30.5.17

William Baumol, người có lý thuyết kinh tế nổi tiếng giải thích thế giới hiện đại, đã qua đời

WILLIAM BAUMOL, NGƯỜI CÓ LÝ THUYẾT KINH TẾ NỔI TIẾNG GIẢI THÍCH THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI, ĐÃ QUA ĐỜI
Nhà kinh tế học William Baumol vào năm 2005.
William Baumol – một nhà kinh tế học vừa qua đời ở tuổi 95 – đã có một ý tưởng nổi tiếng, thường được biết đến là căn bệnh chi phí của Baumol, giải thích rất nhiều vấn đề về thế giới hiện đại của chúng ta.
Nó giải thích lý do tại sao người thợ cắt tóc tại San Francisco có thu nhập nhiều hơn người thợ cắt tóc tại Cleveland và tại sao giá cả các dịch vụ như chăm sóc y tế và giáo dục trở nên đắt đỏ hơn. Và nó mang lại một giải thích khả dĩ về lý do tại sao các nước giàu như Mỹ dành ngày càng nhiều lực lượng lao động cho các lĩnh vực dịch vụ năng suất thấp, kéo tụt tốc độ tăng trưởng năng suất trong toàn nền kinh tế.
Print Friendly and PDF

28.5.17

Trong khi theo đuổi lí tính, con người đã đánh mất một phần nhân tính của mình



TRONG KHI THEO ĐUỔI LÍ TÍNH, CON NGƯỜI ĐÃ ĐÁNH MẤT MỘT PHẦN NHÂN TÍNH CỦA MÌNH
Liệu chúng ta có đang tự huyễn hoặc chính mình để tôn thờ thần tượng sai lầm?
Hunter Maats, Katie O’Brien
Loài người thật đáng ngạc nhiên. Con người ta đã tạo ra công nghệ cho phép xử lí hàng ‘zetta byte’ [mỗi zetta byte bằng một ngàn tỉ giga byte] thông tin và in 3D. Những người liệt chi dưới đã có thể đi lại với sự hỗ trợ của bộ quần áo người máy, và những đứa trẻ sơ sinh khiếm thính đã có thể nghe được (lần đầu tiên) nhờ vào việc cấy ghép ốc tai và ta có thể xem tận mắt tất cả điều này trên kênh Youtube. Đáng ngạc nhiên nhất là việc ta hạ cánh thành công một tàu thăm dò xuống một ngôi sao chổi đang di chuyển với vận tốc 80.000 dặm/giờ [= 128.000 km/h]. Loài người đang đến gần với việc chinh phục thế giới vật chất này hơn bao giờ hết. Ta đã trở thành các chuyên gia trong việc chuyển biến các thách thức trong cuộc sống của mình trở nên dễ dàng hơn từ bệnh tật đến nguồn cung thực phẩm hay lao động tay chân.
Và bất chấp tất cả điều này, những cuộc bạo động vẫn nổ ra sau sự kiện ở Ferguson, bang Missouri [Mỹ]. Tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS tiếp tục giành lãnh thổ ở Trung Đông và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân ở các nước phương Tây. Làm sao có thể bất chấp tất cả tiến bộ đã đạt được, mà ta vẫn dậm chân tại chỗ trong việc giải quyết các vấn đề xưa-cũ như chủ nghĩa khủng bố, nghèo đói, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giáo dục, hoặc môi trường? Tại sao chúng ta lại có vẻ như đang ngày càng xa rời việc giải quyết các vấn đề đời thường nhất mà loài người phải đối mặt, trong khi đang có nhiều nguồn lực đầu tư hơn bao giờ hết cho phép ta tiếp cận các vấn đề từ quan điểm kĩ thuật, khoa học, hoàn toàn thuần lí?
Phải chăng, trong sự hứng khởi về sự tiến bộ công nghệ của mình, chúng ta đang tự huyễn hoặc chính mình để tôn thờ thần tượng sai lầm (false idol)[1]. Ta đã chìm sâu đến mức ám ảnh vào công nghệ, rô-bốt học, dữ liệu lớn (big data) — đó là những thứ lạnh lùng, [đầy các con số] tính toán và duy lí mà ta quên mất rằng thứ tài sản quý giá nhất ta có để giải quyết các vấn đề của loài người chính là nhân tính (humanity) của ta.
Print Friendly and PDF

