (Chu Văn An), cả hai đều thích toán, nhưng rồi sau đó phải chia tay kẻ bắc người nam. Năm 1975, khi vào Sài gòn, người đầu tiên ông đến thăm là Đặng Đình Áng đang sống căn hộ đường Duy Tân, giờ là Phạm Ngọc Thạch. Ông tin rằng, nhà thơ và nhà toán học, bản chất, rất gần gũi nhau. NXX

Trần Việt Phương (1928-2017). (Ảnh từ báo Vietnamnet)

Print Friendly and PDF

22.5.21

Covid-19 ở Ấn Độ: “Số đông đảo người chết” mà một “Nhà nước theo chủ nghĩa ngu dân phải chịu trách nhiệm”

COVID-19 Ở ẤN ĐỘ: “SỐ ĐÔNG ĐẢO NGƯỜI CHẾT” MÀ MỘT “NHÀ NƯỚC THEO CHỦ NGHĨA NGU DÂN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM”

Patrick de Jacquelot

M. Rajshekhar: “Ở tất cả các bang này, bất lợi từ cơ sở hạ tầng y tế công cộng nghèo nàn đã làm trầm trọng thêm tình hình bởi các chính quyền địa phương theo chủ nghĩa ngu dân, thiếu năng lực tri thức để đối phó với một điều gì đó mới mẻ như đại dịch.” (Nguồn: Bloomberg)

M. Rajshekhar, nhà báo phóng sự điều tra người Ấn Độ, vừa xuất bản cuốn Despite the State [Bất chấp Nhà nước], mô tả một cách sâu sắc những thất bại của hệ thống dân chủ Ấn Độ. Ông thổ lộ với trang Asialyst phân tích của ông về những nguyên nhân khủng hoảng y tế đang tàn phá đất nước Ấn Độ.

PHỎNG VẤN

M. Rajshekhar, 45 tuổi, là nhà báo kinh tế từ hơn hai mươi năm. Sau khi làm việc cho tờ The Economic Times, nhật báo kinh tế tiếng Anh lớn nhất Ấn Độ, nơi ông phụ trách đưa tin về đời sống nông thôn và môi trường, ông đã bắt tay vào một dự án phi thường cho trang tin tức độc lập Scroll.in: một sự đắm mình trong sáu bang của liên bang Ấn Độ trong gần ba năm. Trái với cách làm thông thường của các phương tiện truyền thông lớn của Ấn Độ, vốn đưa tin của đất nước từ các siêu đô thị, như Delhi hoặc Bombay, cách tiếp cận của ông, ngược lại, nhắm đến việc đi sát với thực địa, nhiều nhất có thể, để xác định những nhân tố đang tiến hóa ở những vùng chưa bao giờ nghe nói đến của Ấn Độ.

Trải nghiệm này đã dẫn Shekhar lần lượt đi đến các bang Mizoram, Orissa, Punjab, Tamil Nadu, Bihar và Gujarat. Ở đó, ông đã tìm thấy chất liệu phục vụ cho nhiều bài phóng sự sống động về sự rối loạn chức năng của các chính quyền địa phương, sự lãng phí nguồn lực, mức độ tham nhũng và sự yếu kém toàn diện của các cấu trúc dân chủ. Vào thời điểm đó, nhà báo đã thổ lộ với trang Asialyst kết luận của ông về nạn tham ô của cải của bang Punjab vì lợi ích của đảng cầm quyền.

Từ trải nghiệm thọc vào những chỗ sâu kín của nước lục địa Ấn Độ này, Shekhar đã viết một cuốn sách được xuất bản vào tháng 1 năm 2021 với tựa đề Despite the State – Why India lets its people down and how they cope [Bất chấp Nhà nước – Vì sao Ấn Độ bỏ rơi người dân và cách thức họ đối phó], NXB Westland Publications, sách có sẵn trên Amazon). Trong cuốn sách này, được rất nhiều độc giả đón nhận ở Ấn Độ, ông sử dụng lại toàn bộ các bài phóng sự của mình và phê phán không khoan nhượng “sự thất bại của nền dân chủ”, mà theo ông, đặc trưng cho sự vận hành hoạt động của các bang thuộc liên bang Ấn Độ – cũng như sự vận hành hoạt động của Nhà nước trung ương. Một cái nhìn toàn diện, mà ngày nay, cho phép ông thổ lộ với trang Asialyst một nhận định sắc bén về cuộc khủng hoảng Covid-19 đang tàn phá đất nước Ấn Độ.

