27.2.17

Bất bình đẳng





BẤT BÌNH ĐẲNG

Inégalités [Bất bình đẳng], tác giả Anthony Atkinson
Le Seuil, 2016, 456 tr., 23 euro (xuất bản ngày 14 tháng 1)
Christian Chavagneux
Cuốn sách chắc chắn sẽ khiến người ta nói đến ông ấy! Trong lời nói đầu, Thomas Piketty cho độc giả biết là sẽ tìm thấy ở trong cuốn sách "những đường nét của một chủ nghĩa cải cách cấp tiến mới". Và điều đó chính xác là vậy. Điều chắc chắn là nhà kinh tế học người Anh, Anthony Atkinson, một trong những chuyên gia giỏi nhất thế giới về các vấn đề bất bình đẳng, không muốn chấm dứt chủ nghĩa tư bản đương đại. Nhưng ông đưa ra một loạt các đề xuất có khả năng làm thay đổi sâu sắc bản chất của chủ nghĩa này, có lợi cho những người có hoàn cảnh kém thuận lợi.
Print Friendly and PDF

25.2.17

Tương lai của sử học kinh tế phải là liên ngành

w
TƯƠNG LAI CỦA SỬ HỌC KINH TẾ PHẢI LÀ LIÊN NGÀNH
Naomi Lamoreaux
Sử học kinh tế trong tương lai vẫn sẽ tiến triển theo hướng của sử học kinh tế trong quá khứ, nhưng nó cần phải vượt qua cái quá khứ đó. Chẳng hạn như, nó cần vượt qua cái hạn chế của kết cấu liên ngành ban đầu trong lĩnh vực này và để chuyển thành một phân ngành trong kinh tế học. Ngày nay, hầu hết những nhà kinh tế học và nhà sử học đều chấp nhận một mẫu rập khuôn rằng kinh tế học thường hướng tới sự khái quát hóa còn sử học thì hướng đến sự hiểu biết về hiện tượng đặc thù trong quá khứ. Tuy mẫu rập khuôn này có sự đúng đắn ở một chừng mực nào đó, nhưng tôi sẽ biện giải để thấy rằng các nhà sử học kinh tế cần phải đẩy công việc nghiên cứu của họ lên đâu đó ở khoảng giữa của những thái cực trên nếu họ thật sự muốn nâng cao nhận thức. Trên thực tế, hầu hết nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà sử học kinh tế được đào tạo với tư cách các nhà kinh tế học, không đưa ra được những sự khái quát hóa mang tính phổ quát trong khi đáng lý ra họ phải làm được như thế, chứ không phải để hiểu tính chất về đặc thù – bối cảnh của nó, như vậy là sai đường. Đồng thời, nghiên cứu lịch sử dễ có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa hoài cổ khi các nhà nghiên cứu cứ chất đống thông tin về những chủ đề đặc thù của họ mà không hề băn khoăn về vấn đề là làm thế nào mà các tác phẩm của họ có thể cung cấp cứ liệu cho những ai muốn nghiên cứu về chủ đề đó ở thời gian và những địa điểm khác, bao gồm cả hiện tại. Vì đây là một chủ điểm của nghiên cứu hiện nay, nên sự thảo luận chủ yếu trong cả hai môn học cần đẩy các nhà nghiên cứu tiến đến khoảng giữa của thang độ đó. Các nhà kinh tế học vẫn buộc phải thừa nhận những hạn chế trong việc khái quát hóa, và các nhà sử học vẫn đối mặt không ngớt với những câu hỏi “sao lại thế?”. Vì vậy, tôi cho rằng khả năng để các nhà sử học kinh tế hoạt động hiệu quả ở khoảng trung điểm này từ lâu đã bị kìm hãm bởi sự thiếu sự đối thoại liên ngành.[1]
Print Friendly and PDF

23.2.17

Liệu Trung Quốc có mua nước Mỹ?



