29.9.19

Kinh tế học như là một khoa học xã hội


KINH TẾ HỌC NHƯ LÀ MỘT KHOA HỌC XÃ HỘI

Về Mark Granovetter, Society and Economy. Framework and Principles (Xã hội và kinh tế. Bộ khung và các nguyên tắc), Harvard University Press, 256 trang.
Là một nhân vật quan trọng của xã hội học kinh tế, Mark Granovetter, tiếp nối con đường của Max Weber, cho xuất bản một cuốn sách tìm cách vượt lên trên những ranh giới giữa các khoa học để đưa ra một sự hiểu biết toàn thể về nền kinh tế.
 “Xã hội học kinh tế mới” là một trào lưu nghiên cứu được một số nhà xã hội học chủ trương từ những năm 1980, vốn xem rằng những mô hình lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển không tốt và cần phải huy động những tài nguyên của tổng thể các khoa học xã hội để nghiên cứu các hoạt động kinh tế, đặc biệt sự phân tích các mạng xã hội (được hiểu như là sự nghiên cứu các mối quan hệ cụ thể giữa các cá nhân hay các nhóm).
Print Friendly and PDF

28.9.19

Thời đại khai sáng ở châu Âu (3): Khởi đầu và chấm dứt

Giới thiệu: Không có một thời đại nào trong lịch sử tư tưởng loài người cho đến hôm nay lại mang tính thời sự, đồng thời gây ra nhiều giải thích khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau như thời đại khai sáng. Nhưng dù với xu hướng nào, cũng không ai nghi ngờ rằng, thế giới hiện đại như chúng ta thấy hôm nay được bắt đầu bằng những thành quả của thời đại khai sáng. Đối với người Việt Nam, trong bối cảnh văn hóa và tư tưởng còn thuộc độc quyền nhà nước và nguồn tin tức về lịch sử văn minh phương Tây còn hạn chế, việc tìm hiểu thời đại khai sáng lại càng thú vị hơn. Cho đến cuối năm 2019, chúng tôi sẽ phổ biến chừng 10 bài về đề tài này. Xin giới thiệu với độc giả bài thứ ba và mong được đón nhận nhiều góp ý, phê bình của độc giả.

THỜI ĐẠI KHAI SÁNG Ở CHÂU ÂU (3):
KHỞI ĐẦU VÀ CHẤM DỨT
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trào lưu khai sáng đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến với cao điểm là hai cuộc cách mạng ở Mỹ và Pháp, để chuẩn bị bước sang chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ thế kỷ 19 với các định chế chính trị dân chủ xuất hiện trên khắp lục địa. Dần dần, hầu hết tất các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ đều bắt đầu xây dựng thể chế chính trị dựa trên nguyên tắc công pháp và phân quyền. Đó là thành quả lớn lao của trào lưu khai sáng trong thế kỷ 18, làm bàn đạp cho những thay đổi xã hội châu Âu và Bắc Mỹ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn chương, triết học. Bài này sẽ cố gắng tìm hiểu trào lưu khai sáng thực sự bắt đầu ở thời điểm nào và lúc nào là (tạm) chấm dứt.
Print Friendly and PDF

25.9.19

Những người ăn mày mới của châu Âu


NHỮNG NGƯỜI ĂN MÀY MỚI CỦA CHÂU ÂU
Gần đây, vợ tôi và tôi đi bộ dọc con phố mua sắm thời trang Avenue Montaigne, nằm giữa quản trường Place de l’Alma và Champs Elysées ở một trong những quận giàu nhất của Paris. Dạo quanh các cửa hàng thanh lịch của Chanel, Givenchy, Jimmy Choo, Luis Vuitton, Prada, Valentino và YSL, chúng tôi thấy một phụ nữ và một đứa trẻ nửa nằm nửa ngửa trên vỉa hè trong bộ quần áo rách nát, kêu gọi người qua đường bố thí tiền. Mặc dù đó là một cảnh tượng đặc biệt kinh khủng trong khung cảnh phồn vinh này, nhưng đó không phải là một điều dị thường trong kết cấu đô thị của Paris. Trên thực tế, những biểu hiện nghèo khổ và túng thiếu như vậy đã trở thành điểm đặc trưng quen thuộc đáng buồn ở hầu hết các thành phố của Tây Âu trong thời gian gần đây.
Thật vậy, từ chiến lược bành trướng về hướng đông của Liên minh châu Âu (EU) trong thập kỷ trước và nguyên tắc tự do đi lại của người dân trong EU, hàng ngàn người ngủ lề đường, chủ yếu là những người thuộc sắc tộc Roma từ các nước xã hội chủ nghĩa cũ Bulgaria và Romania, đã tập kết đến các đường phố, các công viên và các sân thể thao của 15 nước thuộc EU.
Print Friendly and PDF