Shekhar hiện đang làm việc với tư cách là một nhà báo tự do, chuyên về các vấn đề năng lượng, môi trường và khí hậu, ông đã giành được nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có Giải thưởng tưởng niệm Bala Kailasam, Giải thưởng nhà báo xuất sắc Ramnath Goenka và 5 giải thưởng Shriram về nền báo chí tài chính.

Có thể tìm thấy các bài báo của ông trên mrajshekhar.in.

Nhà báo phóng sự điều tra người Ấn Độ, M. Rajshekhar. (Nguồn: M. Rajshekhar)

Print Friendly and PDF

21.5.21

Khoa học thần kinh, tâm lý học và kinh tế học: chứng cứ về Hệ thống 3

KHOA HỌC THẦN KINH, TÂM LÝ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC: CHỨNG CỨ VỀ HỆ THỐNG 3

Leigh Caldwell

Trong bài viết trước, tôi đã phác thảo quan niệm về Hệ thống 3, nó là gì và tại sao nó lại quan trọng. Nhìn ngắn gọn, Hệ thống 3 là năng lực tâm lý để tưởng tượng về tương lai và đánh giá việc bạn sẽ hạnh phúc như thế nào trong đó – dựa trên việc bản thân quá trình tưởng tượng đem lại cho bạn mức độ hài lòng ra sao.

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã kết hợp với nhau để cho ra kết quả về việc nhìn nhận Hệ thống 3 như một quá trình tâm lý riêng biệt. Tôi tóm tắt các bước chính như sau:

Print Friendly and PDF

19.5.21

Chủ nghĩa tư bản, không có đối thủ

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, KHÔNG CÓ ĐỐI THỦ

Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa tư bản không còn đối thủ nữa. Tuy nhiên, nó bị tách thành hai loại: một chủ nghĩa tư bản tự do dựa trên tài năng do Mỹ dẫn đầu, và một chủ nghĩa tư bản chính trị do Trung quốc dẫn đầu. Không chỉ là hai Quốc gia, đó là hai mô hình ngày nay đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến thu hút ảnh hưởng. Theo Branko Milanovic, trong hai chủ nghĩa đó, chủ nghĩa nào điều hành tốt nhất những bất bình đẳng về thu nhập và các cơ cấu giai cấp sẽ được ưa thích nhất.

Tác giả: Branko Milanovic | Người dịch: Baptiste Mylondo


[Giai cấp tư sản] bắt buộc tất cả các quốc gia phải tiếp nhận kiu sản xuất [của nó] […] nghĩa là trở thành tư sản. Nói gọn lại, nó tạo dựng thế giới theo hình ảnh của nó.

Marx và Engels[1]

Vào đúng lúc của những phát hiện này, tương quan lực lượng có lợi cho người châu Âu đến nỗi họ phạm phải đủ loại bất công trong những quốc gia xa xôi này mà không bị trừng phạt. Có thể là trong tương lai khi những người dân bản địa mạnh lên, hoặc người châu Âu yếu đi, thì dân cư khắp mọi miền trên thế giới sẽ đạt đến sự bình đẳng này bằng lòng can đảm và sức mạnh, và bằng cách gợi lên một nỗi sợ hãi lẫn nhau, sự bình đẳng này một mình nó có thể áp đặt nỗi sợ cho các quốc gia độc lập, để tiếp theo sau sự bất công của chúng là một sự tôn trng nào đó các quyền của mọi người. Tuy nhiên, không điều gì có vẻ thực hiện sự công bằng bắt buộc này bằng sự chia sẻ tri thức và đủ loại cải tiến được sản sinh ra một cách tự nhiên, hay đúng hơn là một cách cần thiết, bởi một nền thương mại được phát triển từ tất cả các nước đến tất cả các nước.

Adam Smith[2]

Print Friendly and PDF

17.5.21

Chúng ta đo lường mức độ hạnh phúc như thế nào?

CHÚNG TA ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

Henry S. Richardson Erik Schokkaert

Nhiều ý kiến bất đồng nhau về định nghĩa của hạnh phúc. Tuy nhiên có một sự đồng thuận đang lớn dần rằng nó không thể bị giản lược thành tiêu dùng vật chất và các khía cạnh khác nữa của cuộc sống, như là sức khỏe và các mối quan hệ xã hội lành mạnh, là quan trọng để trở nên hạnh phúc.