LIỆU TRUNG QUỐC CÓ MUA NƯỚC MỸ?
Jack Ma, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Alibaba, một đại gia Trung Quốc về thương mại điện tử, khi đến Tháp Trump vào ngày 9 tháng 1 năm 2017 tại New York. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images/AFP)
Trung Quốc vẫn còn lâu mới mua được nước Mỹ! Vấn đề không nằm ở các thương vụ thâu tóm [các doanh nghiệp] mà nằm ở sự thiếu vắng thông lệ có đi có lại [trong giao dịch]. Bởi vì nếu người Trung Quốc được tự do hoạt động tại thị trường của Hoa Kỳ, thì người Mỹ (và người châu Âu) không có được quyền tự do giống như vậy ở Trung Quốc.
Print Friendly and PDF

22.2.17

ARROW Kenneth Joseph (1921-2017)



Kenneth Arrow (1921-2017)

ARROW Kenneth Joseph (1921-2017)

Kenneth Joseph Arrow sinh năm 1921 tại New York, Hoa Kì. Trong cuộc đại suy thoái cha ông bị sạt nghiệp nên ông sống mười năm trong nghèo khó. Ông đỗ văn bằng đầu tiên về toán năm 1940 của City College of New York. Ông tiếp tục học tại đại học Columbia nơi ông đỗ cử nhân toán năm 1941 rồi tiến sĩ kinh tế học năm 1951. Ông phải ngưng học trong bốn năm (1942-1946) để đi nghĩa vụ quân sự. Năm 1947 rồi năm 1949 ông nghiên cứu ở Ủy ban Cowles, tại Chicago và làm tư vấn cho Rand Corporation từ 1948. Song song đó, ông là giảng viên tại đại học Chicago (1948-1949). Chỉ đến năm 1949 ông mới được một ghế tại đại học Standford cho đến năm 1968, khi trở thành giáo sư tại Harvard (1968-1979). Kể từ năm 1979, ông trở về làm giáo sư ở Standford. Ông từng là thành viên của Hội đồng tư vấn kinh tế của tổng thống Hoa Kì năm 1962. Ông được huy chương John Bates Clark (dành cho một nhà kinh tế trẻ dưới 40 tuổi) của American Economic Association -mà ông là chủ tịch năm 1963- và ông được Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển biểu dương năm 1972.
Print Friendly and PDF

Liệu Trung Quốc có đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc không?



LIỆU TRUNG QUỐC CÓ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI NHIỀU HƠN NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO TRUNG QUỐC KHÔNG?
Jean-Raphaël Chaponnière
Người lao động Trung Quốc tại một cửa hàng của Apple ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, tại vùng duyên hải phía Đông vào ngày 12 tháng 1 năm 2016. (Ảnh: Ye li juan/Imaginechina/via AFP)
Trung Quốc là nước lớn thứ hai thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số tiền lũy tích lên đến 1085 tỷ USD vào tháng 12 năm 2014, ít hơn gấp 5 lần so với nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ theo UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development – Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc). Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc đang chựng lại, trong khi nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lại tăng lên nhanh chóng, được khuyến khích bởi chính sách "Go Global (Kinh doanh toàn cầu)" được thông qua vào năm 2002.
Theo UNCTAD, dẫn lại các số liệu từ Bộ Thương mại của Trung Quốc (Mofcom), vào năm 2014, Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ hai ở nước ngoài về dòng vốn đầu tư sau Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng việc thành lập và mua lại công ty ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, tiếp cận công nghệ và các mạng phân phối. Với một lượng đầu tư ra nước ngoài lên đến 729 tỷ USD theo UNCTAD (số liệu của Mofcom), Trung Quốc đứng hàng thứ bảy, rất xa sau Hoa Kỳ (6.100 tỷ USD), Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Hà Lan, Hồng Kông và Nhật Bản, những nước thu hút được từ 1.000 đến 1.500 tỷ USD (biết rằng Hà Lan và Hồng Kông là những nước được dùng làm bàn đạp cho các nước khác trong đó có Trung Quốc).
Print Friendly and PDF

20.2.17

Văn hoá truyền thống và Khoa Học – 1


...Khoa học luận chỉ bàn về một hình thái nhận thức đặc biệt thôi, vì Khoa học khiêm tốn hơn, luôn luôn khu biệt các đối tượng khảo sát, Khoa học tự nhiên chỉ khảo sát thiên nhiên, trong đó mỗi lý thuyết và thực nghiệm cụ thể lại chỉ nhắm vào một đối tượng hay một khía cạnh nhất định nào đó thôi của thực tại...

VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG VÀ KHOA HỌC – 1

Hàn Thuỷ

Gần đây có nhiều sách vở và báo chí nói đến sự hội tụ giữa "truyền thống thần bí phương Đông" và Khoa Học (KH) hiện đại. Đặc biệt gần gũi chúng ta có chủ đề hay được thảo luận là "Phật Giáo và Khoa Học". Do đó loạt bài này nhằm trả lời câu hỏi khoa học luận[1]: Phật Giáo (PG), và nói rộng ra, văn hoá truyền thống Việt Nam, với hai nguồn ảnh hưởng Ấn Độ và Trung Hoa, có ích gì cho sự phát triển KH không?
Để tránh rơi vào những lập luận quá dễ dãi, xin được trở lại một số căn bản. Vì vậy, sau khi đặt vấn đề, bài này sẽ so sánh hai sự tiếp cận hiểu biết, tiếp cận KH và tiếp cận triết học (TH); bài thứ nhì sẽ trình bày những khía cạnh của tư tưởng TH Ấn Độ và Trung Quốc có liên quan đến nhận thức luận. Như thế để chuẩn bị cho bài cuối, trình bày những nghịch lý của cơ học lượng tử (CHLT) và những khó khăn khi diễn giải CHLT; nhận định và phê phán luận đề nói rằng, vài chục năm trước đây, một số nhà bác học lớn đã tiếp cận TH "Đông phương", và lấy đó làm cảm hứng cho việc diễn giải CHLT.
Bạn đọc sẽ không thấy ở đây một chút gì về "thần bí phương Đông"[2], vì theo người viết bài này, nếu tư tưởng truyền thống của Ấn Độ và Trung Hoa có giúp gì được cho việc nắm bắt những khám phá KH mới, thì chỉ có thể là ở những suy tư TH trừu tượng và duy lý nhất[3], chứ không ở những khía cạnh thần bí, mà nói cho cùng đâu cũng đầy rẫy. Muốn đi kiếm thần bí thì giữa "phương Đông" và Âu châu Trung cổ, chưa chắc ai đã hơn ai, có điều là thần bí Âu châu trung cổ thì bán không ai mua.
Print Friendly and PDF

18.2.17

Duy lí tân cổ điển (tính)



DUY LÍ TÂN CỔ ĐIỂN (TÍNH)

Neoclassical rationality
® Giải Nobel: ALLAIS, 1988 DEBREU, 1983 HICKS, 1972 KANTOROVICH, 1975
Tính duy lí kinh tế, như được trình bày ở đây, tương ứng với hành vi tối đa hoá của một tác nhân kinh tế, xuất phát từ lí thuyết lợi ích kì vọng, được von Neumann và Morgenstern (1947) xách định bằng tiên đề và được Savage (1954) phát triển. Tuy bị phê phán trên quan điểm thực chứng lẫn chuẩn tắc nhưng tính duy lí này vẫn nằm ở trung tâm của hầu hết các công trình kinh tế.
Print Friendly and PDF

16.2.17

Nói thẳng về Thương mại

Dani Rodrik (1957-)

