31.7.21

Thời đại thái cực 1914 - 1991 (0)

THỜI ĐẠI THÁI CỰC 1914 - 1991

THE AGE OF EXTREMES

Nguyễn Ngọc Giao dịch

PTKT: Kể từ tháng này, chúng tôi lần lượt đăng tiếp các chương còn lại của tác phẩm Thời đại thái cực 1914-1991. Để có một cái nhìn chung giới thiệu tác giả và tác phẩm, mời bạn đọc lại bài Nhà sử học của hai thế kỷ.

MỤC LỤC

Eric J. Hobsbawm (1917-2012)

Lời tựa và Cảm tạ

Lời tựa bản tiếng Pháp

Hình ảnh minh họa

Chú thích các hình ảnh

Thế kỉ nhìn từ đường chim bay

phần thứ nhất - THỜI ĐẠI TAI HỌA

chương 1 Thời đại chiến tranh toàn diện

chương 2 Cách mạng thế giới

chương 3 Dưới đáy vực thẳm kinh tế

chương 4 Sự suy sụp của chủ nghĩa liberal

chương 5 Chống kẻ thù chung

chương 6 Nghệ thuật, 1915-1945

chương 7 Sự cáo chung của các Đế chế

phần thứ hai - THỜI ĐẠI HOÀNG KIM

chương 8 Chiến tranh Lạnh

chương 9 Thời đại Hoàng kim

chương 10 Cách mạng xã hội, 1945-1990

chương 11 Cách mạng văn hóa

chương 12 Thế giới thứ Ba

chương 13 “Chủ nghĩa xã hội hiện tồn”

Phần thứ ba: SỤP ĐỔ

chương 14 Những thập niên Khủng hoảng

chương 15 Thế giới thứ Ba và cách mạng

chương 16 Sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội

chương 17 Tiền phong hấp hối: nghệ thuật sau 1950

chương 18 Phù thủy và đồ đệ tập việc: các ngành khoa học tự nhiên

chương 19 Tiến tới thiên niên kỉ mới

* * *

LỜI TỰA VÀ CẢM TẠ

Không một ai có thể viết lịch sử thế kỉ XX như viết lịch sử một thời khác, đơn giản là vì người ta không thể viết về thời đại của mình như người ta có thể (và phải) viết về một thời kì mình chỉ biết “từ bên ngoài”, ở cấp hai hay cấp ba từ những nguồn tài liệu gốc, hay từ những công trình của những nhà sử học thời sau. Cuộc đời tôi đã trùng hợp với phần lớn thời gian mà cuốn sách này đề cập, và, từ tuổi niên thiếu đến ngày nay, tôi đã quan tâm tới việc công: nói khác đi, tôi đã tích cóp về giai đoạn này những quan điểm và thành kiến, như một người đương thời và như một nhà nghiên cứu. Đó là một trong những lí do khiến cho tôi, ở cương vị một nhà sử học chuyên nghiệp, trong phần lớn thời gian hành nghề, đã tránh làm việc về thời kì sau 1914, tuy rằng ở những cương vị khác, tôi đã không ngần ngại viết. Theo cách nói trong nghề sử, “thời kì của tôi” là thế kỉ XIX. Tôi nghĩ bây giờ có thể nhìn Thế kỉ XX “Ngắn” – từ 1914 đến khi kết thúc thời đại Soviet – từ góc độ lịch sử, nhưng tôi tiếp cận nó mà không có những công trình học thuật chuyên luận và cố nhiên, những văn khố lưu trữ, ngoài một phần cực nhỏ, mà các sử gia thế kỉ XX, phải nói là khá đông, đã tích lũy được.

Print Friendly and PDF

30.7.21

Mong muốn tính xác thực làm chúng ta nghi ngờ các diễn ngôn thể chế

“MONG MUỐN TÍNH XÁC THỰC LÀM CHÚNG TA NGHI NGỜ CÁC DIỄN NGÔN THỂ CHẾ”

Etienne Klein[*]

Etienne Klein (1958-)

Ông đã nói đến tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học đúng đắn trong đại dịch. Có phải chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội này?