23.9.19

Tương lai xán lạn của sự bất bình đẳng


TƯƠNG LAI XÁN LẠN CỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG

Về cuốn “Inégalités mondiales. Le destin des classes moyennes, les ultra-riches et l’égalité des chances (Bất bình đẳng trên thế giới. Số phận của các thành phần trung lưu, các thành phần siêu giàu và sự bất bình đẳng về cơ hội)” của Branko Milanovic, La Découverte, 2019 [2016], bản dịch tiếng Pháp của Baptiste Mylondo, bài tựa của Thomas Piketty, lời bạt của Pascal Combemale và Maxime Guerder).
Sự hứa hẹn về một sự bình đẳng dân chủ có giá trị nào khi mà tình trạng vật chất của các thành phần trung lưu và bình dân đang bị đình trệ hay sa sút? Qua một sự phân tích không nhân nhượng về những bất bình đẳng trên thế giới, Branko Milanovic cho thấy rõ sự khó khăn của cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã hội vào đầu thế kỷ XXI.
Vào tháng Giêng năm 2019, tổ chức phi chính phủ OXFAM đã công bố một con số đầy ý nghĩa để cảnh báo lương tâm con người. Hai mươi sáu người giàu nhất trên thế giới có tài sản ngang bằng với phân nửa nghèo nhất của nhân loại: một bên là hai mươi sáu đa tỷ phú, đối diện với bên kia là 3,8 tỷ người nghèo túng: điều gì đã dẫn đến tình trạng này như thế nào? Đó chính là giá trị của cuốn sách của nhà kinh tế học Branko Milanovic, mà phiên bản tiếng Anh được xuất bản năm 2016 và mới được nhà xuất bản La Découverte dịch sang tiếng Pháp, để cố gắng giải thích những diễn biến khó cưỡng lại đã dẫn đến tình trạng này và những hậu quả chính trị của nó.
Print Friendly and PDF

21.9.19

Hồi kí tản mạn về một hành trình tri thức: những vấn đề về hiện trạng của kinh tế học


János Kornai (1928-)
HỒI KÝ TẢN MẠN VỀ MỘT HÀNH TRÌNH TRI THỨC: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH TRẠNG CỦA KINH TẾ HỌC
Phỏng vấn János Kornai
Mùa thu năm 2013
János Kornai Bernard Chavance
Nội dung chính
1. Hệ chuẩn hệ thống
2. Dòng chính và yêu cầu phải có sự đa nguyên
3. Các ý tưởng, các lợi ích, các thể chế
4. Nghĩ về Keynes
5. Dân chủ, tăng trưởng, và đánh giá mâu thuẫn
6. Chính thể và nền kinh tế
Ghi chú của tác giả
Thông tin thêm về tiểu sử và danh mục các công trình nghiên cứu có thể được tìm thấy trên trang điện tử của János Kornai: http://www.kornai-janos.hu/KornaiJ-home-English.html