NÓI THẲNG VỀ THƯƠNG MẠI

CAMBRIDGE – Các nhà kinh tế có phải chịu một phần trách nhiệm về chiến thắng gây sốc của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không? Cho dù họ không ngăn Trump lại được, thì đáng lẽ ra họ đã có một ảnh hưởng lớn hơn lên những tranh luận công cộng nếu họ bám sát hơn những giáo huấn của bộ môn của họ, thay vì đứng về phe cỗ vũ cho toàn cầu hóa.
Gần hai thập kỷ trước, khi quyển sách của tôi Có Phải Toàn Cầu Hóa Đã Đi Quá Xa? được đưa đi in tôi đã  tiếp cận một nhà kinh tế học nổi tiếng để đề nghị ông ấy viết vài lời quảng bá ở bìa sau. Tôi đã tuyên bố trong cuốn sách rằng, trong sự thiếu vắng một phản ứng của chính phủ được phối hợp hơn nữa, toàn cầu hóa quá mức sẽ làm sâu sắc thêm sự phân chia giai cấp xã hội, trầm trọng thêm những vấn đề về phân phối, và xói mòn cuộc đối thoại xã hội trong nước – những lập luận đã trở thành kiến thức thông thường từ đó.

Kinh tế gia này bác bỏ. Ông đã nói rằng ông thực sự không phủ nhận bất kỳ phân tích nào, nhưng lo ngại rằng cuốn sách của tôi sẽ cung cấp “đạn dược cho những kẻ man rợ”. Những người theo chủ nghĩa bảo hộ sẽ bám vào những lập luận trong sách về mặt trái của toàn cầu hóa để tạo dựng vỏ bọc cho chương trình nghị sự hẹp hòi, ích kỷ của họ.
Đó là một phản ứng tôi vẫn còn nhận được từ những đồng nghiệp của mình. Sau phần trình bày của tôi, một trong số họ sẽ do dự giơ tay và hỏi: thầy không nghĩ là những lập luận của thầy sẽ bị lạm dụng và phục vụ cho những kẻ mị dân và những người chủ trương bảo hộ mà thầy đang công khai chỉ trích?
Luôn có một rủi ro là những lập luận của chúng ta sẽ bị bắt làm con tin trong tranh luận công cộng bởi những người mà chúng ta không ủng hộ. Nhưng tôi không bao giờ hiểu nỗi tại sao nhiều nhà kinh tế tin rằng điều này kéo theo là chúng ta phải nghiêng hẵn lập luận của mình về thương mại theo một hướng riêng biệt. Tiên đề tiềm ẩn ngụ ý dường như những kẻ man rợ chỉ ở một phía nhất định trong cuộc tranh luận thương mại. Hiển nhiên là, những ai phàn nàn về luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới  hay các hiệp định thương mại là những người bảo hộ xấu xí, trong khi những ai ủng hộ các cơ chế này thì luôn luôn ở phía của những “thiên thần” lạc quan.
Sự thật là, nhiều người ủng hộ nhiệt thành cho thương mại được thúc đẩy không ít bởi những chương trình nghị sự hẹp hòi, ích kỷ của riêng họ. Các hãng dược mưu cầu những quy định về bằng sáng chế cứng rắn hơn, các ngân hàng thì theo đuổi sự gia nhập không bị ràng buộc vào các thị trường nước ngoài, hay các tập đoàn đa quốc gia thì tìm kiếm những tòa án trọng tài đặc biệt không chú ý nhiều đến các lợi ích công cộng, chẳng kém gì những người bảo hộ. Vì thế khi các nhà kinh tế thay đổi ít nhiều các lập luận của họ, họ thật ra chiếu cố một nhóm những kẻ man rợ hơn một nhóm những kẻ man rợ khác.
Điều này từ lâu đã là một luật bất thành văn về nghĩa vụ công của những nhà kinh tế rằng họ nên ủng hộ thương mại và đừng quá nhấn mạnh vào các chi tiết gây bất lợi. Điều này đã tạo ra một tình huống kì lạ. Những mô hình chuẩn của thương mại kết hợp với những gì các nhà kinh tế tạo ra thông thường có các hiệu ứng phân phối đậm nét: thu nhập bị mất bởi những nhóm nhất định các nhà sản xuất hay người lao động là mặt trái của “lợi ích từ thương mại”. Và các nhà kinh tế đã biết từ lâu rằng những thất bại thị trường – bao gồm sự vận hành tồi tệ của thị trường lao động, tính không hoàn hảo của thị trường tín dụng, những ngoại ứng của môi trường hay của tri thức, và những hình thức độc quyền – có thể của các lợi ích trên.