Étienne Klein. Trong một nghĩa nào đó, đúng vậy. Trong đại dịch, chúng ta đã nghe rất nhiều nhà khoa học, nhưng chúng ta đã không nghe được khoa học. Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử để thực hành phương pháp sư phạm khoa học cho số đông nhất. Ta đã có thể nêu ra, qua từng ngày một, các nhà nghiên cứu làm việc như thế nào, họ đấu tranh chống lại những thiên kiến, nêu ra những quy trình, những sai lầm, những thành công của họ. Lẽ ra, ta cũng đã có thể dành thời gian để làm rõ một vài khái niệm quan trọng: thế nào là một “thử nghiệm mù đôi” (essai en double aveugle)[1], một phân tích thống kê, một hàm số mũ? Tại sao phải học phân biệt tương quan và quan hệ nhân quả? Than ôi, thay vì làm việc ấy, ta lại thích tổ chức những cuộc tranh luận giữa các nhân vật quan trọng.

Trong một thời gian dài nhiều tháng, ta đã lẫn lộn giữa khoa học và nghiên cứu, thế nhưng đây là hai điều khác nhau, cho dù chúng không phải xa lạ đối với nhau. Một nhà khoa học là một người có thể nói: chúng tôi biết rằng và chúng tôi tự hỏi là. Nửa phần đầu của câu này chỉ khoa học, nửa phần sau chỉ nghiên cứu. Các khoa học đại diện cho những kho ngữ liệu về tri thức được thử nghiệm một cách chính thức và không có vấn đề phản bác lại - cho đến khi có lệnh mới! -: Trái Đất là tròn chứ không phẳng, nguyên tử chắc chắn có tồn tại, vũ trụ quan sát được ngày càng giãn nở, v.v.. Nhưng những tri thức này, do tính không hoàn chỉnh của chúng, đặt ra những câu hỏi mà các nhà khoa học (và bất kỳ ai) chưa biết được câu trả lời.

Trả lời những câu hỏi như vậy chính là mục đích của nghiên cứu. Về căn bản, nghiên cứu có liên quan với hoài nghi, trong khi các khoa học được tạo nên bởi những kiến thức đã đạt được, khó phản bác nếu không có những lập luận vô cùng vững chắc. Nhưng khi không làm sự phân biệt này, hình ảnh các khoa học, bị lẫn lộn một cách quá đáng với nghiên cứu, bị rối ren và bị hủy hoại: các khoa học tạo cảm tưởng là một cuộc đấu đá thường trực giữa các chuyên gia không bao giờ đồng ý với nhau. Tất nhiên, từ bên ngoài, ta khó lòng theo dõi…

Print Friendly and PDF

29.7.21

Tốp 10 câu trích dẫn chống chế độ nô lệ của Charles Darwin

 

TỐP 10 CÂU TRÍCH DẪN CHỐNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ CỦA CHARLES DARWIN

Tác giả: Luba Ostashevsky

Khi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 206 của Charles Darwin năm nay, chúng ta cũng đánh dấu 150 năm Nội chiến Mỹ [12/4/1861 – 9/5/1895] kết thúc. Trong suốt cuộc đời mình, Darwin vẫn là một người theo chủ nghĩa bãi nô nhiệt thành, kể từ những chuyến đi đến Nam Mỹ, nơi ông chứng kiến ​​việc mua bán nô lệ châu Phi. Mặc dù tên của ông được dẫn ra trong cụm từ “thuyết Darwin xã hội” |social darwinism|, bản thân Darwin không bao giờ tán thành kinh tế học về tự do kinh doanh, chiến tranh hay sự phân biệt chủng tộc và ông cũng thường bày tỏ sự phản đối sâu sắc dành cho chế độ nô lệ, như ta có thể nhận thấy được trong những bức thư dưới đây.