János Kornai là Giáo sư Emeritus [Giáo sư về hưu từ vị trí cơ hữu] của Đại học Harvard, và là Giáo sư Emeritus danh dự của Đại học Corvinus Budapest. Sinh năm 1928, từng là một nhà báo theo chủ nghĩa Marx vào đầu những năm 1950, ông bị cách ly sau cuộc cách mạng Hungary vào năm 1956, và đã bắt đầu lại sự nghiệp của một nhà nghiên cứu vào đầu những năm 1960, trong khi vẫn bị cấm giảng dạy. Sau một thời gian nghiên cứu lý thuyết tân cổ điển đã khiến ông trở nên nổi tiếng ở phương Tây, ông đã phát triển một khung phân tích quan trọng về lý thuyết tân cổ điển trong tác phẩm Anti-Equilibrium (Chống Cân Bằng - 1971). Ông tập trung phân tích nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đạt đỉnh cao sự nghiệp bằng tác phẩm Economics of shortage (Kinh tế học của sự thiếu hụt - 1980), công trình này có tầm ảnh hưởng từ Đông sang Tây, và bằng kiệt tác thứ hai mang tên The socialist system (Hệ thống chủ nghĩa xã hội - 1992). Vào năm 1986, ông trở thành Giáo sư của Đại học Harvard, và vẫn dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu ở Budapest. Ông về hưu từ vị trí ở Harvard vào năm 2002, và từng là Thành Viên Thường Trực của Collegium Budapest trong giai đoạn 2002-2011. Sau sự chuyển đổi các hệ thống xã hội chủ nghĩa vào năm 1989, nghiên cứu của ông tập trung vào sự thay đổi hệ thống trong thế giới hậu chủ nghĩa xã hội, với những tác phẩm như The Road to a Free Economy (Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do - 1990), Highway and Byways (Cao tốc và đường vòng - 1995), Struggle and Hope (Đấu tranh và hy vọng - 1997), Welfare, Choice, and Solidarity in Transition (Phúc lợi, lựa chọn, và thống nhất trong thời kỳ quá độ - đồng tác giả với Karen Eggleston, 2001), From Socialism to Capitalism (Từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa tư bản - 2008). Tác phẩm của ông viết về chủ nghĩa tư bản có tựa đề Dynamism, Rivalry, and the Surplus Economy (Thuyết động lực, sự cạnh tranh, và nền kinh tế thặng dư) đã được xuất bản vào tháng 12 năm 2013. Tự truyện của ông mang tên By Force of Thought: Irregular Memoirs of an Intellectual Journey (Bằng sức mạnh tư duy: hồi ký tản mạn về một hành trình tri thức - 2006a), một tác phẩm xuất sắc được hoan nghênh rộng rãi đã xuất hiện bằng tiếng Pháp vào năm 2014 với tựa đề À la force de la pensée, Autobiographie irrégulière, L’Harmattan. Cuộc phỏng vấn này trao đổi cụ thể những vấn đề được thảo luận trong hồi ký của ông.
Print Friendly and PDF

19.9.19

Bốn thần tượng cản trở tri thức khách quan (F. Bacon, 1620)

BỐN THẦN TƯỢNG CẢN TRỞ TRI THỨC KHÁCH QUAN (F. BACON, 1620)

Tác giả: Francis Bacon*
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
39 – Có bốn loại Thần Tượng[1] vây hãm trí tuệ con người. Để phân biệt rõ ràng, chúng tôi đã đặt cho chúng bốn tên khác nhau, gọi loại thứ nhất là Thần Tượng Bộ Lạc, loại thứ hai là Thần Tượng Hang Động, loại thứ ba Thần Tượng Hội Chợ, và loại thứ tư là Thần Tượng Rạp Tuồng.
40 - Sự rút tỉa [từ hiện thực] những ý niệm và định luật[2] bằng phép quy nạp đúng đắn là biện pháp thích hợp nhất để tránh gặp phải các thần tượng và loại trừ chúng. Tuy nhiên, sự nhận diện và tố cáo các loại thần tượng [của trí tuệ] này vẫn là điều vô cùng hữu ích, bởi vì trong việc diễn giải thiên nhiên, học thuyết về thần tượng cũng đóng một vai trò giống như học thuyết về các ngụy lý[3] cần phải phản bác trong logic học phổ thông.
Print Friendly and PDF

17.9.19

Nhà nước Trung Quốc đã biết khai thác sự toàn cầu hóa như thế nào?