Họ cũng biết rằng những lợi ích kinh tế của hiệp định thương mại mà vượt qua các biên giới tác động đến các quy định trong nước - như với việc thắt chặt các quy tắc bằng sáng chế hoặc sự hài hoà các yêu cầu về sức khỏe và an toàn - về cơ bản là không rõ ràng.
Adam Smith (1723-1790)
David Ricardo (1772-1823)
Tuy nhiên, có thể tin tưởng các nhà kinh tế để lặp lại như vẹt về những kỳ công của lợi thế so sánh và tự do thương mại bất kỳ khi nào những hiệp định thương mại xuất hiện. Họ đã giảm nhẹ những mối quan ngại về phân phối một cách rất nhất quán, mặc dù bây giờ rất rõ ràng rằng tác động phân phối của, nói ngay, Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ hay sự gia nhập của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới là rất lớn đến những cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất ở Hoa Kỳ. Họ đã phóng đại tầm quan trọng của thu hoạch gộp từ những giao dịch thương mại, trong khi những thành quả như thế này đã tương đối ít ỏi ít nhất từ những năm 1990. Họ đã chấp nhận truyên truyền miêu tả những thỏa thuận thương mại hiện nay là “những hiệp định tự do thương mại”, mặc dù Adam SmithDavid Ricardo có thể sẽ đội mồ bật dậy nếu như họ đọc (Hiệp định) Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Cái giá phải trả cho sự miễn cưỡng giả vờ trung thực về thương mại này là các nhà kinh tế đánh mất sự tín nhiệm của công chúng. Còn tệ hơn, thái độ này bị đối thủ của họ khai thác. Sự thất bại của những nhà kinh tế trong việc cung cấp bức tranh đầy đủ về thương mại, với tất cả sự khác biệt và sự cảnh báo cần thiết, khiến cho việc lên án, thường là một cách sai trái, thương mại trở nên dễ dàng hơn, với tất cả dạng thức của các tác động tiêu cực.
Ví dụ, cho dù thương mại đã góp phần làm gia tăng sự bất bình đẳng thì nó chỉ là một yếu tố đóng góp cho xu hướng rộng đó – và gần như chắc chắn đó là một yếu tố tương đối thứ yếu, so với công nghệ. Nếu các nhà kinh tế tỏ ra thẳng thắn hơn về những điểm bất lợi của thương mại, có thể họ đã có sự tín nhiệm lớn hơn như những người trung gian trung thực trong cuộc tranh luận này.
Tương tự, chúng ta có thể đã có một thảo luận công khai sâu sát tình hình hơn về hệ thống bảo vệ xã hội nếu các nhà kinh tế sẵn sàng để thừa nhận rằng hàng nhập khẩu từ các nước mà quyền lao động không được bảo vệ đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm túc về công lý phân phối. Như vậy sẽ có thể phân biệt trường hợp các mức lương thấp ở những nước nghèo phản ảnh năng suất lao động thấp với những trường hợp vi phạm thật sự quyền của người lao động. Và phần lớn hơn của thương mại mà không tạo những mối quan ngại như vậy có thể sẽ không bị kết án là “thương mại không công bằng”.
Hơn nữa, nếu các nhà kinh tế lắng nghe những phê phán cảnh báo sự thao túng tiền tệ, sự mất cân bằng thương mại và mất việc làm, thay vì bám vào những mô hình không tính đến những vấn đề như thế, họ có thể đã có một chỗ đứng tốt hơn để chống lại những yêu sách quá đáng về những tác động bất lợi của những giao dịch thương mại lên việc làm.
Nói ngắn gọn, nếu các nhà kinh tế công khai với dư luận những cảnh báo trước, sự bất trắc và hoài nghi trong những cuộc hội thảo nội bộ, họ có thể trở thành những nhà bảo vệ tốt hơn nền kinh tế thế giới. Thật không may, nhiệt huyết của họ để bảo vệ thương mại chống những kẻ thù của nó đã phản tác dụng. Nếu những kẻ mị dân ra những tuyên bố vô lý về thương mại hiện đang thu được sự ủng hộ - và, ở Hoa Kỳ và các nơi khác, thực tế đã dành được quyền lực – thì những những nhà hàn lâm bảo vệ cho thương mại xứng đáng để ít nhất chịu một phần trách nhiệm.