Trong một bức thư gửi cho em gái mình, Catherine Darwin, ngày 22 tháng 5 [- ngày 14 tháng 7] năm 1833, từ những chuyến đi của ông ở Brazil:

Anh đã theo dõi cảm giác chung, như thể hiện ở các cuộc bầu cử, đã tăng lên một cách đều đặn chống lại Chế độ Nô lệ như thế nào. — Thật là một điều đáng tự hào cho nước Anh, nếu nước Anh là quốc gia châu Âu đầu tiên bãi bỏ hoàn toàn chế độ này. — Người ta nói với anh trước khi rời nước Anh rằng, sau khi sống ở các nước có Chế độ Nô lệ: mọi ý kiến ​​của anh đều sẽ bị thay đổi; sự thay đổi duy nhất mà anh biết là việc hình thành một sự đánh giá cao hơn nhiều về đặc tính của người da đen |Negro|. — Không thể nhìn thấy một người da đen mà không có thiện cảm với người đó; những biểu cảm vui vẻ, cởi mở trung thực & thân hình vạm vỡ làm sao; anh chưa bao giờ thấy người Bồ Đào Nha bé choắt nào với những vẻ mặt giết người của họ, mà không khỏi thực tình ước cho Brazil noi gương Hayti.

Print Friendly and PDF

28.7.21

Covid-19: Tiêm chủng cất cánh ở châu Á, nhưng nghi ngờ gia tăng đối với vắc-xin Trung Quốc


COVID-19: TIÊM CHỦNG CẤT CÁNH Ở CHÂU Á, NHƯNG NGHI NGỜ GIA TĂNG ĐỐI VỚI VẮC-XIN TRUNG QUỐC

Hubert Testard

Tỷ lệ người được tiêm chủng vẫn còn ở mức dưới 10% dân số ở Philippines, cũng như ở Ấn Độ, Pakistan và Indonesia. (Nguồn: NPR)

Từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7, số liều vắc-xin mà người dân châu Á nhận được đã vượt 1,1 tỷ liều, tức nhiều hơn mức trong sáu tháng đầu năm. Châu Á đã vận động, trễ hơn ba tháng so với phương Tây. Họ đã bắt kịp mức trung bình của thế giới, hiện là một liều cho mỗi hai người dân. Nhưng vẫn tồn tại bốn vấn đề: vẫn còn lâu mới đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng ở hầu hết các nước châu Á (trừ Trung Quốc), đại dịch vẫn còn rất nghiêm trọng, việc phân phối vắc-xin không đồng đều tùy theo từng nước, và tính hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc, vốn chiếm phần lớn ở châu Á, làm dấy lên những nghi ngờ ngày càng tăng.

MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG VẪN NGOÀI TẦM TAY, NGOẠI TRỪ Ở TRUNG QUỐC

Sự cảnh tỉnh của châu Á về vắc-xin kháng Covid-19 đang làm thay đổi ván cờ trên thế giới, nhưng còn lâu mới có thể kiểm soát được đại dịch.

Print Friendly and PDF

27.7.21

Thuyết Darwin xã hội

THUYẾT DARWIN XÃ HỘI

Trong lịch sử tư tưởng xã hội học, cụm từ “thuyết Darwin xã hội” thường được dùng để chỉ toàn bộ các lí thuyết ở nửa sau thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX huy động khái niệm “chọn lọc tự nhiên của Darwin hay thường hơn là nguyên lí “sự sống sót của loài thích hợp nhất” (the survival of the fittest) của Spencer để mô tả và giải thích các hiện tượng của xã hội con người, theo những cách nhìn bao giờ cũng trộn lẫn chặt chẽ những lập luận thực chứng với những nhận định có tính quy phạm mà mục đích thường rõ ràng có tính chính trị. Mặc dù cụm từ này thuộc phạm vi những phạm trù thông dụng trong các khoa học xã hội để định vị và chỉ định những thành kiến lí thuyết, song tập hợp rộng lớn mà nó bao phủ có một tính thống nhất lỏng lẻo đến độ sẽ là không chính xác khi xem nó là một hệ ý hay một chủ thuyết, với một người đứng đầu và một lõi lí thuyết chính được xác định, và chắc chắn là quá đáng khi xem nó như một trào lưu tư tưởng.