Chính sách công nghiệp ở trung tâm một chiến lược quyền lực
NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC ĐÃ BIẾT KHAI THÁC SỰ TOÀN CẦU HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Tại Diễn đàn Davos vào tháng giêng [năm 2017], cũng như tại cuộc gặp Donald Trump vào tháng 11 [năm 2017], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh bóng bài phát biểu của ông về những ưu điểm của thương mại tự do, khi người đồng nhiệm của ông có vẻ đã bảo vệ “nước Mỹ trên hết” và chủ nghĩa bảo hộ. Bắc Kinh đã nắm lấy sự toàn cầu hóa để tìm lại vị trí của họ trên thế giới mà không bị hòa tan nhờ vào vị thế Nhà nước phát triển.
Philip S. Golub
Li Baoxun. – Không tên, 2013

Galerie Dock Sud, Sète
Kết thúc một thời gian dài bị lu mờ vào thế kỷ XIX – do sự kết hợp các áp lực thuộc địa bên ngoài (châu Âu rồi Nhật Bản) cùng với sự xáo trộn nội bộ (nạn đói, thiên tai, các cuộc nổi dậy) –, rồi đến một khoảng thời gian gần như tự cung tự cấp dưới thời Mao Trạch Đông từ năm 1949 đến năm 1976, Trung Quốc chiếm lại vị trí trung tâm trong nền kinh tế thế giới. Thực vậy, Trung Quốc đang quay trở lại, nếu nhìn từ một viễn cảnh lịch sử lâu dài, vị trí tương ứng với trọng lượng dân số học của họ vào thế kỷ XVIII, trước khi có sự phân kỳ lớn giữa “Đông-Tây” và “Bắc-Nam”. Sự trỗi dậy trở lại của Trung Quốc có những hệ quả chính trị và chiến lược sâu sắc, được minh chứng bởi những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông, khả năng quân sự ngày càng tăng, sự hình thành một con đường hàng hải và các hành lang đường bộ toàn cầu, hoặc vai trò của họ trong việc thành lập những định chế phát triển và quản trị kinh tế tự chủ mới, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) hoặc Ngân hàng Phát triển Mới (NDB)[1]. Nói chung, Trung Quốc đang nằm ở trung tâm của hiện tượng tái cân bằng của hành tinh, một hiện tượng làm thay đổi trật tự của thế giới.
Print Friendly and PDF

15.9.19

Phân tích nhiều chiều


PHÂN TÍCH NHIỀU CHIỀU

Multidimensional Analysis
Michel LAMURE
Phân tích nhiều chiều các dữ liệu[*] tập hợp một số những kĩ thuật thống kê cho phép phân tích những bảng dữ liệu lớn. Có thể phân loại những kĩ thuật của phân tích nhiều chiều thành ba nhóm: những kĩ thuật mô tả, những kĩ thuật cấu trúc hoá và những kĩ thuật giải thích. Cũng còn phải xét những kĩ thuật khác nhau của phân tích dữ liệu tuỳ theo kiểu dữ liệu trên đó những kĩ thuật này được ứng dụng. Như vậy, trước khi vận dụng một kĩ thuật phân tích dữ liệu bao giờ cũng phải đặt hai câu hỏi sau: 1) Ta có (những) kiểu dữ liệu nào? 2) Mục đích của ta là gì? Sơ đồ dưới đây cho thấy vị thế của những kĩ thuật khác nhau của phân tích dữ liệu theo cả hai quan điểm tính chất của dữ liệu và mục đích theo đuổi.
Print Friendly and PDF

13.9.19

Di sản của Friedrich List


DI SẢN CỦA FRIEDRICH LIST: HỆ THỐNG TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG VÀ LỊCH SỬ CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA HÀN QUỐC

Bogang Jun (Đại học Hohenheim, Đức)
Alexander Gerybadze (Đại học Hohenheim, Đức)
Tai-Yoo Kim (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc)
ISSN 2364-2076 (bản in)
ISSN 2364-2084 (bản Internet)
Các bài tham luận của Đại học Hohenheim về Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học Xã hội nhằm cung cấp kết quả nghiên cứu của Khoa Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học Xã hội Xã hội cho công chúng để khuyến khích thảo luận khoa học và khuyến nghị sửa đổi. Các tác giả chỉ chịu trách nhiệm về các nội dung không nhất thiết phải đại diện cho ý kiến của Khoa Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học Xã hội [Đại học Hohenheim, Đức].
---
Di sản của Friedrich List: Hệ thống Tái Sản xuất Mở rộng và Lịch sử Công nghiệp hóa của Hàn Quốc
Bogang Jun, Alexander Gerybadze, Tai-Yoo Kim
Tóm tắt
Friedrich List (1789-1846)