Dani Rodrik là Giáo sư Kinh tế Chính trị quốc tế tại Trường Chính phủ John F.Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn sách The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (Sự phản biện Toàn cầu hóa: Dân chủ và Tương lai của Nền kinh tế thế giới) và, mới nhất, cuốn Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science (Những quy tắc kinh tế học: Những đúng đắn và Sai lầm của Khoa học buồn thảm).
Nguyễn Vũ Hoàng dịch
Nguồn: “Straight Talk on Trade”, Project-syndicate.org, on 15 November 2016
Print Friendly and PDF

14.2.17

Cuộc săn lùng gay go các “tin tức giả mạo”



CUỘC SĂN LÙNG GAY GO CÁC “TIN TỨC GIẢ MẠO”
Phân tích. Các vị đại diện chính trị và các phương tiện truyền thông phải chứng minh được nghị lực giống như nghị lực mà họ đã dùng để chất vấn các nền tảng mạng, nhằm lấy lại niềm tin của người dân.
“Facebook và Google, đặc biệt, từ nay đã được yêu cầu phải hành động để kiểm soát hành vi của những người sử dụng mạng của họ.” QUENTIN HUGON / WORLD
Phẫn nộ trước những tin tức giả mạo. Trong khi làn sóng cú sốc của việc Donald Trump đắc cử vẫn còn vang động, thì châu Âu đang tự động viên chống lại những “thông tin sai lệch”, được cho là đã đóng một vai trò trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và rằng cái bóng [của những thông tin sai lệch đó] đang trùm lên những cuộc bầu cử sắp tới được dự kiến diễn ra tại Pháp và Đức, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông truyền thống bị mất đi và những lo ngại về các hành động tuyên truyền của nước ngoài – đặc biệt là của Nga.
Đây là điều rất cần thiết, tinh thần nhận thức trên diện rộng này phải hết sức cảnh giác trước bất kỳ sự đơn giản hóa nào. Hiện tượngtin tức giả mạo không phải là điều mới xảy ra hôm qua, quy mô của nó rất khó đo lường, mối tương quan với kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không thể được xác định một cách chính xác, và bản thân khái niệm “thông tin sai lệch” – đề cập đến một nội dung không chính xác một cách cố ý, được trình bày dưới hình thức tin tức báo chí – ăn khớp với các tin tức thời sự khác, giống như một sự rải chất độc vì mục đích chính trị, một trò đánh lừa, một sự “thông tin lại” của phe cực hữu, một sự tìm kiếm số lượt truy cập và lợi nhuận một cách vộ độ...
Print Friendly and PDF

12.2.17

Xã hội học theo hướng hiện tượng học: Từ Alfred Schütz đến Peter Berger và Thomas Luckmann


Bài đã đăng Tạp chí Xã hội học, số 4 (132), 2015, tr. 140-152.
XÃ HỘI HỌC THEO HƯỚNG HIỆN TƯỢNG HỌC: TỪ ALFRED SCHÜTZ ĐẾN PETER BERGER VÀ THOMAS LUCKMANN
TRẦN HỮU QUANG[*] 

Tóm tắt: Hiện tượng học là môn triết học nghiên cứu về các bản chất, nhưng nó đặt các bản chất vào trở lại trong sự hiện hữu. Đối với khoa học xã hội, A. Schütz đã công nối kết lối tiếp cận hiện tượng học của E. Husserl với lối tiếp cận xã hội học thông hiểu của Max Weber, ông cho rằng các ngành khoa học xã hội cần coi lối tiếp cận hiện tượng học như một tiền đề nền tảng cho các công cuộc nghiên cứu của mình. Công trình xã hội học nổi tiếng của P. Berger và T. Luckmann, cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại, là một nỗ lực đi theo hướng này.