26.5.17

Phỏng vấn Robert Barro

PHỎNG VẤN ROBERT BARRO

Brian Snowdon, Howard VanePeter Wynarczyk
Robert Barro sinh tại New York năm 1944. Ông đỗ BSc (về vật lí) tại Cal Tech năm 1965 và PhD kinh tế tại đại học Harvard vào năm 1969. Ông đã giảng dạy trong nhiều đại học, đại học Brown (1968-72), Chicago (1973-75 và 1982-84) và Rochester (1975-1982). Ông từng là Visiting Fellow tại Hoover Institution của đại học Standford (1977-78). Từ 1988, ông là giáo sư kinh tế tại đại học Harvard.
Giáo sư Barro được thừa nhận là một nhà kinh tế vĩ mô Mĩ hàng đầu và là một trong những kiến trúc sư của kinh tế học cổ điển mới. Trong số những quyển sách nổi tiếng nhất của ông có thể kể: Money, Employment and Inflation (Cambridge University Press, 1976), viết chung với Herschel Grossman. Money, Expectations and Business Cycle (Academic Press, 1981), Modern Business Cycle (Harvard University Press, 1989), chủ biên Robert Barro và Macroeconomics (Wiley, 4th edition, 1993).
Print Friendly and PDF

25.5.17

Niết bàn của các nhà kinh tế học (3): Các hiệu ứng



Niết bàn của các nhà kinh tế học (3):

CÁC HIỆU ỨNG

Xin được nói rõ: các nhà kinh tế đã sáng tạo hoặc tưởng tượng cả khối hiệu ứng (hiệu ứng tích tụ, tập huấn, bất ngờ, lấn thế, thu nhập, giá cả...). Chúng tôi chỉ đề cập dưới đây những hiệu ứng mang tên của những tác giả đã xây dựng chúng.
Hiệu ứng Balassa (hay hiệu ứng Balassa-Samuelson)
Ở những nước nghèo, giá cả đi xe taxi, giá cả ăn uống ở nhà hàng và giá cả các dịch vụ khác của địa phương đặc biệt rẻ so với giá cả ở những nước như Pháp hay Hoa KỳTại sao? Đối với Bela Balassa (1928-1991), một nhà kinh tế học người Hungary từng làm việc tại Hoa Kỳ cùng với Paul A. Samuelson (được “giải thưởng Nobel kinh tế” năm 1970), điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Một phần khác của câu trả lời xuất phát từ tỷ giá hối đoái có hiệu lực tại quốc gia đó. Tỷ giá hối đoái được xác định bởi nhu cầu cân đối các hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng những người lao động sản xuất ra các hàng hoá xuất khẩu, nói chung, có năng suất lao động thấp hơn đáng kể so với những người lao động ở Pháp, dẫn đến tỷ giá hối đoái thấp hơn giữa nước có liên quan và Pháp, nếu không thì giá bán các sản phẩm được Pháp nhập khẩu sẽ đắt quá và sẽ không bán được hoặc bán không nhiều.
Print Friendly and PDF

23.5.17

Kinh tế học vĩ mô mới



KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MỚI

New Macroeconomics
® Giải Nobel: FRIEDMAN, 1976 HAYEK, 1974 LUCAS, 1995
Có lẽ ngày nay việc giảng dạy kinh tế vĩ mô là khó hơn cách đây ba mươi hay bốn mươi năm trước khi mà phân tích dựa trên một mô hình keynesian đơn giản hoá: biểu đồ 450, rồi mô hình IS-LM (hay mô hình Hicks-Hansen) được bổ sung trước tiên bằng một đường Phillips rồi sau đó tính đến những quan hệ với nước ngoài, thường là trong khuôn khổ của mô hình Mundell-Fleming, vốn chỉ là một biến thể của mô hình IS-LM.
Mô hình của sự tổng hợp và việc xét lại mô hình này
Trong nhiều thập niên, trình bày trên là cơ sở của kinh tế học vĩ mô. Cho đến tận những năm 1960, người ta chủ yếu quan tâm đến việc cải tiến và tinh vi hoá những hàm kinh tế vĩ mô chính (hàm tiêu dùng, hàm đầu tư, v.v.). Người ta chứng minh, với giả thiết tính cứng nhắc của lương danh nghĩa, rằng những kết quả keynesian chính hoàn toàn tương hợp với một mô hình tân cổ điển truyền thống. Do điều thường được chấp nhận là lương còn xa mới linh hoạt trong ngắn hạn, nên hình như là một điều tự nhiên khi xem rằng lí thuyết keynesian là xác đáng cho việc nghiên cứu những biến động và mất cân bằng ngắn hạn, còn mô hình cân bằng chung vẫn còn xác đáng để phân tích dài hạn; như thế người ta có thể là một nhà keynesian trong ngắn hạn và là một nhà tân cổ điển trong dài hạn; đó là điều được gọi là trường phái của sự tổng hợp.
Print Friendly and PDF