Nghiên cứu này xem xét lại lý thuyết của Friedrich List từ quan điểm toàn diện và hiện đại hơn cũng như áp dụng nó vào lịch sử công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Mặc dù List nổi tiếng là học giả kiên định việc bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ, nhưng lập luận của ông về chủ nghĩa bảo hộ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn được mô tả trong cuốn Hệ thống Kinh tế Chính trị Quốc gia [The National System of Political Economy] (1841). Nghiên cứu này dựa trên di sản về lý thuyết của ông trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Mặc dù chúng ta có thể thấy rằng lý thuyết của ông có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu như hệ thống đổi mới quốc gia (national innovation system), khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia (national competitiveness) và lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state), nhưng các nghiên cứu này đã không lĩnh hội được tất cả các lập luận của List. Ngoài ra, các mô hình nghiên cứu [chịu ảnh hưởng từ lý thuyết của List] chú trọng việc giải thích các hiện tượng phát triển có tính lịch sử và khu vực mà không cung cấp các nguyên tắc chung của sự phát triển kinh tế đằng sau các hiện tượng đó. Vì thế, nghiên cứu này nhằm mục đích khuyến nghị hệ thống tái sản xuất mở rộng (ERS) như là một phiên bản tổng quát và hiện đại của lý thuyết của List cũng như đưa ra ví dụ minh họa về nó thông qua lịch sử công nghiệp hóa của Hàn Quốc. Vì thế, chúng tôi cho rằng Hàn Quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế thông qua việc áp dụng lý thuyết của List vào thực tiễn.
Print Friendly and PDF

11.9.19

Cộng hòa Séc, cửa ngõ để Trung Quốc thâm nhập châu Âu


CỘNG HÒA SÉC, CỬA NGÕ ĐỂ TRUNG QUỐC THÂM NHẬP CHÂU ÂU?
Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman cụng ly với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trên sân thượng của Tu viện Strahov bên bờ sông Vltava ở Praha vào ngày 30 tháng 3 năm 2016. (Nguồn: SBS)
Truất ngôi nước láng giềng nổi tiếng khó bãi miễn của Séc là Đức, Trung Quốc đã trở thành thị trường hàng đầu của dòng xe ô-tô Skoda, lá cờ đầu ngành công nghiệp ô-tô Séc và là động cơ của nền kinh tế xuất khẩu của Séc. Ngày nay, Vương quốc Trung Hoa chiếm gần 30% doanh số và một phần tư sản lượng thế giới của nhà sản xuất có tính tiêu biểu của Séc, một thành viên của tập đoàn Volkswagen kể từ năm 1991. Một số người nói rằng đó là cả một biểu tượng, với các mối quan hệ tuyệt vời giữa Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Đúng vậy, tất cả là một biểu tượng – có thể nói thêm rằng – không liên quan gì lớn với dự án Con đường tơ lụa mới” và thậm chí đã hình thành trước cả sự nhích lại gần nhau giữa Praha và Bắc Kinh. Thay vì là một biểu tượng, liệu đây có phải là một việc lỗi thời không?
Print Friendly and PDF

9.9.19

Các nước đang phát triển và việc sáng tạo các khái niệm

Alain Desrosières (1940-2013)

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆC SÁNG TẠO CÁC KHÁI NIỆM[1]

Alain Desrosières
Việc quan niệm và triển khai các hệ thống thống kê trong các nước đang phát triển thường là nơi diễn ra những nghiên cứu và cách tân phương pháp luận độc đáo. Điều này được giải thích bằng nhiều cách. Xuất phát từ những cấu trúc hành chính và xã hội một cách tiên nghiệm là ít được thiết chế, “cứng nhắc” (nếu không phải là cố định) hơn so với các nước phát triển trước, nên đã có thể hình dung sớm, “ở thượng nguồn”, những tổ chức thuận lợi cho các cuộc điều tra và đăng kí cần thiết cho việc sản xuất thống kê. Mặt khác, việc gặp những hệ thống xã hội, chính trị, gia đình và kinh tế vô cùng khác với các hệ thống ở châu Âu và Bắc Mĩ khiến cho việc đối chiếu với những kiến thức khác nhau về các khoa học nhân văn và xã hội, không chỉ trong dân số học và kinh tế học, mà còn cả trong nhân học, sử học, xã hội học và khoa học chính trị, trở nên cần thiết. Trái lại, trong các nước phương Bắc, việc phân chia và chuyên môn hoá lao động đã đưa công việc của các nhà thống kê vào nề nếp bằng cách bao bọc công việc này trong những phương pháp chuẩn ít khi bị tra vấn. Như vậy, các nước đang phát triển, trong nhiều trường hợp, đã trở thành mảnh đất cho nhiều thử nghiệm khó hình dung được ở những nước khác, và đôi lúc là địa điểm của sự sáng tạo thật sự, của những đổi mới độc đáo.
Print Friendly and PDF