Tăng cường hạnh phúc được công nhận rộng rãi là một trong những thành tố quan trọng của tiến bộ xã hội, nhưng nếu tất cả những khía cạnh khác nhau của cuộc sống đều góp phần tạo nên hạnh phúc, chúng ta nên chăng hay có thể xây dựng một phương pháp đo lường tổng thể nó không? Ví dụ, “sự hạnh phúc” có phải là một thước đo tốt?

Trước khi chúng ta có thể bắt đầu theo dõi tiến bộ xã hội về mặt mức độ hạnh phúc, chúng ta cần làm rõ hơn về mặt khái niệm của nó.

Đan Mạch được nhìn nhận là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh Jacob Gronholt-Pedersen/Reuters

Print Friendly and PDF

16.5.21

Sách: “Pandémie, le basculement du monde [Đại dịch, sự chuyển hướng của thế giới]” của tác giả Hubert Testard, hay tiến trình tăng tốc sự mất cân bằng với châu Á

SÁCH: “PANDÉMIE, LE BASCULEMENT DU MONDE [ĐẠI DỊCH, SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA THẾ GIỚI]” CỦA TÁC GIẢ HUBERT TESTARD, HAY TIẾN TRÌNH TĂNG TỐC SỰ MẤT CÂN BẰNG VỚI CHÂU Á

Joris Zylberman

Một năm trước, ngày 8 tháng 4 năm 2020, chuyến tàu lửa đầu tiên rời Vũ Hán vào ngày gỡ bỏ phong tỏa. (Nguồn: DW)

Thế giới sau khi tiêm chủng sẽ quay trở lại thời kỳ trước đại dịch? Không hẳn thế, nếu chấp nhận sự chứng minh được lập luận một cách chặt chẽ của tác giả Hubert Testard trong cuốn Pandémie, le basculement du monde [Đại dịch, sự chuyển hướng của thế giới], nhà xuất bản Editions de l'Aube, ngày 18 tháng 3 vừa qua. Cuộc khủng hoảng y tế đã gây ra hàng loạt cú sốc ở nhiều cấp độ, kỹ thuật số, thương mại, tài chính, xã hội hoặc khí hậu. Chúng ta sẽ phải sống chung với điều đó trong ít nhất một thập kỷ. Các xu hướng tồn tại trước đó đang tăng tốc, nhưng không chỉ có thế. Toàn cầu hóa đang trong quá trình chuyển đổi. Sự đảo lộn của thế giới khiến cho toàn cầu hóa nghiêng về phía châu Á nhiều hơn, nơi công tác phòng chống đại dịch hiệu quả hơn. Nhưng chúng ta đang nói đến vùng nào của châu Á? Đó chính là vấn đề, trong số nhiều vấn đề khác, làm nên sắc thái của cuốn sách. Cuốn sách, một cách thực dụng, kêu gọi không nên rơi vào cuộc đối đầu có hệ thống giữa phương Tây và Trung Quốc. Vì lợi ích của khí hậu và sự đoàn kết thế giới về vấn đề y tế. Cuộc phỏng vấn.

Print Friendly and PDF

15.5.21

Covid-19: Dỡ bỏ bằng sáng chế về vắc-xin, giải pháp nhiệm mầu hay ảo ảnh?

COVID-19: DỠ BỎ BẰNG SÁNG CHẾ VỀ VẮC-XIN, GIẢI PHÁP NHIỆM MẦU HAY ẢO ẢNH?

Clotilde Jourdain-Fortier Mathieu Guerriaud

Đầu tháng 5 [năm 2021], Hoa Kỳ và Pháp đã ghi tên mình vào danh sách những nước kêu gọi loại trừ tạm thời vắc-xin phòng ngừa Covid-19 khỏi các quy tắc hiện hành. Nelson Almeida/AFP

Vào hôm thứ Tư ngày 5 tháng 5, Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, đã thông báo, trước sự ngạc nhiên của mọi người, rằng chính quyền Hoa Kỳ từ nay ủng hộ việc tạm thời dỡ bỏ các bằng sáng chế vắc-xin phòng ngừa Covid-19 để đẩy nhanh cuộc chiến chống đại dịch. Vài giờ sau ở Pháp, Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron cũng đã làm điều tương tự, kêu gọi biến công thức điều trị thành “một sản phẩm công cộng toàn cầu”.