20.5.17

Những bài học về các cuộc khủng hoảng tiền tệ

NHỮNG BÀI HỌC VỀ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ

Jacques ADDA
Vốn mang bản chất và cường độ khác nhau, mỗi cuộc khủng hoảng tiền tệ đòi hỏi những biện pháp khắc phục phù hợp. Nhưng tất cả cho thấy sự mong manh của mối quan hệ xã hội mà đồng tiền dựa vào.
Nói về cuộc khủng hoảng tiền tệ, là gợi lên tính mong manh của khế ước xã hội mà dựa trên đó hình thành nên tiền tệ. Về mặt lịch sử, ban đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức một loại hàng hóa đặc biệt, thường là một kim loại quý, được chấp nhận như là một phương tiện để thanh toán các khoản nợ được thỏa thuận trong các giao dịch trao đổi (giao dịch thương mại) hoặc ngoài giao dịch trao đổi (các khoản nợ tài chính) và được lưu giữ như là một tài sản dự trữ có giá trị. Giá trị nội tại của đồng tiền, được xác định qua trọng lượng, là cái đảm bảo khả năng thanh toán của nó. Đồng tiền có thể được kiểm định qua cân lượng và được đảm bảo khi mà việc phát hành tiền tệ mang tính tập trung và được một quốc vương bảo đảm, với dấu ấn của người trên mặt sau của đồng tiền.
Print Friendly and PDF

16.5.17

GMO: một báo cáo quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ bị hoen ố bởi các xung đột lợi ích


GMO: MỘT BÁO CÁO QUAN TRỌNG CỦA VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC HOA KỲ BỊ HOEN Ố BỞI CÁC XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
Tháng 5 năm 2016, định chế [Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ] đã đưa ra một báo cáo rất được chờ đợi về những điều có lợi và bất lợi tiềm tàng của các loại cây trồng biến đổi gen. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã làm rõ những xung đột lợi ích không được công bố trong hội đồng được tuyển chọn để tiến hành cuộc giám định.
Tháng 5 năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo rất được chờ đợi về các loại cây trồng biến đổi gen. Bản báo cáo tổng kết khoa học này, được công bố công khai trên toàn thế giới – kể cả trên tờ Le Mondeđã kết luận rằng không có nguy cơ về sức khỏe và môi trường từ các loại cây biến đổi gen được thương mại hóa, nhưng lại nhấn mạnh đến sự thiếu vắng các lợi ích về lợi nhuận.
Print Friendly and PDF

14.5.17

Hữu hạn và vô cùng

Khoa học kỹ thuật và văn hoá ‒ 4

HỮU HẠN VÀ VÔ CÙNG

Hàn Thuỷ

“Nắm bắt tư tưởng khoa học hiện đại trong biện chứng của nó...”
(Gaston Bachelard, le nouvel esprit scientifique)