Hiện tượng học là một trào lưu triết học ra đời vào đầu thế kỷ 20 với Edmund Husserl. Chống lại quan điểm thực chứng, hiện tượng học là một dự án khoa học giúp nhà nghiên cứu mô tả được một cách căn bản những hiện tượng vốn tự trình hiện ra trước ý thức của con người, mục tiêu của nó là đi đến chỗ hiểu được bản chất của các hiện tượng “bản chất” ở đây không phải là những phẩm chất bí ẩn nằm trong các “hiện tượng”, mà là hình thái ý thể (ideal form, tức là ý niệm nằm trong đầu con người) về cái đang hiện diện trong đời sống hiện thực (Macey, 2001: 298; Akoun, Ansart, 1999: 397). Đây là một phương pháp nhằm khảo cứu một cách có hệ thống về ý thức. Theo Husserl, kinh nghiệm của con người chúng ta về thế giới được cấu tạo trong ý thứcbởi ý thức. Để truy nguyên tiến trình cấu tạo này, chúng ta phải gác lại tất cả những gì chúng ta biết về thế giới, và đặt ra câu hỏi là kiến thức nảy sinh như thế nào, hay bằng những tiến trình nào (Scott, Marshall, 2009: 562).
Trong bài này, vì có liên quan tới triết học hiện tượng học nên trước hết chúng tôi sẽ trình bầy khái lược về tư tưởng hiện tượng học phương pháp qui giản hiện tượng học của Husserl, sau đó là quan niệm của Alfred Schütz về việc áp dụng phương pháp hiện tượng học vào các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là ngành xã hội học, cuối cùng là lối tiếp cận hiện tượng học của công trình nổi tiếng của Peter Berger và Thomas Luckmann cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại (1966).
Print Friendly and PDF

11.2.17

Tám công ti truyền thông Pháp hợp sức với Facebook để chống lại các “tin tức giả mạo”



TÁM CÔNG TI TRUYỀN THÔNG PHÁP HỢP SỨC VỚI FACEBOOK ĐỂ CHỐNG LẠI CÁC “TIN TỨC GIẢ MẠO”

Mạng xã hội sẽ triển khai tại Pháp một hệ thống cảnh báo của người sử dụng mạng về một thông tin mà họ cho rằng có thể là sai lệch. Sau đó, thông tin này có thể được các đối tác truyền thông thẩm tra, trong đó có báo “Le Monde”.
Tám công ti truyền thông Pháp, trong đó có báo Le Monde, đã quyết định hợp tác với Facebook để làm giảm sự hiện diện của những thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Thông báo đã được công ti truyền thông của Mỹ đưa ra vào hôm Thứ hai 6 tháng 2, sau nhiều áp lực trong những tuần gần đây để chống lại sự gia tăng của các tin tức giả mạo, được nhiều người coi là một yếu tố nổi bật trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây tại Hoa Kỳ.
Cụ thể, dự án nhằm triển khai trong thời gian sắp tới tại Pháp một hệ thống tương tự như hệ thống đã được thiết lập vào tháng 12 tại Hoa Kỳ với sự hợp tác của năm công ti truyền thông (ABC News, AP, FactCheck.org, Politifact  Snopes), và sẽ sớm được triển khai tại Đức, với ban biên tập của Correctiv. Tại Pháp, ngoài báo Le Monde, các đối tác truyền thông khác là Agence France-Presse (AFP), BFM TV, France Télévisions, France Médias Monde, L’ExpressLibération và 20 Minutes. Tiếp theo sau nước Pháp, Facebook có kế hoạch tiếp tục triển khai ở các nước khác.
Hệ thống này cho phép người sử dụng, với một thể loại cảnh báo mới, “đưa lên” một thông tin mà họ nghĩ là sai lệch. Các đường liên kết cảnh báo sẽ được tập hợp trong một cổng thông tin, để các đối tác truyền thông có thể truy cập. Sau đó, các đối tác truyền thông này có thể thẩm tra những thông tin đó.
Print Friendly and PDF