Herbert Spencer (1820-1903)
Charles Darwin (1809-1882)

Ý nghĩa và cương vị nhập nhằng của một nhãn hiệu như thế, cũng như tính cực kì hỗn tạp của những lí thuyết được nó đề cập là do logic lịch sử khá đặc thù chi phối sự hình thành nhãn hiệu này. Cụm từ xuất hiện vào khoảng năm 1880, ở châu Âu, để chỉ một cách phê phán “việc dịch chuyển bằng sự tương tự lí thuyết Darwin sang lãnh địa chính trị-xã hội” (Gautier, 1880). Mục tiêu mà các nhà tư tưởng tạo nên và sử dụng cụm từ này nhắm vào chủ yếu là các diễn ngôn có cảm hứng tự do khi trình bày tiến hoá của nhân loại – hay nếu muốn, của sự tiến bộ – như một sản phẩm của tự do cạnh tranh giữa những cá nhân trong xã hội – bản thân cạnh tranh được quan niệm như một trường hợp đặc biệt của nguyên lí chung của mọi tiến bộ trong tự nhiên: “sự sống sót của cá nhân thích hợp nhất”. Trong thực tế, kể từ những năm 1860, đặc biệt trong các nước anglo-saxon (Hofsdater, 1959), nhiều nhà sinh học, kinh tế học, triết gia và xã hội học đã phát triển những quan điểm tương tự.

Print Friendly and PDF

26.7.21

John Maynard Keynes: điều khác thường ở một nhà kinh tế là ông đã không nghĩ rằng mọi người đều rất duy lý

JOHN MAYNARD KEYNES: ĐIỀU KHÁC THƯỜNG Ở MT NHÀ KINH T ÔNG ĐÃ KHÔNG NGHĨ RNG MI NGƯỜI ĐU RT DUY LÝ

Eugenio Proto

John Maynard Keynes là một trong những Người khổng lồ của Kinh tế học hiện đại (Nguồn: Alamy)

Khi mi người nghĩ tới John Maynard Keynes, người đã qua đi cách đây 75 năm vào ngày 21 tháng 4, h có th nghĩ đến nhng ý tưởng ca ông v mc cu kinh tế và vic chính phủ cần phải chi tiêu như thế nào đ vưt qua được thi k suy thoái. 

Kinh tế gia ni tiếng nht nước Anh được biết đến nhiu nht vi tư cách là công chc và c vn Bộ Tài chính mt thi, ngưi s hu nhng tư tưởng đã thng tr chính sách kinh tế trong nhng thp niên gia thế k 20. Ông qua đi khi mi chỉ 62 tui sau khi lãnh đo các cuc đàm phán cam go và kéo dài liên tc trong nhiu năm cho Vương quc Anh v hệ thống tài chính quốc tế thi hu chiến và hiệp định cho vay Mỹ Ănglê .

Nhưng vi tư cách là mt nhà kinh tế hc hành vi, tôi mun tp trung vào mt khía cnh khác, ít được biết đến hơn trong di sn ca Keynes. Quan đim ca ông về điều mà ông gi là “nhng bn năng đng vt, hay s lc quan ca con người, đi din cho mt b phn quan trng trong kinh tế hc hành vi ngày nay. Quan đim này cũng to tin đ cho nhng ý tưởng ni tiếng sau này ca Keynes và n cha nhiu gi ý quan trng cho các chính ph trong n lc phc hi kinh tế t đi dch COVID-19.

Mức cầu và nhng bn năng đng vt

Đu tiên, cn phi trình bày sơ lược v đóng góp chính ca Keynes đi vi lý thuyết kinh tế vĩ mô. Ông đã thách thc quan đim chính thống tân cổ điển trong thi đi ca mình cho rng mt nn kinh tế phó mc cho chính nó tự vận hành s t đng đt được toàn dng lao đng trong ngn hn đến trung hn.

Print Friendly and PDF