1. Biện chứng và khoa học

Biện chứng? khái niệm sơ đẳng này của người học triết hay làm khoa học nhân văn là cái gì vô cùng bí hiểm với phần đông người làm khoa học chính xác (trong đó có tác giả), vậy xin cứ mạn phép múa rìu qua mắt thợ mà tự hỏi biện chứng là cái gì vậy?. Suy theo từ nguyên thì ‘biện chứng’ dịch chữ ‘dialectique’, phiên âm chữ Hy lạp ‘dialektikè’; chữ này gồm ba gốc: ‘dia’ là có hai bên, ‘lexis’ là ngôn từ và ‘technè là cái cách, cái thuật. Tóm lại trong văn hoá Hy Lạp cổ đại ‘dialectique’ có nghiã là nghệ thuật biện luận, tranh luận giữa hai bên, ‘technique de dialogue; rõ ràng một nguồn gốc rất ư ‘nhân văn’. Bước thứ hai cũng rất nhân văn là quan niệm của Platon, theo đó biện chứng là sự trao đổi những ý kiến đối chọi để đi đến đồng ý trên một cái nhìn cao hơn, bao quát hơn dung hoà được cả hai bên (theo dictionnaire de la philosophie, Jacqueline Russ chủ biên, nxb Armand Colin). Từ đó đẻ ra ba ngôi: chính đề, phản đề, tổng hợp; phương pháp làm luận văn được giảng dạy trong trường trung học; đến bước thứ ba này thì cái ‘hai bên được trừu tượng hoá, nó lẩn vào trong tư tưởng của một người để trở thành một phương pháp suy luận. Bước thứ tư: tại sao phương pháp suy luận biện chứng tỏ ra có hiệu quả, hay ít ra là có một sức hấp dẫn mãnh liệt? phải chăng vì nó thể hiện được cuộc đời? bản thân cuộc đời biến chuyển theo dòng biện chứng, nó chứa đầy các khía cạnh mâu thuẫn đồng hiện hữu nhưng đối chọi nhau, theo thời gian có thể phủ định lẫn nhau và có thể làm nảy sinh các hiện tượng khác. Các nhà tư tưởng biện chứng nhìn đâu cũng thấy mâu thuẫn, phủ định, phủ định của phủ định, v.v. dù anh theo triết thuyết duy tâm tư tưởng có trước hay anh theo triết thuyết duy vật vật chất có trước! Ðến đây thì thế giới tư tưởng và thế giới vật chất khách quan được hoà vào trong một quan hệ khó tách rời, đó là quan hệ... biện chứng giữa cái trừu tượng và cái cụ thể.
Print Friendly and PDF

12.5.17

MERTON Robert C., sinh năm 1944

Robert Merton (1910-2003)

MERTON Robert C., sinh năm 1944

Damien Gaumont
Robert C. Merton sinh tại New York, Hoa Kì, năm 1944. Ông đỗ cử nhân toán cho các nhà kĩ sư của đại học Columbia năm 1966, rồi Master of Sciences về toán ứng dụng của California Institute of Technology năm 1967 trước khi tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế học của Massachussetts Institute of Technology năm 1970. Từ 1968 đến 1970 ông là phụ tá của Paul Samuelson (Nobel 1970) và là giảng viên tại khoa kinh tế của MIT từ 1969 đến 1970, rồi giảng viên về tài chính từ 1970 đến 1973, phó giáo sư từ 1973 đến 1974 rồi giáo sư tại Sloan School of Management tại MIT từ 1974 đến 1988. Giáo sư thỉnh giảng của đại học Harvard từ 1987 đến 1988, rồi tại đại học Nantes, Pháp, năm 1993, ông là giáo sư Harvard kể từ 1988. Song song với những văn bằng về tài chính, ông tốt nghiệp Master of Arts của đại học Harvard năm 1989, tiến sĩ luật của đại học Chicago năm 1991 là tiến sĩ danh dự của HEC ở Pháp năm 1995, của đại học Lausanne, Thuỵ Sĩ năm 1996, đại học Paris-Dauphine, Pháp năm 1997 và đại học quốc gia Tôn Dật Tiên ở Trung quốc năm 1998.
Print Friendly and PDF

10.5.17

William J. Baumol, một nhà kinh tế học không chạy theo thời thượng

William Baumol (1922-2017)