7.9.19

Trí tuệ nhân tạo cần có đạo đức


TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CẦN CÓ ĐẠO ĐỨC
Để trí tuệ nhân tạo gần với những giá trị cơ bản của con người, điều cần thiết là tích gộp những cân nhắc về đạo đức khi thiết kế các thuật toán.
Có rất ít khái niệm bị hiểu nhầm như là trí tuệ nhân tạo (AI). Các cuộc thăm dò dư luận​​ cho thấy có rất nhiều dân thường nhầm lẫn AI với những robot có sức mạnh phi thường và ngay cả những nhà điều hành của công ty lớn cũng không hiểu rõ lắm về AI. Sự hiểu biết thiếu chính xác về chính thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” làm cho tất cả những ai cảnh giác với công nghệ dự đoán rằng AI sẽ thống trị con người, ngăn chặn các quyền tự do cá nhân và hủy hoại sự riêng tư trong một thế giới kỹ thuật số rộng lớn “1984 (ám chỉ tiểu thuyết cùng tên của Orwell – ND).
Print Friendly and PDF

5.9.19

Tiềm năng của xuyên ngành


TIỀM NĂNG CỦA XUYÊN NGÀNH
Tác giả: Helga Nowotny
Chuyển ngữ: Bùi Thế Cường[1]
Mở đầu
Xuyên ngành là chủ đề hồi sinh hết lần này lại lần khác. Nó đáp ứng một nhu cầu cơ bản và một niềm tin cố hữu. Nhu cầu về một sự mất đi cái được cảm nhận là đã từng có một sự thống nhất vốn có của tri thức. Và niềm tin là kỳ vọng xuyên ngành đóng góp vào việc cùng giải quyết vấn đề hơn là đứng kề nhau; hơn là bộ môn này nằm cạnh bộ môn kia. Francois Taddai từng viết: “Chẳng bộ môn nào biết nhiều hơn tất cả các bộ môn”. Nếu mục tiêu là cùng giải quyết vấn đề, thì phải có phương tiện để liên kết các quan điểm trong nhận diện, hình thành và giải pháp cho một vấn đề chung được chia sẻ.


Kiên nhẫn là phẩm hạnh để làm xuyên ngành. Bạn phải rất kiên nhẫn. Bằng chứng cho thấy, phát triển giảng dạy xuyên ngành đòi hỏi thời gian và cam kết của cả giảng viên lẫn định chế. Cần nhiều thời gian để hiểu ngôn ngữ các bộ môn khác. Nhưng bạn cũng cần hiểu áp lực của việc cùng giải quyết vấn đề đến từ đâu. Thảo luận gần đây cho thấy nhiều người vẫn xem khoa học và xã hội là những phạm trù chả có vấn đề gì. Trong hai cuốn sách làm nền cho bài trình bày này[2], chúng tôi chứng minh trên thực tế cả hai đều là những phạm trù có vấn đề. Ở đây tôi muốn khẳng định, tri thức cũng như chuyên môn (expertise) vốn là vượt tràn qua (transgressive). Không ở đâu và không ai có thể thành công đủ lâu trong việc ngăn chặn tri thức. Tri thức thẩm thấu qua mọi định chế và cấu trúc hệt như nước thẩm thấu qua lỗ chân lông. Tri thức thẩm thấu theo cả hai hướng, từ khoa học ra xã hội cũng như từ xã hội vào khoa học. Nó thẩm thấu qua các định chế và từ giới hàn lâm ra cũng như từ thế giới ngoài vào. Vì thế, nói xuyên ngành là nói vượt tràn (transgressing) các ranh giới. Các định chế vẫn tồn tại và có chức năng. Các bộ môn vẫn tồn tại và những bộ môn mới tiếp tục ra đời từ hoạt động liên ngành. Thế nhưng: Hãy ý thức!
Print Friendly and PDF