Với sự đảo ngược này, Hoa Kỳ và Pháp đã tiếp nối danh sách nhiều nước, như Ấn Độ và Nam Phi, vốn từ nhiều tuần qua đã kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đàm phán lại các quy tắc về quyền sở hữu trí tuệ, để loại trừ tạm thời vắc-xin phòng ngừa Covid-19 [khỏi các quy tắc hiện hành].

Tuy nhiên, người ta có thể thắc mắc về việc nhân rộng các yêu cầu phá lệ này. Trên thực tế, các cơ chế ủng hộ việc bảo hộ y tế cộng đồng và các công cụ pháp lý để bỏ qua quyền các bằng sáng chế thuốc đã tồn tại từ lâu trong các văn bản quốc tế.

Print Friendly and PDF

13.5.21

Shoshana Zuboff: “Nền dân chủ đang bị bao vây, nhưng chỉ nó mới có thể đánh bại cuộc bao vây” (phỏng vấn)

SHOSHANA ZUBOFF: “NỀN DÂN CHỦ ĐANG BỊ BAO VÂY, NHƯNG CHỈ NÓ MỚI CÓ THỂ ĐÁNH BẠI CUỘC BAO VÂY” (PHỎNG VẤN)

Laurent de Sutter

Giáo sư đai học VUB

Là giáo sư ở Harvard, chuyên gia nổi tiếng thế giới về các vấn đề kỹ thuật số, bà Shoshana Zuboff [*] gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chúng ta đã bước vào thời đại của chủ nghĩa tư bản giám sát - tiêu đề của tác phẩm đồ sộ mới nhất của bà, được ca ngợi trên khắp thế giới. Làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình?

==========================================================

© BELGA IMAGE

Những lo ngại về sự trỗi dậy của các công ty lớn thuộc nhóm Gafam (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft) đã có bước chuyển biến nguy kịch trong những năm gần đây. Shoshana Zuboff, một giáo sư lâu năm tại Trường Kinh doanh Harvard và hiện làm việc với Trường Luật Harvard, đã cảnh báo về sự nguy hiểm của kỹ thuật số ngay từ cuối những năm 1980.

Print Friendly and PDF

11.5.21

Quyền sở hữu trí tuệ và Covid-19: Làm thế nào để tăng tốc tiêm chủng vắc-xin trên toàn cầu?

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ COVID-19: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG TỐC TIÊM CHỦNG VẮC-XIN TRÊN TOÀN CẦU?

Ngày 21 tháng 4 năm 2021

Các tác giả:

Etienne Billette de Villemeur

Giáo sư, Đại học Lille

Bruno Versaevel

Giáo sư về Kinh tế học công nghiệp, EM Lyon

Vianney Dequiedt

Giáo sư về Kinh tế, Đại học Clermont Auvergne (UCA)

Cuối năm 2020, Ấn Độ đã yêu cầu WTO tạm hoãn các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Covid-19. Sanjay Kanojia/AFP

Hôm 22 tháng 3 vừa qua, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), đã tuyên bố khoảng cách về số lượng người được tiêm chủng vắc-xin giữa các quốc gia giàu và các quốc gia đang phát triển “đang tăng lên mỗi ngày và trở nên ngày càng lố bịch hơn”. Nhận định cay đắng này đi kèm với thực tế cho thấy chỉ có 29 quốc gia nghèo nhất, chiếm 9% dân số toàn cầu, nhận được 0,1% liều vắc-xin được phân phối trên thế giới.

Thế nhưng, ngay từ tháng 4 năm 2020, WHO, Quỹ Bill & Melinda Gates, Ủy ban Châu Âu và Pháp đã hỗ trợ việc triển khai sáng kiến đoàn kết quốc tế COVAX (Covid-19 Vaccines Global Access [Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin COVID-19]). Dưới sự lãnh đạo của GAVI (Liên minh vắc-xin) và CEPI (Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh), hợp tác với UNICEF và PAHO (Tổ chức Y tế Liên Mỹ), nhiệm vụ của COVAX là mua vắc-xin để phân phối, một cách công bằng, cho 98 quốc gia thành viên có thu nhập cao, và 92 quốc gia khác có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Print Friendly and PDF