WILLIAM J. BAUMOL, MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC KHÔNG CHẠY THEO THỜI THƯỢNG

Gilles Dostaler
Nhà kinh tế học người Mỹ William Jack Baumol đã qua đời vào ngày 04 tháng 5 năm 2017, hưởng thọ 95 tuổi. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Những suy ngẫm của ông về năng suất và lý thuyết thị trường tranh chấp là những đóng góp chính. Năm 2008, Gilles Dostaler, nhà sử học về tư tưởng kinh tế và cộng tác viên của trang Alternatives Economiques, đã viết một bài về William Jack Baumol trong loạt bài của ông về những nhân vật vĩ đại trong tư tưởng kinh tế, mà chúng tôi xin đăng lại dưới đây.
Jack William Baumol là một trong những nhà kinh tế có nhiều bài viết nhất thuộc thế hệ của ông. Ông là tác giả của khoảng 500 bài báo khoa học và 35 cuốn sách, sách là phương thức truyền bá ý tưởng, trong kinh tế học, ngày càng ít được áp dụng. Các đóng góp của ông thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng nhất: kinh tế học phúc lợi, kinh tế học tiền tệ, động thái và tăng trưởng, kinh tế học công nghiệp, kinh tế học môi trường, chính sách kinh tế, kinh tế học đô thị, kinh tế học nghệ thuật, lịch sử tư tưởng kinh tế. Ông đã xuất bản một hợp tuyển các bài viết kinh điển về kinh tế toán học, kể từ thế kỷ 18.
Print Friendly and PDF

8.5.17

Công nghệ và bất bình đẳng


CÔNG NGHỆ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG

Kenneth Rogoff
CAMBRIDGE - Đến tận bây giờ, cuộc cách mạng không ngừng nghỉ của công nghệ và toàn cầu hóa đã có vai trò to lớn hỗ trợ cho lao động trình độ cao, góp phần đào sâu trên khắp thế giới những mức kỷ lục về sự bất bình đẳng thu nhập và của cải. Liệu sự kết thúc của trò chơi có khởi động lại cuộc chiến giai cấp, với những chính phủ dân túy đang dần nắm lấy quyền lực, ưu tiên tối đa cho sự phân phối lại thu nhập, và khẳng định sự kiểm soát lớn hơn của nhà nước trên hoạt động kinh tế?
Không có gì phải nghi ngờ khi cho rằng sự bất bình đẳng thu nhập là mối đe dọa đơn lẻ lớn nhất đến sự ổn định xã hội trên khắp thế giới, dù là ở Hoa Kỳ, ngoại vi Châu Âu, hay là Trung Quốc. Song thật dễ dàng để quên đi là những lực của thị trường, nếu được phép tác động, có thể cuối cùng giữ một vai trò làm ổn định (xã hội). Nói một cách đơn giản là khi tiền thưởng trả cho người lao động có tay nghề cao càng lớn, thì doanh nghiệp càng có động cơ để tìm cách tiết kiệm việc sử dụng tài năng của họ.
Print Friendly and PDF

6.5.17

Tiền tệ phải chăng là hàng hoá?

Mác và kinh tế thị trường (I)

TIỀN TỆ PHẢI CHĂNG LÀ HÀNG HOÁ?

Trần Hải Hạc
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, từ “chủ nghĩa tư bản” hình như cũng biến mất theo, nhường chỗ cho từ “kinh tế thị trường” để trở thành phạm trù đầu lưỡi của mọi người khi bàn luận về kinh tế. Tại Việt Nam, điều này rõ ràng hơn ở nơi nào hết.
Sự thay thế từ ngữ thường hàm ý một sự phân biệt: chủ nghĩa tư bản xem như là một phạm trù tiêu cực, còn kinh tế thị trường là một phạm trù, nếu không có tính tích cực, thì cũng trung tính. Với hàm ý đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra khái niệm “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” (tương đương với khái niệm “kinh tế xã hội chủ nghĩa thị trường” của Đảng cộng sản Trung Quốc).
Song việc thay đổi từ ngữ không thể không có hậu quả trong nội dung lý luận: Chủ nghĩa tư bản phải chăng đồng nghĩa với khái niệm kinh tế thị trường hiểu theo nghĩa một nền kinh tế trong đó thị trường điều tiết tất cả? Hay đằng sau sự thay thế từ ngữ còn là sự thay thế lý luận về chủ nghĩa tư bản của Các Mác bởi lý luận về kinh tế thị trường của chủ nghĩa tự do kinh tế?
Luận điểm của bài viết dưới đây là. Những hạn chế của lý luận mácxít – đặc biệt trong phân tích về tiền tệ và về sức lao động – có nhiều điểm tương đồng với những giới hạn của kinh tế học tự do chủ nghĩa cổ điển và tân cổ điển. Cho nên một sự nhận thức phê phán lý luận về chủ nghĩa tư bản của Mác đồng thời cũng là sự phê phán nhận thức về kinh tế thị trường của kinh tế học thống trị. Đó còn là điều kiện để lý luận của Mác tiếp tục khẳng định tính chất của nó là “phê phán khoa kinh tế chính trị” – tiểu tựa của bộ Tư bản và của hầu hết các tác phẩm kinh tế khác của Mác.
Print Friendly and PDF