3.9.19

Ếch Pepe, chú ếch chính trị thách thức Bắc Kinh + Hồng Kông: các phóng viên nước ngoài và âm mưu chống Trung Quốc


ẾCH PEPE, CHÚ ẾCH CHÍNH TRỊ THÁCH THỨC BẮC KINH
Ra đời từ trí tưởng tượng của một họa sĩ vào những năm 2000, động vật lưỡng cư này được dùng như là ngọn cờ đấu tranh cho nhiều mục đích chính trị, theo tường thuật của trang web Polygon.
Từ lâu, bị phe cực hữu Mỹ chuyển hướng, Chú ếch Pepe [Pepe the Frog] từ nay tượng trưng cho một trong những biểu tượng của người biểu tình ở Hồng Kông.
© LILLIAN SUWANRUMPHA / AFP
Đó là câu chuyện về một chú ếch thoát ra khỏi một sai lầm lớn. Câu chuyện xuất phát từ một tập truyện tranh. Chú ếch Pepe, nhân vật với dáng vóc một thiếu niên của tập truyện hí hoạ Boy's Club, được Matt Furie sáng tác vào năm 2006, đã từng rời khỏi lĩnh vực văn hóa để hiện thân thành một biểu tượng chính trị, trong khoảng một thập kỷ. Cho đến khi trở thành một biểu tượng phản kháng Bắc Kinh trong việc huy động người Hồng Kông vào những tháng gần đây, theo lời giải thích của trang mạng trò chơi Polygon.
Print Friendly and PDF

1.9.19

Nước Đức thế kỷ XIX tái bản lần IV có gì mới?


NƯỚC ĐỨC TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI

NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

Nguyễn Xuân Xanh
Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này. 
Fukuzawa Yukichi
(Trong Thoát Á luận)
Lời nói đầu. Nước Đức Thế kỷ XIX, sau lần nhận được Giải Sách Hay tháng 10, năm 2017, cuối cùng được nhìn thấy ánh sáng thế giới lần thứ IV. Xin chân thành cám ơn Công ty sách ZENBOOKS về nỗ lực này. Trong lần tái bản này, tôi có thêm một Tiểu luận Nước Đức trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp thế giới, để nói về cuộc Đại cải cách của Phổ, người lãnh đạo của nước Đức hiện đại trong thế kỷ XIX, và thêm phần kinh nghiệm của Anh quốc, quốc gia đã khai sáng thời đại công nghiệp hóa có hiệu ứng toàn cầu và thay đổi cuộc chơi thế giới, cũng như bối cảnh thế giới về công nghiệp hóa sau đó. Phần thêm này dài 50 trang in. Cuộc Đại cải cách Phổ là một tấm gương “kinh điển” của một dân tộc có tiềm năng trí tuệ xuất sắc nhưng phải chịu sống trong một thể chế chuyên chính lạc hậu, kiểu một “nhà nước trại lính”, nên tài năng bị mai một. Napoleon, nhân vật vĩ đại của lịch sử, “Weltgeist trên lưng ngựa”, “kẻ tử thù của ancient regimes”, đã xuất hiện và thay đổi cuộc chơi, làm cho các dân tộc quân chủ chuyên chính châu Âu chịu mở mắt ra nhận thức rằng thời đại của họ đã qua, thời đại công dân đã đến, không phải vua quan, quý tộc là trung tâm điểm, là mặt trời, mà là nhân dân của họ mà họ giờ phải xoay theo. Họ chỉ có thể mạnh, khi nào nhân dân mạnh lên, và ngược lại, để một nhân dân lạc hậu, thì tất yếu họ cũng sẽ yếu ớt và sẽ rơi rụng trước cơn gió thời đại. Một thể chế kìm hãm một dân tộc tài năng không thể nào đứng vững lâu trên đấu trường thế giới, và không thể nào tự hào dưới ánh mặt trời.
Print Friendly and PDF