4.5.17

Theo IMF: Toàn cầu hóa nền tài chính nuôi dưỡng sự bất bình đẳng


THEO IMF: TOÀN CẦU HÓA NỀN TÀI CHÍNH NUÔI DƯỠNG SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG
Christian Chavagneux
Khu ổ chuột ngay sát khu phố thương mại Makati ở Manila (Philippines). Tại các nước mà khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là điều khó khăn đối với một bộ phận dân cư, thì sự bất bình đẳng gia tăng đáng kể. ©PETER BIALOBRZESKI/LAIF-REA
Đối với các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), không còn nghi ngờ gì nữa: khi một nước mở cửa nền kinh tế của mình để đón nhận những làn gió đầu tư tài chính lớn trên thế giới, thì sẽ có sự gia tăng bất bình đẳng xã hội. Đó là kết luận của một nghiên cứu thực nghiệm tại 149 nước trong giai đoạn 1970-2010.
Print Friendly and PDF

2.5.17

Thế giới cho tới Ngày hôm qua: Chúng ta Có thể Học được gì từ các Xã hội Truyền thống


THẾ GIỚI CHO TỚI NGÀY HÔM QUA: CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ CÁC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG

Jared Diamond
Tóm lược
Thế giới cho tới Ngày hôm qua khám phá những bài học mà con người hiện đại có thể tiếp thu từ những xã hội săn bắt-hái lượm nguyên thủy vốn đã hiện diện trên trái đất này trước khi các nhà nước tập quyền xuất hiện.
Đối tượng nào nên đọc bản tóm tắt này?
  • Bất cứ ai quan tâm đến đời sống từ hàng chục ngàn năm trước đây đã diễn ra như thế nào
  • Bất cứ ai muốn tìm hiểu về các bài học mà những nhóm người săn bắt-hái lượm đơn giản có thể dạy cho ta trong xã hội hiện đại
Print Friendly and PDF

1.5.17

Tòa án Monsanto: công ty Mỹ bị kết tội vi phạm các quyền con người



TÒA ÁN MONSANTO: CÔNG TY MỸ BỊ KẾT TỘI VI PHẠM CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
Sáu tháng sau phiên tòa công dân tố cáo công ty khổng lồ về hoá chất nông nghiệp, vào hôm thứ ba, các thẩm phán đã đưa ra “ý kiến ​​có tính tham vấn” và yêu cầu nền luật pháp quốc tế công nhận nạn phá huỷ môi trường thiên nhiên. LE MONDE | 18.04.2017
Tại tòa án Monsanto ở La Haye (Hà Lan), tháng mười 2016, năm vị thẩm phán quốc tế đang nghe các nhân chứng từ khắp nơi trên thế giới
Kết luận của Tòa án quốc tế Monsanto mang tính chung thẩm. Công ty Mỹ chuyên ngành công nghệ sinh học nông nghiệp đã bị công nhận có tội ác vì những hoạt động gây phương hại đến nhiều quyền con người.
Công ty bị buộc tội chống lại nhân loại và tội ác phá huỷ môi trường thiên nhiên, đặc biệt bị quy tội thương mại hóa các sản phẩm độc hại từng gây ra cái chết của hàng ngàn người, chẳng hạn như chất polychlorinated biphenyls (PCB), glyphosate – được sử dụng trong các loại thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ Roundup được công ty đa quốc gia này thương mại hóa hoặc axit 2,4,5-trichlorophenoxyacetic, tạo ra “chất độc da cam”, một loại thuốc diệt cỏ được quân đội Mỹ phun bằng máy bay trong chiến tranh Việt Nam.
Print Friendly and PDF